Gan giải độc thực phẩm hay thực phẩm giải độc cho gan
“Ăn để sướng hay ăn để sợ” đã trở thành nỗi băn khoăn đối với người tiêu dùng từ lâu nay (vấn đề này đã được nghiên cứu qua cuốn sách cùng tên của chuyên gia Vũ Thế Thành). Bên cạnh đó, con người dường như ngày càng ỷ lại vào sự phát triển của y học và ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn. Vì "cứ ăn đi, mập thì đã có thuốc giảm béo", "cơ thể nhiễm độc thì đã sao, đã có "thực phẩm giải độc" rồi mà."
Vậy bạn có tin rằng trên đời này không có cái gì gọi là thực phẩm giải độc không?
(quehuongonline.vn)
Gan là một trong những cơ quan trọng yếu chuyển hóa những chất bất lợi có trong thực phẩm chúng ta ăn vào, rồi đào thải..
Thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng,..giúp gan hoạt động tốt hơn, chứ không phải giải độc cho gan. Đây chính là mấu chốt của vấn đề.
Thực phẩm lành mạnh ở đây sẽ bao gồm những chất dinh dưỡng nào?
Đạm (protein), đường (tinh bột), béo là những thứ mà cơ thể rất cần. Rau củ quả thịt cá các loại đậu, cơm gạo (còn cám thì tốt hơn),… không chỉ cung cấp đủ đạm, đường và béo mà còn mang theo chúng những dưỡng chất khác, vitamin, khoáng, antioxidants…. Loại mang nhiều dưỡng chất này, loại mang nhiều dưỡng chất khác, những thứ mà quảng cáo gọi là “giải độc” cho gan. Do đó, đòi hỏi phải ăn uống cân bằng, nay thứ này mai thứ khác là vậy. Tại sao phải hạn chế tối đa protein và tinh bột, như vậy ăn toàn chất béo không à? Mất cân bằng dinh dưỡng là chắc chắn.
(thucduong.org)
Bột yến mạch, bột mì, gạo lứt, nói chung là ngũ cốc còn nguyên cám đều tốt, cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, nhưng vẫn có thể bổ sung những thứ này qua rau củ qua. Đang ăn bún, miến, xôi, cơm, bánh mì + sữa/ nước trái cây ngon lành thế này tự nhiên lại chuyển sang ăn uống kiểu “khổ hạnh”, phô mai váng sữa thế này thì cân bằng dinh dưỡng sẽ chuệch choạc.
Theo chuyên gia Vũ Thế Thành:"trên mạng rất nhiều thông tin về cái gọi là “thực phẩm giải độc”, nhắm tới mục tiêu quảng cáo thương mại. Trong tài liệu khoa học thực phẩm chính thống, không có cái gọi là thực phẩm giải độc (detox diet). Ngộ độc thông tin thế này, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, ăn thứ này có độc, thứ kia giải dộc thì tôi e rằng, người ta sẽ chết vì sợ trước khi chết vì ăn."
Vậy ngoài những thực phẩm "giải độc", bạn có thể nghĩ đến những chế độ uống lành mạnh sau: (Mình xin trích nguyên văn những chia sẻ của Chuyên gia -
1- Thực dưỡng (macrobiotics), có nhiều xu hướng về thực dưỡng. Tuy nhiên, nếu loại bỏ yếu tố tinh thần, chỉ thuần là thực phẩm, thì tôi hiểu thực dưỡng là một dạng ăn chay gần như tuyệt đối, chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau củ quả). Nếu có dùng thịt cá trứng sữa, thì dùng rất ít. Ngũ cốc thuộc loại nguyên hạt (whole food), chẳng hạn, gạo còn nguyên cám.
(cleanplates.com)
Về khoa học, thì các loại thực phẩm này được xem là lành mạnh, nhưng lại có thể đưa đến vấn đề thiếu dinh dưỡng nếu ăn không đúng cách
Xem link bài “ Đầu năm nói chuyện ăn chay "
Nếu ăn uống cân bằng, hiểu là đủ chất (đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng….), và đa dạng (nay ăn thứ này, mốt thứ khác) thì vẫn tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khẩu phần thực dưỡng có liên hệ tới phòng ngừa ung thư. Tôi xin nhấn mạnh, có liên hệ, chứ không phải ăn uống thực dưỡng là phòng ngừa được ung thư. Còn thực dưỡng chữa được ung thư là chuyện rất xa vời, không có bằng chứng khoa học.
2- Chế độ ăn kiêng DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Mục đích của chế độ ăn DASH ban đầu là giúp kiểm soát huyết áp, nhưng sau thấy có lợi quá, nên tới tới luôn. Chế độ ăn DASH này được xem là thông thoáng, và hầu như không bị điều tiếng gì.
