[Giả sử] Triệu Đà hồi xưa cần phải làm gì để lịch sử hậu thế ở Việt Nam công nhận là vua Việt Nam chính thống?
Quan điểm 1 là quan điểm của các nhà sử học thời phong kiến ví dụ là Bình Ngô Đại Cáo có nhắc đến Triệu.
Quan điểm 2 là coi Triệu Đà là kẻ xâm lược (theo nguyên tắc Vua nước Việt phải là người Việt), đây cũng trở thành quan điểm chính thức của nền sử học Việt Nam thời hiện đại.
Tôi có thắc mắc giả sử Triệu Đà hồi xưa cần phải làm gì để quan điểm 2 công nhận là vua chính thống ở Việt Nam. Tôi đồng ý quan điểm sử gia hiện đại là Triệu Đà người Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam nhưng theo tôi biết nhà Triệu vẫn không bóc lột dân Việt Nam sau khi Âu Lạc sụp đổ. Do vậy tôi thắc mắc Triệu Đà và nhà Triệu cần làm gì thêm nữa để lịch sử hậu thế ở Việt Nam công nhận là vua chính thống ở quan điểm 2?
PS:
Cá nhân tôi cũng không công nhận Triệu Đà là vua Việt Nam. Nhưng do tôi đọc bài viết này về nguồn gốc nhà Lý và nhà Trần nên hơi phân vân.
"Nên nhà Trần có gốc Mân Việt hay Quế Lâm, thì cũng là cư dân có nguồn gốc từ cộng đồng tộc Việt trong lịch sử."
lịch sử
Nói tóm gọn: Triệu Đà không cần làm thêm gì cả để được công nhận.
Nói sâu thì nó như thế này có thể hơi dài nhưng buộc phải thế:
Triệu Đà là người từ phương Bắc xuống nhưng cũng không chắc là người Hán, cũng như Lưu Bang người sáng lập nhà Hán sinh ra tại đất Sở nên chưa chắc là người gốc Thương-Hán. Vậy chính sử Trung Quốc ngày nay có coi Lưu Bang là 1 vị vua chính thống của Trung Quốc không, dĩ nhiên là có rồi. Sở dĩ tôi nói Triệu Đà là người Phương Bắc nhưng chưa chắc là người Hán là vì, tôi muốn đặt ra một câu hỏi người Hán là gì, từ đâu mà ra, người Việt là gì từ đâu mà ra.
Chúng ta hãy cùng quay về quá khứ:
Con người thì từ châu phi mà di cư ra khắp thế giới
nhánh di cư màu đỏ có bộ phận tới Việt Nam trở thành người Hoabinhian
sau đó tiếp tục phân nhánh thành các dân tộc khác của Đông Nam Á và châu Úc một bộ sau hàng ngàn năm phát triển thành người Tiền Việt
Tuy nhiên đến những năm 20k TCN cho đến năm 10k TCN rơi vào chu kỳ biển tiến do quỹ đạo Mặt Trời gần Trái Đất nhất dẫn đến băng hai cực tan trong khoảng 10000 năm mực nước biển đã dâng 100m và nhấn chìm rất nhiều lục địa toàn bộ đồng bằng bắc bộ chìm dưới đáy biển và rất nhiều nơi trên thế giới bị nhấn chìm (trong kinh thánh nó được thần thánh hóa thành đại hồng thủy)
Sau đó nước biển rút dần khoảng năm 8 000 TCN. các con cháu (các chi vua Hùng) dẫn theo người dân di cư theo các con sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya và mang theo văn hóa nông nghiệp :
+Như nhánh theo dòng Hoàng Hà gọi là Hạ sau này là nhà Hạ
+Theo nhánh sông Hoài, sông Vị sau này phát triển thành các quốc gia như Sở (Điều chú ý là Vua nước sở cũng gọi Hùng Vương), Việt (Câu Tiễn), Ngô.
+Theo nhánh Sông Dương Tử có Âu Việt, Nam Việt, Đông Việt, Mân Việt (tổ tiên nhà Trần)...
+Theo nhánh sông Đà có Điền Việt (Vân Nam) và Lạc Việt trở về nơi phát tích của người tiền Việt trước Nạn biển Tiến, phát triển thành Văn hóa Phùng Nguyên sau đó là văn hóa Đông Sơn tại Đồng Bằng Sông Hồng.
