Gặp khó khăn trong việc kéo dài cuộc hội thoại với bạn bè, phải làm sao để cải thiện tình hình?

  1. Kỹ năng mềm

Khi nói chuyện hoặc chat với một nhóm, mỗi lần mình nói gì thì câu chuyện sẽ kết thúc rất nhanh hoặc đi vào dead end (nghĩa là mọi người im lặng, ko phản hồi nữa) dù câu nói của mình khá bình thường, ko vô duyên, ko chỉ trích, chỉ là hỏi thăm bình thường. Bạn bè mình đều là người tử tế, đàng hoàng nên ko có chuyện cô lập nhau. Mình nghĩ là do cách gợi mở chủ đề nói chuyện của mình có vấn đề. Mọi người có tips gì để bản thân mình cải thiện được yếu điểm giao tiếp này không?

Từ khóa: 

giao tiếp

,

bạn bè

,

kỹ năng mềm

Mình cũng gặp tình trạng tương tự, nhưng qua thời gian mình thấy khi vào một nhóm nói chuyện cái quan trọng là nắm bắt được mối quan tâm chung của mọi người.

Đôi khi mình cũng hỏi những câu hỏi mà người ta trả lời cho có, cho qua. Sau ngẫm lại thì thấy đúng là những gì mình hỏi nó "trớt quớt" với cái mọi người đang nói và vô tình thể hiện mình không lắng nghe mọi người. Ví dụ: mọi người đang bàn chuyện Covid thì mình hỏi ngang chuyện nghệ sỹ A làm từ thiện; hay mọi người đang nói chuyện mua xe thì mình hỏi chuyện tình hình thế giới...

Mình có những chia sẻ sau:

- Bạn có thể thử tập cách lắng nghe để biết mọi người có điều gì muốn nói, vấn đề họ đang quan tâm là gì thì tự nhiên sẽ biết nên nói gì và không nên nói gì.

- Bạn cũng cần để tâm khi trò chuyện, ví dụ trước khi hỏi bạn thử nghĩ xem câu trả lời của họ có thật sự quan trọng với bạn không, bạn có giúp được họ hay làm mọi việc tốt đẹp hơn không? Nếu tự bạn trả lời không thì rõ ràng đây là câu hỏi xã giao và người ta cũng sẽ đáp lại một cách xã giao với bạn.

- Một điều quan trọng nữa là trò chuyện không cần dài mà cần có ý nghĩa. Ví dụ trò chuyện vì công việc thì phải ra giải pháp, trò chuyện tâm sự thì phải giải bày được nỗi lòng, trò chuyện chém gió thì mọi người phải vui, trò chuyện xã giao thì càng ngắn gọn xúc tích để người ta nhớ tên mình là được...

- Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao hoặc xem các kênh youtube các khóa miễn phí để rèn luyện kỹ năng cho mình.

Rất mong chia sẻ này giúp được bạn,

Trân trọng.

Trả lời

Mình cũng gặp tình trạng tương tự, nhưng qua thời gian mình thấy khi vào một nhóm nói chuyện cái quan trọng là nắm bắt được mối quan tâm chung của mọi người.

Đôi khi mình cũng hỏi những câu hỏi mà người ta trả lời cho có, cho qua. Sau ngẫm lại thì thấy đúng là những gì mình hỏi nó "trớt quớt" với cái mọi người đang nói và vô tình thể hiện mình không lắng nghe mọi người. Ví dụ: mọi người đang bàn chuyện Covid thì mình hỏi ngang chuyện nghệ sỹ A làm từ thiện; hay mọi người đang nói chuyện mua xe thì mình hỏi chuyện tình hình thế giới...

Mình có những chia sẻ sau:

- Bạn có thể thử tập cách lắng nghe để biết mọi người có điều gì muốn nói, vấn đề họ đang quan tâm là gì thì tự nhiên sẽ biết nên nói gì và không nên nói gì.

