Giả sử nếu tôi xây dựng một nhà máy điện với mục đích tạo ra nhiều năng lượng và giảm chi phí giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì có khả thi không?

  1. Phát triển sản phẩm

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Đầu tư & Tài chính

  4. Khoa học

Tôi nghĩ một dự án thế này các bạn xem có khả thi không nhé.

Giả sử nếu tôi xây dựng một nhà máy điện với mục đích tạo ra nhiều năng lượng và giảm chi phí giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tìm một vùng biển mà ở đó có đủ nắng, gió, sóng, thuỷ triều, thậm chí là địa nhiệt để đặt nhà máy điện, và việc còn lại là gom tất cả những công nghệ mới nhất về điện đem lắp đặt tại nơi đó.

Từ khóa: 

phát triển sản phẩm

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

,

khoa học

hiện tại chỉ có điện gió và điện mặt trời là sạch và là vô tận. Nhiệt điện thì thì tất nhiên cần chất đốt. Thuỷ điện thì khá là ko ổn định. Điện nguyên tử phù hợp cho những mục tiêu di động như tàu sân bay có thể ở ngoài biển vài tháng mà không cần vào bờ tiếp nhiên liệu. Nhưng chất thải phóng xạ rất độc hại và khó xử lý. Nếu bạn muốn tạo ra nhiều năng lượng sạch thì nên nghĩ theo hướng làm sao để nâng cao hiệu suất chuyển đổi quang năng -> điện năng vì hiện nay hiệu suất đó rất thấp và tài nguyên từ mặt trời gần như là vô tận 😁 và đừng đặt nhà máy ở biển vì kim loại sẽ bị ăn mòn nhanh chóng.

Trả lời

hiện tại chỉ có điện gió và điện mặt trời là sạch và là vô tận. Nhiệt điện thì thì tất nhiên cần chất đốt. Thuỷ điện thì khá là ko ổn định. Điện nguyên tử phù hợp cho những mục tiêu di động như tàu sân bay có thể ở ngoài biển vài tháng mà không cần vào bờ tiếp nhiên liệu. Nhưng chất thải phóng xạ rất độc hại và khó xử lý. Nếu bạn muốn tạo ra nhiều năng lượng sạch thì nên nghĩ theo hướng làm sao để nâng cao hiệu suất chuyển đổi quang năng -> điện năng vì hiện nay hiệu suất đó rất thấp và tài nguyên từ mặt trời gần như là vô tận 😁 và đừng đặt nhà máy ở biển vì kim loại sẽ bị ăn mòn nhanh chóng.

Làm thì đc nhưng quan trọng là công suất/diện tích đc bao nhiêu. Và chuyển tải điện đi đến đâu. Chứ kéo điện từ giữa Thái Bình Dương cho Châu Âu dùng thì chẳng phù hợp.

Điện truyền đi càng xa thì suy hao càng lớn, bợn đặt nhà máy ở giữa đại dương rồi kéo về thì chẳng còn được bao nhiêu đâu. Chưa kể hệ thống truyền tải xây đựng + bảo trì cũng là con số trên trời.

Một ý tưởng tương tự đã được hiện thực hóa là nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga. Lắp đặt nhà máy điện hạt nhân lên tàu chỗ nào cần thì neo tàu ở cảng rồi nối vào hệ thống điện.