Cũng có nhánh đi theo sông Cửu Long nhưng rất ít hoặc bị các giống dân khác đồng hóa (ví dụ như Ailao, khmer hay Nam Đảo...) Tuy nhiên sau này người ta đã phát hiện được nhiều trống đồng ở khu vực nay là Đồng bằng sông Cửu Long nhưng họa tiết không giống trống đồng Đông Sơn của Lạc Việt.
Vào năm 1776 TCN thì Nhà Thương một bộ tộc du mục, đã quen với việc chiến đấu là tổ tiên của người Hán Gốc, đã đánh vào nhà Hạ (một chi của người Việt Cổ theo sông Hoàng Hà), sau đó chiếm luôn văn hóa nhà Hạ (văn hóa nông nghiệp, thờ thần nông, lịch nông vụ hay âm lịch) và cải biến nó làm văn hóa của mình, sau đó tự đồng hóa người Thương với người Hạ chịu quy phục, những người không chịu quy phục thì chạy về phương Nam, số cồn lại chạy ra bán đảo triều tiên sống ẩn dật sau này cùng với các giống dân khác lập ra Cổ Triều Tiên
Sau Nhà Thương rồi đến Chu, Tần
Sau khi nước Sở Thua quân Hán của Lưu Bang thì tiếp tục quá trình đồng hóa lần 2
Nhà hán tiếp tục công cuộc cải biến Văn Hóa thu nhặt được và tạo ra Văn Hóa Hán, lấy Đế Hoàng là tổ phụ của mình
Những người đất Sở chịu quy phục sẽ bị đồng hóa và những người không chịu quy phục lại tiếp tục chạy về phương Nam về Nam Việt và người thống nhất Bách Việt để chống lại sự bành trướng của nhà Hán là vua Nam Việt tên "hắn" là Triệu Đà, sau khi Triệu Đà mất thì Nam Việt cũng suy yếu và sụp đổ dẫn đến quá trình đồng hóa lần 3, nhưng cả thảy Nam Việt cũng tồn tại được gần 100 năm.
Sau khi Nam Việt mất thì Người Hán chiếm luôn đất của Bách việt bao gồm cả Lạc Việt nhưng do lãnh thổ quá rộng lớn và tốc độ chinh phục đất mới nhanh hơn rất nhiều tốc độ sinh sản và di dân của người gốc Hán nên người Hán buộc phải để dân Bản Xứ tự trị (sự di dân hán về phía Nam chỉ thực sự lớn vào thời nhà Nam Tống khi nhà Tống thua nhà Kim của người Nữ Chân). Vấn đề tự trị này càng mạnh mẽ ở Vùng đất của Lạc Việt vốn núi cao hiểm trở xa cách Kinh Thành việc báo tin giữa kinh thành và Lạc Việt cũng tốn cả gần 2 tháng trời và gần như chỉ có 1 con đường để tiến vào đó là ải Nam Quan
Dù Quân Hán có đại quân đánh đâu thắng đó nhưng không giữ được và quân lính dần rệu rã do người Việt trốn trong rừng và đánh du kích, để tránh đổ máu vô ích mà vẫn thu lợi được từ vùng đất Lạc Việt nhà Hán đã cho tự trị tức là quan lại địa phương vẫn là người Việt chỉ có quan lại cấp tỉnh mới và người gốc hán và được quân Hán bảo đảm, người Việt có nghĩa vụ phải nộp sưu thuế, sản vật ngon quý hiếm phải cống sang cho nhà Hán có thể kể đến như trái vải dẫn đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), bất cứ khi nào quá hà khắc thì dân chúng lại khởi nghĩa thì người Hán lại dùng 'cây gậy và củ cà rốt' để duy trì trật tự. Và sau 1000 năm thì vùng nam sông Dương Tử đã bị đồng hóa tương đối khoảng 70% còn vùng Lạc Việt thì gần như không bị đồng hóa, thứ duy nhất bị đồng hóa là chữ viết, nhưng chữ viết thì chỉ có quan lại dùng, và dân chúng thì phần lớn không ai biết chữ Hán, và các chức quan lại cấp nhỏ thậm chí không thể giao tiếp trực tiếp với quan lại người hán do khẩu âm khác nhau cho dù cùng chữ viết, nên nhiều khi để giao tiếp với quan lại nhà Hán họ đa phần phải dùng ‘’bút đàm’’ hoặc thông dịch.