- Bạn cũng cần để tâm khi trò chuyện, ví dụ trước khi hỏi bạn thử nghĩ xem câu trả lời của họ có thật sự quan trọng với bạn không, bạn có giúp được họ hay làm mọi việc tốt đẹp hơn không? Nếu tự bạn trả lời không thì rõ ràng đây là câu hỏi xã giao và người ta cũng sẽ đáp lại một cách xã giao với bạn.

- Một điều quan trọng nữa là trò chuyện không cần dài mà cần có ý nghĩa. Ví dụ trò chuyện vì công việc thì phải ra giải pháp, trò chuyện tâm sự thì phải giải bày được nỗi lòng, trò chuyện chém gió thì mọi người phải vui, trò chuyện xã giao thì càng ngắn gọn xúc tích để người ta nhớ tên mình là được...

- Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao hoặc xem các kênh youtube các khóa miễn phí để rèn luyện kỹ năng cho mình.

Rất mong chia sẻ này giúp được bạn,

Trân trọng.

Mình thấy gợi ý của bạn @Kiệt Lê khá hay, bạn có thể tham khảo và thử xem. Để kéo dài một đoạn hội thoại về cơ bản thì mình cũng chỉ sử dụng một số cách như:

- Tìm đúng từ khóa khi đặt câu hỏi, tức là những từ gợi mở được sự quan tâm ưa thích của cả nhóm

- Sử dụng một số dấu hiệu để khuyến khích mọi người kể thêm chuyện ví dụ hỏi ngược lại từ khóa trong câu trước của các bạn, nếu chat thì dùng icon ngộ nghĩnh, hưởng ứng khi mọi người đang kể chuyện để các bạn được thoải mái phát ngôn

- Đặt các câu hỏi mở để mọi người mở rộng nội dung trả lời

- Thi thoảng pha trò để không khí vui vẻ, có thể bằng một chủ đề hoặc câu chuyện nào đang hot trên mạng, nhại lại một số trend câu nói thịnh hành

Còn về mặt tình cảm cá nhân, mình tin là mình sẽ tìm được người nào đồng sóng để lập nhóm, mà trên thực tế đúng thế luôn. Thật ra người ta không nhất thiết phải có quá nhiều bạn đâu, nhưng rất cần những người bạn tốt, biết yêu thương trân quý mình. Kể cả bạn có 'nhạt' mà bạn bè chấp nhận thì họ cũng không đòi hỏi bạn tự dưng phải hoạt ngôn sinh động hấp dẫn đâu. Quan trọng là bạn đã chấp nhận khả năng của chính mình chưa :P và cuộc hội thoại đó giúp ích gì cho bạn. Mình không chủ trương nói nhiều vô ích, kể cả có vui vẻ hài hước đến mấy vì mình nghĩ lời nói là thứ quý giá, cho đi hay nhận lại đều phải hợp lý, có ý nghĩa với tất cả những người tham gia hội thoại.

Theo như mình hiểu câu chuyện của bạn, ở đây nó gọi là “nhạt” hay nói cách khác thì suy nghĩ của bạn khác với nhóm chung dẫn đến đứt mạch câu chuyện của nhóm. Ví dụ khi xem phim Hàn quốc, thường quan tâm đến các diễn viên đóng phim nhưng bạn lại quan tâm cốt truyện, lúc này câu chuyện sẽ không ăn nhập, dẫn đến im lặng.
Cải thiện vấn đề, có một số cách cơ bản sau:
1. Chơi với nhóm cùng chí hướng, không sợ lạc tông.
2. Lắng nghe câu chuyện của họ và phản hồi bằng cách nhắc lại các từ khoá để chắc chắn rằng mình đang hiểu đúng.
3. Đưa ra các câu gợi mở như câu hỏi: Diễn viên đó có đóng phim nào nữa? Khai thác các câu hỏi bằng từ khoá mục 2. Và chú ý mức độ câu hỏi vì nếu họ không quan tâm sâu và câu hỏi khó thì nhóm cũng im lặng.
Đây là ý kiến cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo.