Giải bài không theo cách của Thầy?

  1. Giáo dục

Sáng nay, khi ngồi nói chuyện với các gia sư. Các bạn chia sẻ về vấn đề hiện nay, mà xưa nay lúc mình học phổ thông vẫn gặp.
Vấn đề "Học sinh giải bài không theo cách của thầy dạy trên lớp, kết quả đúng, nhưng Thầy không chấp nhận - Vậy thì em tự học theo cách của em luôn đi, cần gì Thầy dạy?"
Các bạn thấy sao về vấn đề/ thực trạng này?
Theo mình thì, con suy nghĩ/ tư duy là còn sống.
Vậy tại sao lại gò bó tư duy, lại giới hạn tư duy như vậy. Tư duy/ suy nghĩ/ ý tưởng không đúng cũng không sai, nó chỉ phù hợp trong phạm vi nào thôi. Chúng ta phải khoanh vùng phạm vi đó để ứng dụng.

Trong trường hợp này, học sinh giải bài tập theo một phương pháp khác, kết quả đúng. Nhưng không khớp với phương pháp Thầy. Đây là một điểm yếu của việc học trên trường hiện nay, học sinh phụ thuộc vào kiến thức của Thầy. Kiến thức chuyên môn của từng người thì có giới hạn, vậy học sinh sẽ phụ thuộc vào ngưỡng giới hạn này, nếu bị gò bó như vấn đề trên.

Câu hỏi đặt ra cần thảo luận là, tại sao giáo viên buộc học sinh phải sử dụng đúng phương pháp của mình và tư duy giống mình?

Thực tế là, hiện nay học sinh có rất nhiều kênh để tiếp cận những cách học mới, phương pháp mới, điều này giúp học nâng cao khả năng tự định hướng phương pháp tự học riêng. Nhưng rào cản ở đây là giáo viên trên lớp.
-----------------------

PANDU.VN


Từ khóa: 

giáo dục

Em nghĩ vấn đề đặt ra ở đây là mục đích của bài tập là gì. Vì có đôi khi, bài tập là để học sinh hiểu được về phương pháp X. Nếu học sinh dùng phương pháp Y cao cấp hơn để giải, thì vẫn chưa đạt được mục đích của bài tập đề ra.

Bởi em đã gặp tình trạng tương tự, khi ngày xưa dùng kiến thức Đại số để giải bài toán cấp 1 cho trẻ con (đặt nghiệm x, nhưng ở cấp 1 không làm thế, mà là viết lời giải, bài toán chân gà chân chó ý ạ)

Trả lời

Em nghĩ vấn đề đặt ra ở đây là mục đích của bài tập là gì. Vì có đôi khi, bài tập là để học sinh hiểu được về phương pháp X. Nếu học sinh dùng phương pháp Y cao cấp hơn để giải, thì vẫn chưa đạt được mục đích của bài tập đề ra.

Bởi em đã gặp tình trạng tương tự, khi ngày xưa dùng kiến thức Đại số để giải bài toán cấp 1 cho trẻ con (đặt nghiệm x, nhưng ở cấp 1 không làm thế, mà là viết lời giải, bài toán chân gà chân chó ý ạ)

Nó đến từ phương pháp học tập khác nhau. Một bên đề cao việc tự học, tự trải nghiệm khám phá bản thân. Một bên đề cao sự bắt trước, làm theo thầy cho nhuần nhuyễn trước khi sáng tạo. Mình không nghĩ phương pháp nào có vấn đề hay giới hạn gì đâu, nó phù hợp ai và mục tiêu là gì mà thôi.

Hôm trước mình có nói chuyện với một bạn về việc nên bắt trước hay nên sáng tạo. Thực tế tất cả mọi sự sáng tạo đều phải bắt đầu từ bắt trước. Người ta vẫn thường có câu, không nên sáng tạo từ số không, hãy sáng tạo từ số bảy. Ý là khi đã có khả năng bắt trước 70% thì hãy nghĩ tới việc sáng tạo. Sáng tạo sớm sẽ tốn rất nhiều chi phí sai lầm (thời gian và tiền bạc). Dĩ nhiên ngưỡng 70% này là tương đối. Có người thích sáng tạo từ số 5, có người thích giống 90%. Với mỗi người họ sẽ đều có ngưỡng khác nhau. Rõ ràng càng sáng tạo sớm thì càng có nhiều cơ hội để tạo ra như thứ mới mẻ tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng rất tốn thời gian chi phí.

Quay lại phương pháp đề cao tự học hay tự hiểu, và phương pháp học tập đề cao sự bắt trước, chép bài nghe giảng. Cả hai phương pháp đều vẫn cho phép sáng tạo nhưng ở các ngưỡng khác nhau nhiều. Với các thầy cô được đào tạo trong nền giáo dục kiểu cũ thì đề cao sự bắt trước hơn, và họ tin vào tính đúng đắn, hiệu quả của nó. Kiểu tự học sáng tạo thực ra sẽ tốn nỗ lực lớn hơn rất nhiều từ cả phía thầy và trò, nhưng kết quả cuối cùng thu được lại sẽ tuyệt vời hơn, hoặc tệ hơn rất nhiều nếu không đủ thời gian và sự quan tâm.

Như mình nghĩ thì vấn đề ở đây không nằm ở cách làm mà ở thái độ cầu thị của người học sinh. Ít nhất thì như mình, từ bé đến lớn đi học thầy cô làm theo cách khác mình học lỏm ở chỗ khác cũng nhiều, mà chắc may hơn xui chả bị thầy cô nào nói như trên cả.

Biết làm là một chuyện, tôn trọng lắng nghe thầy cô giảng là một chuyện khác. Tôn trọng như thế chắc chắn cách làm của học sinh sẽ được thầy cô tôn trọng.