Lạc Việt chính là nơi cuối cùng mà những người ở những tộc Việt khác không chịu quy phục người Hán di dân tới trong cả ngàn năm, nên Lạc Việt là nơi kết tinh văn hóa, trí tuệ của rất nhiều tộc Bách Việt, nhiều dân tộc Việt hợp lại cùng với Lạc Việt tạo thành Đại Việt, do là nơi tập trung của những người không chịu quy phục người Hán nên khi tích lũy đủ sức mạnh Đại Việt đã thành công trong việc giành quyền tự quyết cho dân tộc và chỉ thần phục Trung Nguyên về mặt ngoại giao, vừa vỗ về lòng tự cao của người Hán Mới mà vẫn giữ được độc lập và văn hóa của Đại Việt.
Câu hỏi bạn Tuấn Anh hỏi là lịch sử nhưng:
Đối với tôi Lịch Sử là công cụ không phải là mục đích:
Vậy thì tại sao chính sử hiện nay lại không công nhận Triệu Đà mà mặt khác Trần Hưng Đạo, Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Bác Hồ trong bài Lịch Sử Nước Ta vẫn tôn vinh Triệu Đà. Là tại vì đơn giản thôi : đó là vì nước ta còn yếu và cần hòa bình để tái thiết đất nước sau chiến tranh: Sau năm 1979 chúng ta luôn căng thẳng với Trung Quốc, nhân dân luôn phải gồng mình sinh hoạt theo chế độ 8-8-8 (8 tiếng lao động, 8 tiếng quân sự và 8 tiếng nghỉ ngơi) điều này không thể kéo dài vì Việt Nam đã quá mệt mỏi với chiến tranh, Việt Nam cần phải ổn định vùng biên giới với Trung Quốc để sau này Trung Quốc không còn cớ gây hấn nữa. Mặt khác hiện nay TQ chiếm đến 34% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, phần lớn trong số đó là nguyên vật liệu các ngành sản xuất chủ chốt tại Việt Nam, tính riêng ngành dệt may thì nước ta phải nhập đến 60% nguyên vật liệu từ trung quốc, từ cái ống chỉ, cây kim, đến cái cúc áo đều phải nhập từ trung quốc, đó là chưa kể đến các ngành điện tử nếu không muốn nói là nhập toàn bộ là linh kiện từ trung quốc, đơn cử như vụ TV Asanzo, nước ta đang phát triển là đứa trẻ đang lớn đang cần ăn cần học, khi lớn rồi mới có khả năng đấu đá với người khác. Tất nhiên chính phủ biết là Nam Việt là tiền đề cho khái niệm 1 quốc gia của đại tộc Bách Việt. Nếu phủ nhận Nam Việt chẳng khác nào phủ nhận Lữ Gia, Hai Bà Trưng hay Lý Nam Đế cả (Lữ Gia là thừa tướng của nhà Triệu, Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại vùng Lĩnh Nam cũng để tiếp nối truyền thống của vua Hùng và nhà Triệu, Lý Bí có tổ tiên là người Phương Bắc) Công lao ấy với Đại Việt rất to lớn, nhưng có nhiều nhà làm sử không có góc nhìn kinh tế và xã hội, họ chỉ biết chăm chăm vào Sử, cái gì cũng phải đúng sự thật, cứ phàn nàn rằng sao chính phủ không công nhận Triệu Đà. Nếu GDP đầu người 50kUSD/năm, có ngành công nghiệp nội địa mạnh mẽ, dân chúng ai cũng hăng say lao động, không phải phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thì không cần ai phải thúc, chính sử sẽ được viết lại thôi. Vì Nam Việt là 1 vấn đề nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc (có thể hiểu qua sự kiện vua Gia Long dâng biểu lên xin nhà Thanh cho đặt