Gác cu là gì?
Người xưa có câu "Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Làm mai, lãnh nợ và cầm chầu thì chắc nhiều người biết. Vậy còn gác cu là gì nhỉ?
văn hóa
Gác cu là đi bẫy chim cu gáy về nuôi. (Ngại đọc cứ đọc 2 đoạn cuối :D)
Chim thiên nhiên nói chung sẽ có giọng tuyệt vời hơn chim nuôi lồng từ nhỏ, vì nói như dân chim ngày xưa, nó có ai âm thanh của núi rừng, khe suối. Do đó, ng ta chơi chim là phải bẫy chim rừng về. Và bẫy chim rừng thì ko phải chạy cái xe lên dựng gốc cây, chăng bẫy rồi mang chim về mà phải làm lồng, làm bẫy, nuôi chim mồi, rồi băng rừng, lôi suối treo cây, đi tìm, đi rình, chờ đợi,....ôi thôi đủ thứ để có đc con chim bổi.
Chim rừng (hoang dã) mới bắt về (gọi là chim bổi), chưa phải là xong, để nuôi đc còn phải thuần hóa nó (như thuần hùm beo). Nó sống tự do, giờ sống tù lồng, ăn uống tươi mới, giờ phải ăn bột,... Không dễ gì uốn cho nó quen đc. Ăn còn ko ăn, uống còn ko uống, chứ nói đến chuyện nó hót hay gù. Nên thuần nó cực kỳ khó. Chim bổi mang về chục con tay nghề kém chưa chắc đã sống.
Gian nan, tốn kém phải nói là rất nhiều. Trải hết rồi đến khi con chim đã chịu thì bây giờ mới đến đoạn cái ngu nó lò ra.
Cu thường kêu Cúc cù cu, nhưng những con có âm gù phía sau mới có giá trị Cúc cù cu cu cu..., 1 chữ cu là thường mà càng nhiều chữ càng quý. Nhưng đa phần là cà lăm kiểu Cúc cúc cù cu chẳng hạn. Thì coi như bỏ, chẳng có giá trị gì.
Thử hỏi bỏ bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc, tâm tư ngõ hầu kiếm 1 con chim quý, nhưng đổi lại chỉ nhận đc mấy con chim ko có giá trị gì, ngoài chợ còn ko thèm bán thì thử hỏi ko ngu thì còn cái ngu nào nữa.
Bởi làm mai, đc ko phải do mai mà tan thì đều tại do mối. Lãnh nợ thì khi ko vác ách vào mình chả lợi lộc gì. Gác cu thì bao công sức đổi lại hàng thải. Cầm trống chầu mất công mà vô thưởng vô phạt. Thành thử là ngu cả.
Nguyễn Quang Vinh
Gác cu là đi bẫy chim cu gáy về nuôi. (Ngại đọc cứ đọc 2 đoạn cuối :D)
Chim thiên nhiên nói chung sẽ có giọng tuyệt vời hơn chim nuôi lồng từ nhỏ, vì nói như dân chim ngày xưa, nó có ai âm thanh của núi rừng, khe suối. Do đó, ng ta chơi chim là phải bẫy chim rừng về. Và bẫy chim rừng thì ko phải chạy cái xe lên dựng gốc cây, chăng bẫy rồi mang chim về mà phải làm lồng, làm bẫy, nuôi chim mồi, rồi băng rừng, lôi suối treo cây, đi tìm, đi rình, chờ đợi,....ôi thôi đủ thứ để có đc con chim bổi.
Chim rừng (hoang dã) mới bắt về (gọi là chim bổi), chưa phải là xong, để nuôi đc còn phải thuần hóa nó (như thuần hùm beo). Nó sống tự do, giờ sống tù lồng, ăn uống tươi mới, giờ phải ăn bột,... Không dễ gì uốn cho nó quen đc. Ăn còn ko ăn, uống còn ko uống, chứ nói đến chuyện nó hót hay gù. Nên thuần nó cực kỳ khó. Chim bổi mang về chục con tay nghề kém chưa chắc đã sống.
Gian nan, tốn kém phải nói là rất nhiều. Trải hết rồi đến khi con chim đã chịu thì bây giờ mới đến đoạn cái ngu nó lò ra.
Cu thường kêu Cúc cù cu, nhưng những con có âm gù phía sau mới có giá trị Cúc cù cu cu cu..., 1 chữ cu là thường mà càng nhiều chữ càng quý. Nhưng đa phần là cà lăm kiểu Cúc cúc cù cu chẳng hạn. Thì coi như bỏ, chẳng có giá trị gì.
Thử hỏi bỏ bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc, tâm tư ngõ hầu kiếm 1 con chim quý, nhưng đổi lại chỉ nhận đc mấy con chim ko có giá trị gì, ngoài chợ còn ko thèm bán thì thử hỏi ko ngu thì còn cái ngu nào nữa.
Bởi làm mai, đc ko phải do mai mà tan thì đều tại do mối. Lãnh nợ thì khi ko vác ách vào mình chả lợi lộc gì. Gác cu thì bao công sức đổi lại hàng thải. Cầm trống chầu mất công mà vô thưởng vô phạt. Thành thử là ngu cả.