(chuanroi.vn)
DASH: Uống nước vừa phải, ăn ít muối, ít đường, ít mỡ, ăn nhiều rau quả củ, ngũ cốc nguyên cám, thịt cá vùa phải. Hạn chế uống soda nước ngọt, không rượu chè, hút thuốc… Đó là kiểu ăn uống mà khoa học thường lai rai khuyến cáo, nếu muốn phòng ngừa, hạn chế tiểu đường tim mạch,…
Thầy chia sẻ rằng "tôi thiên về DASH, nhưng làm ơn bỏ chữ “ăn kiêng” đi, nghe tù túng quá, gọi là chế độ ăn DASH là được rồi. (thỉnh thoảng phá rào một chút cũng chẳng sao)".
3- Chế độ ăn KETO (Ketogenic Diet), chế độ ăn này hạn chế tối thiểu ăn chất bột (carb), nhưng ăn nhiều chất béo. Ban đầu y học dùng chế độ ăn KETO để điều trị chứng động kinh ở trẻ (epilepsy), nhưng sau này, quý bà lại áp dụng KETO để giảm béo.
(elodaily.com)
Chế độ KETO hạn chế tối thiểu ăn chất bột (carb), nhưng lại được phép ăn nhiều chất béo. Mấy bà ăn kiêng giảm béo chẳng lạ gì thứ cấm kỵ nhất là bột đường (carbs), chứ không phải chất béo. Hai nguyên liệu chính mà cơ thể dùng để đốt sinh năng lượng là Carbs và chất béo. Nếu carbs không được đốt hết, thì gan chuyển carbs thành mỡ dự trữ ở mô mỡ. . Ít carbs thì cơ thể phải triệt để xài chất béo. Ít carbs thì ít bị chuyển hóa thành mỡ . Ăn kiêng kiểu KETO, chắc chắn sẽ giảm béo đấy.
Nhưng còn sức khỏe thì sao? Nhìn vào thành phần input tiêu chuẩn: 5% carb, 20% protein và 75% chất béo là thấy…lạnh lùng rồi. Rối loạn chuyển hóa là điều chắc chắn. Thiếu carbs là cái não có vấn đề. Carbs vào cơ thể bị chặt thành glucose. Acid béo và glucose đều là chất đốt, đem đến bộ phận nào đốt cũng được, nhưng não đặc biệt chỉ xài glucose để đốt. Thiếu glucose (thiếu carbs) là não hoạt động có vấn đề. Rồi còn biết bao tác dụng phụ do việc ăn uống không cân bằng kiểu ít carb nhiều béo thế này, chứ không riêng gì não.
Ăn kiêng giảm béo mà chỉ nghĩ đến đầu vào (ăn), mà không chịu nghĩ đến đầu ra (tập luyện, vận động) để tiêu năng lượng. Mà ăn đâu chỉ là calo (sinh năng lượng), mà còn cung cấp theo đó những dưỡng chất khác kèm theo thực phẩm chứa carbs. KETO là kiểu ăn kiêng bị giới khoa học phê phán nhiều nhất.
Tóm lại, nếu ăn uống lành mạnh, thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, nhưng thực phẩm chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (lối sống, di truyền, môi trường,…). Quy hết trách nhiệm về sức khỏe cho thực phẩm là không đúng.
Làm sao để nhận diện những thực phẩm có chứa thành phần có hại cho sức khỏe khi không được ghi trên bao bì?
Và câu trả lời là "Không có cách nào nhận diện được thực phẩm có chất độc hại hay không (bằng mắt thường), ngoài việc đưa vào phòng phân tích".
Là người tiêu dùng, chúng ta chỉ có niềm tin rằng thực phẩm có đăng ký, chịu sự quản lý và kiểm tra của Nhà nước về attp là những thực phẩm chấp nhận được.
Rau củ quả lại càng nhức đầu hơn nữa với đủ loại chứng nhận mà độ tin cậy vẫn còn rất thấp. Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cũng đang nỗ lực rất nhiều để minh bạch hóa việc tuân thủ những quy định về nuôi trồng, kể cả truy xuất nguồn gốc, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thực giả lẫn lộn. Thực thì ít, giả lại nhiều. Vấn đề này cần thời gian.
Để tự bảo vệ mình, chỉ mua thực thực phẩm có nhãn mác tử tế. Với rau củ quả nên rửa sạch nhiều lần với nước. Dù sao thì nông sản có chứng nhận cũng còn không là không có.
Hi vọng sau bài viết này, các bạn các sẽ có thêm những kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe của bạn ngày càng tốt đẹp hơn. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ anh chị và các bạn. Chúc anh chị và các bạn có một kì nghỉ tết vui vẻ.