tên nước là Nam Việt nhưng bị từ chối). Nếu công nhận Nam Việt là một triều đại Việt Nam và in trong giáo trình lịch sử phổ thông hoặc phổ cập nó trên phương tiện thông tin đại chúng (tức là các tài liệu hướng tới phần đông dân số) thì lợi thì ít mà hại thì nhiều. Lợi là dạy cho học sinh và mọi người phổ thông rằng nước Việt Nam ta từng rộng tới dãy Ngũ Lĩnh nhưng bị bọn Trung Quốc chiếm đánh, nhưng những người phổ thông đó biết thì làm được gì giống như kiểu ‘’ nhiệt tình với ngu dốt là đại phá họa vậy ‘’ giống như năm 2014 Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 thì làn sóng phản đối trong nước cao trào họ bao vây đại sứ quán trung quốc, tấn công các nhà máy trung quốc tại các khu công nghiệp dẫn đến chết người, họ biểu tình làm ách tắc giao thông, họ đánh phá nhầm cả các nhà máy Đài Loan lẫn Hàn Quốc, Nhật Bản vì có ký tự giống Trung Quốc khiến chính phủ các nước này phải gửi công hàm đến chính phủ việt Nam. Giả sử những người phổ thông đó mà biết về Nam Việt là lãnh thổ cũ thì lại có phong trào đòi đất… !!!! Chính sử hiện nay không công nhận Nam Việt nhưng chính phủ cũng không cấm những người có kiến thức, có nền tảng nhất định, biết suy nghĩ chín chắn những người giỏi tiếp cận vấn đề Nam Việt, vì họ biết suy nghĩ, họ biết dùng kiến thức đó để làm gì. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tôi biết đến hai chữ Bách Việt là giáo trình ở trường giáo dục quân sự ở Đại Học Quốc Gia, tôi nghĩ tại sao hồi cấp 2 cấp 3 họ lại không viết như thế này. Hay các đài truyền hình quốc gia không đưa tin về những vấn đề này.
Việc có công nhận Triệu Đà có phải vua Việt Nam không không phụ thuộc vào ông ta, mà phụ thuộc vào quốc gia Việt Nam có phải là 1 quốc gia hùng mạnh và độc lập cả về Kinh tế lẫn quân sự hay không, mà để làm được Việc đó thì chỉ có thể ‘’ Dựa vào công sức học tập và làm việc của các cháu- Hồ chí Minh’’, khi ta mạnh rồi thì ta có thể dõng dạc mà nói với mọi người dân và thế giới rằng Nam Việt là của Việt Nam đất đai của chúng tôi kéo dài đến tận sông Dương Tử, chúng tôi có văn hóa riêng, Trung Quốc là quân ăn cướp văn hóa và đất đai. Nhưng với tiềm lực kinh tế và quân sự hiện nay thì tốt nhất là không nên mạo hiểm. Người nào muốn biết thì sẽ biết, người nào không nên biết thì đừng cho họ biết.
Hết!!!
Boss Ivs
Nói tóm gọn: Triệu Đà không cần làm thêm gì cả để được công nhận.
Nói sâu thì nó như thế này có thể hơi dài nhưng buộc phải thế:
Triệu Đà là người từ phương Bắc xuống nhưng cũng không chắc là người Hán, cũng như Lưu Bang người sáng lập nhà Hán sinh ra tại đất Sở nên chưa chắc là người gốc Thương-Hán. Vậy chính sử Trung Quốc ngày nay có coi Lưu Bang là 1 vị vua chính thống của Trung Quốc không, dĩ nhiên là có rồi. Sở dĩ tôi nói Triệu Đà là người Phương Bắc nhưng chưa chắc là người Hán là vì, tôi muốn đặt ra một câu hỏi người Hán là gì, từ đâu mà ra, người Việt là gì từ đâu mà ra.
Chúng ta hãy cùng quay về quá khứ:
Con người thì từ châu phi mà di cư ra khắp thế giới
nhánh di cư màu đỏ có bộ phận tới Việt Nam trở thành người Hoabinhian
sau đó tiếp tục phân nhánh thành các dân tộc khác của Đông Nam Á và châu Úc một bộ sau hàng ngàn năm phát triển thành người Tiền Việt
Tuy nhiên đến những năm 20k TCN cho đến năm 10k TCN rơi vào chu kỳ biển tiến do quỹ đạo Mặt Trời gần Trái Đất nhất dẫn đến băng hai cực tan trong khoảng 10000 năm mực nước biển đã dâng 100m và nhấn chìm rất nhiều lục địa toàn bộ đồng bằng bắc bộ chìm dưới đáy biển và rất nhiều nơi trên thế giới bị nhấn chìm (trong kinh thánh nó được thần thánh hóa thành đại hồng thủy)
Sau đó nước biển rút dần khoảng năm 8 000 TCN. các con cháu (các chi vua Hùng) dẫn theo người dân di cư theo các con sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya và mang theo văn hóa nông nghiệp :
+Như nhánh theo dòng Hoàng Hà gọi là Hạ sau này là nhà Hạ
+Theo nhánh sông Hoài, sông Vị sau này phát triển thành các quốc gia như Sở (Điều chú ý là Vua nước sở cũng gọi Hùng Vương), Việt (Câu Tiễn), Ngô.
+Theo nhánh Sông Dương Tử có Âu Việt, Nam Việt, Đông Việt, Mân Việt (tổ tiên nhà Trần)...
+Theo nhánh sông Đà có Điền Việt (Vân Nam) và Lạc Việt trở về nơi phát tích của người tiền Việt trước Nạn biển Tiến, phát triển thành Văn hóa Phùng Nguyên sau đó là văn hóa Đông Sơn tại Đồng Bằng Sông Hồng.
Cũng có nhánh đi theo sông Cửu Long nhưng rất ít hoặc bị các giống dân khác đồng hóa (ví dụ như Ailao, khmer hay Nam Đảo...) Tuy nhiên sau này người ta đã phát hiện được nhiều trống đồng ở khu vực nay là Đồng bằng sông Cửu Long nhưng họa tiết không giống trống đồng Đông Sơn của Lạc Việt.
Vào năm 1776 TCN thì Nhà Thương một bộ tộc du mục, đã quen với việc chiến đấu là tổ tiên của người Hán Gốc, đã đánh vào nhà Hạ (một chi của người Việt Cổ theo sông Hoàng Hà), sau đó chiếm luôn văn hóa nhà Hạ (văn hóa nông nghiệp, thờ thần nông, lịch nông vụ hay âm lịch) và cải biến nó làm văn hóa của mình, sau đó tự đồng hóa người Thương với người Hạ chịu quy phục, những người không chịu quy phục thì chạy về phương Nam, số cồn lại chạy ra bán đảo triều tiên sống ẩn dật sau này cùng với các giống dân khác lập ra Cổ Triều Tiên
Sau Nhà Thương rồi đến Chu, Tần
Sau khi nước Sở Thua quân Hán của Lưu Bang thì tiếp tục quá trình đồng hóa lần 2
Nhà hán tiếp tục công cuộc cải biến Văn Hóa thu nhặt được và tạo ra Văn Hóa Hán, lấy Đế Hoàng là tổ phụ của mình
Những người đất Sở chịu quy phục sẽ bị đồng hóa và những người không chịu quy phục lại tiếp tục chạy về phương Nam về Nam Việt và người thống nhất Bách Việt để chống lại sự bành trướng của nhà Hán là vua Nam Việt tên "hắn" là Triệu Đà, sau khi Triệu Đà mất thì Nam Việt cũng suy yếu và sụp đổ dẫn đến quá trình đồng hóa lần 3, nhưng cả thảy Nam Việt cũng tồn tại được gần 100 năm.
Sau khi Nam Việt mất thì Người Hán chiếm luôn đất của Bách việt bao gồm cả Lạc Việt nhưng do lãnh thổ quá rộng lớn và tốc độ chinh phục đất mới nhanh hơn rất nhiều tốc độ sinh sản và di dân của người gốc Hán nên người Hán buộc phải để dân Bản Xứ tự trị (sự di dân hán về phía Nam chỉ thực sự lớn vào thời nhà Nam Tống khi nhà Tống thua nhà Kim của người Nữ Chân). Vấn đề tự trị này càng mạnh mẽ ở Vùng đất của Lạc Việt vốn núi cao hiểm trở xa cách Kinh Thành việc báo tin giữa kinh thành và Lạc Việt cũng tốn cả gần 2 tháng trời và gần như chỉ có 1 con đường để tiến vào đó là ải Nam Quan
Dù Quân Hán có đại quân đánh đâu thắng đó nhưng không giữ được và quân lính dần rệu rã do người Việt trốn trong rừng và đánh du kích, để tránh đổ máu vô ích mà vẫn thu lợi được từ vùng đất Lạc Việt nhà Hán đã cho tự trị tức là quan lại địa phương vẫn là người Việt chỉ có quan lại cấp tỉnh mới và người gốc hán và được quân Hán bảo đảm, người Việt có nghĩa vụ phải nộp sưu thuế, sản vật ngon quý hiếm phải cống sang cho nhà Hán có thể kể đến như trái vải dẫn đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), bất cứ khi nào quá hà khắc thì dân chúng lại khởi nghĩa thì người Hán lại dùng 'cây gậy và củ cà rốt' để duy trì trật tự. Và sau 1000 năm thì vùng nam sông Dương Tử đã bị đồng hóa tương đối khoảng 70% còn vùng Lạc Việt thì gần như không bị đồng hóa, thứ duy nhất bị đồng hóa là chữ viết, nhưng chữ viết thì chỉ có quan lại dùng, và dân chúng thì phần lớn không ai biết chữ Hán, và các chức quan lại cấp nhỏ thậm chí không thể giao tiếp trực tiếp với quan lại người hán do khẩu âm khác nhau cho dù cùng chữ viết, nên nhiều khi để giao tiếp với quan lại nhà Hán họ đa phần phải dùng ‘’bút đàm’’ hoặc thông dịch.
Lạc Việt chính là nơi cuối cùng mà những người ở những tộc Việt khác không chịu quy phục người Hán di dân tới trong cả ngàn năm, nên Lạc Việt là nơi kết tinh văn hóa, trí tuệ của rất nhiều tộc Bách Việt, nhiều dân tộc Việt hợp lại cùng với Lạc Việt tạo thành Đại Việt, do là nơi tập trung của những người không chịu quy phục người Hán nên khi tích lũy đủ sức mạnh Đại Việt đã thành công trong việc giành quyền tự quyết cho dân tộc và chỉ thần phục Trung Nguyên về mặt ngoại giao, vừa vỗ về lòng tự cao của người Hán Mới mà vẫn giữ được độc lập và văn hóa của Đại Việt.
Câu hỏi bạn Tuấn Anh hỏi là lịch sử nhưng:
Đối với tôi Lịch Sử là công cụ không phải là mục đích:
Vậy thì tại sao chính sử hiện nay lại không công nhận Triệu Đà mà mặt khác Trần Hưng Đạo, Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Bác Hồ trong bài Lịch Sử Nước Ta vẫn tôn vinh Triệu Đà. Là tại vì đơn giản thôi : đó là vì nước ta còn yếu và cần hòa bình để tái thiết đất nước sau chiến tranh: Sau năm 1979 chúng ta luôn căng thẳng với Trung Quốc, nhân dân luôn phải gồng mình sinh hoạt theo chế độ 8-8-8 (8 tiếng lao động, 8 tiếng quân sự và 8 tiếng nghỉ ngơi) điều này không thể kéo dài vì Việt Nam đã quá mệt mỏi với chiến tranh, Việt Nam cần phải ổn định vùng biên giới với Trung Quốc để sau này Trung Quốc không còn cớ gây hấn nữa. Mặt khác hiện nay TQ chiếm đến 34% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, phần lớn trong số đó là nguyên vật liệu các ngành sản xuất chủ chốt tại Việt Nam, tính riêng ngành dệt may thì nước ta phải nhập đến 60% nguyên vật liệu từ trung quốc, từ cái ống chỉ, cây kim, đến cái cúc áo đều phải nhập từ trung quốc, đó là chưa kể đến các ngành điện tử nếu không muốn nói là nhập toàn bộ là linh kiện từ trung quốc, đơn cử như vụ TV Asanzo, nước ta đang phát triển là đứa trẻ đang lớn đang cần ăn cần học, khi lớn rồi mới có khả năng đấu đá với người khác. Tất nhiên chính phủ biết là Nam Việt là tiền đề cho khái niệm 1 quốc gia của đại tộc Bách Việt. Nếu phủ nhận Nam Việt chẳng khác nào phủ nhận Lữ Gia, Hai Bà Trưng hay Lý Nam Đế cả (Lữ Gia là thừa tướng của nhà Triệu, Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại vùng Lĩnh Nam cũng để tiếp nối truyền thống của vua Hùng và nhà Triệu, Lý Bí có tổ tiên là người Phương Bắc) Công lao ấy với Đại Việt rất to lớn, nhưng có nhiều nhà làm sử không có góc nhìn kinh tế và xã hội, họ chỉ biết chăm chăm vào Sử, cái gì cũng phải đúng sự thật, cứ phàn nàn rằng sao chính phủ không công nhận Triệu Đà. Nếu GDP đầu người 50kUSD/năm, có ngành công nghiệp nội địa mạnh mẽ, dân chúng ai cũng hăng say lao động, không phải phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thì không cần ai phải thúc, chính sử sẽ được viết lại thôi. Vì Nam Việt là 1 vấn đề nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc (có thể hiểu qua sự kiện vua Gia Long dâng biểu lên xin nhà Thanh cho đặt tên nước là Nam Việt nhưng bị từ chối). Nếu công nhận Nam Việt là một triều đại Việt Nam và in trong giáo trình lịch sử phổ thông hoặc phổ cập nó trên phương tiện thông tin đại chúng (tức là các tài liệu hướng tới phần đông dân số) thì lợi thì ít mà hại thì nhiều. Lợi là dạy cho học sinh và mọi người phổ thông rằng nước Việt Nam ta từng rộng tới dãy Ngũ Lĩnh nhưng bị bọn Trung Quốc chiếm đánh, nhưng những người phổ thông đó biết thì làm được gì giống như kiểu ‘’ nhiệt tình với ngu dốt là đại phá họa vậy ‘’ giống như năm 2014 Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 thì làn sóng phản đối trong nước cao trào họ bao vây đại sứ quán trung quốc, tấn công các nhà máy trung quốc tại các khu công nghiệp dẫn đến chết người, họ biểu tình làm ách tắc giao thông, họ đánh phá nhầm cả các nhà máy Đài Loan lẫn Hàn Quốc, Nhật Bản vì có ký tự giống Trung Quốc khiến chính phủ các nước này phải gửi công hàm đến chính phủ việt Nam. Giả sử những người phổ thông đó mà biết về Nam Việt là lãnh thổ cũ thì lại có phong trào đòi đất… !!!! Chính sử hiện nay không công nhận Nam Việt nhưng chính phủ cũng không cấm những người có kiến thức, có nền tảng nhất định, biết suy nghĩ chín chắn những người giỏi tiếp cận vấn đề Nam Việt, vì họ biết suy nghĩ, họ biết dùng kiến thức đó để làm gì. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tôi biết đến hai chữ Bách Việt là giáo trình ở trường giáo dục quân sự ở Đại Học Quốc Gia, tôi nghĩ tại sao hồi cấp 2 cấp 3 họ lại không viết như thế này. Hay các đài truyền hình quốc gia không đưa tin về những vấn đề này.
Việc có công nhận Triệu Đà có phải vua Việt Nam không không phụ thuộc vào ông ta, mà phụ thuộc vào quốc gia Việt Nam có phải là 1 quốc gia hùng mạnh và độc lập cả về Kinh tế lẫn quân sự hay không, mà để làm được Việc đó thì chỉ có thể ‘’ Dựa vào công sức học tập và làm việc của các cháu- Hồ chí Minh’’, khi ta mạnh rồi thì ta có thể dõng dạc mà nói với mọi người dân và thế giới rằng Nam Việt là của Việt Nam đất đai của chúng tôi kéo dài đến tận sông Dương Tử, chúng tôi có văn hóa riêng, Trung Quốc là quân ăn cướp văn hóa và đất đai. Nhưng với tiềm lực kinh tế và quân sự hiện nay thì tốt nhất là không nên mạo hiểm. Người nào muốn biết thì sẽ biết, người nào không nên biết thì đừng cho họ biết.
Hết!!!
Rukahn
Cái cần thay đổi ko phải là chính sách của Triệu Đà mà là cách nhìn, góc nhìn của hậu thế về Triệu Đà