FOMO - Hội chứng mà sinh viên Việt Nam nào cũng mắc phải.

  1. Phong cách sống

  • Bạn đang học bài, thì thấy có một thông báo (noti) trên Facebook, bạn dừng lại và check, check xong thì bạn thấy có một thông báo tin nhắn, bạn đọc và trả lời xong thì sẵn tay lướt newsfeed luôn,... và thế là bạn mất 30p đến 1 tiếng ngoài kế hoạch chỉ vì 1 cái noti Facebook bâng quơ.
  • Bạn tham gia vào một câu lạc bộ chỉ vì ở đó có mấy đứa bạn của bạn, và bạn nghĩ là CLB đó làm việc gì không quan trọng, quan trọng là được làm cùng mấy đứa bạn.
  • Bạn đang đi dạo trong một trung tâm thương mại vào một ngày hè nóng bức, bạn thấy một cái áo len giảm giá 50%, bạn quyết định mua cái áo đó để chuẩn bị đón mùa đông, và vì bạn nghĩ sẽ không có quá nhiều cơ hội để mua chiếc áo giảm giá sâu như vậy.
  • ...

FOMO LÀ GÌ?

Nếu bạn đã từng rơi vào ít nhất 1 trong 3 trường hợp trên, thì bạn giống tôi đấy. Chúng ta ít nhiều đã bị hội chứng Fomo. Fomo - Fear of missing out, tạm dịch là hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Hiểu đơn giản là cảm giác lo lắng, hồi hộp khi mình đang không có (không biết) những thứ thứ người khác có (người khác biết).

Fomo là gì
Ảnh: adespresso.com

TÁC HẠI CỦA FOMO LÀ GÌ?

Đây không phải là một hội chứng hiếm gặp, về bản chất nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta cả. Đây đơn giản là một loại hội chứng tâm lý, tồn tại trong hầu hết con người, mức độ nặng hay nhẹ là tùy vào nhận thức của chúng ta. Thời điểm để hội chứng này có cơ hội bộc phát nhiều nhất, là khi chúng ta bước vào một môi trường nào đó thật sự mới mẻkhông có nhiều sự chuẩn bị từ trước. Rõ ràng, cuộc đời sinh viên đáp ứng đủ 2 “điều kiện” trên.

Như đã nói, Fomo không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Mà tác hại của nó cũng không phải thứ có thể định nghĩa rõ ràng, chỉ biết rằng: nếu bạn “mắc” hội chứng này ở mức độ “mãn tính”, thì chắc chắn bạn đang có một hệ thống tư duy ra quyết định “lỗi thời” và không đáng tin tưởng.

mom-phone-fomo-1135x540
Ảnh: Your Teen Magazine

Mỗi ngày, một người bình thường - thường đưa ra khoảng hơn 100 quyết định khác nhau, từ đơn giản (như thức dậy lúc mấy giờ, mặc áo gì, mang giày gì,...) đến phức tạp (như những quyết định liên quan đến học tập, làm việc, quan hệ,...). Về số lượng, những quyết định “đơn giản” có số lượng nhiều hơn những quyết định “phức tạp” rất nhiều (tỷ lệ khoảng 80-90% là những quyết định đơn giản), nhưng về mức độ quan trọng thì ngược lại.

Não bộ chúng ta quyết định một việc cũng dựa trên nguyên lý “đơn giản” và “phức tạp” này. Tạm gọi là Hệ thống ra quyết định nhanh dành cho những việc “đơn giản”, và Hệ thống ra quyết định chậm dành cho những việc “phức tạp”.

1_74530
Ảnh: baomoi.com

Một người sở hữu não bộ có cơ chế ra quyết định hiệu quả và đáng tin cậy, là phải rạch ròi được 2 khái niệm “đơn giản” & “phức tạp” này, tiếp theo là xử lý nó một cách khoa học:

  • Hệ thống ra quyết định nhanh giúp chúng ta xử lý những quyết định “đơn giản”, thông thường là những thói quen liên quan đến tính cách, định kiến, cái tôi cá nhân và phong cách sống.
  • Hệ thống ra quyết định chậm giúp chúng ta xử lý những quyết định “phức tạp” đòi hỏi nhiều kiến thức, dữ kiện, thế giới quan và hệ quy chiếu rõ ràng.

Khi bị Fomo ở mức độ nhẹ, thì tính cách, phong cách sống, góc nhìn của bạn sẽ có xu hướng bị ảnh hưởng từ bên ngoài (đặc biệt là số đông). Dẫn đến thói quen của bạn cũng bị ảnh hưởng và có nhiều hướng thay đổi theo môi trường sống. Ở chừng mực nó giúp bạn thích nghi tốt hơn, cảm thấy thoải mái hơn, hòa nhập tốt hơn. Ở mức độ “mãn tính”, khi bạn bị ảnh hướng bởi bên ngoài quá nhiều, hệ thống ra quyết định chậm của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, thay vì dùng kiến thức, quan điểm, hệ quy chiếu và thế giới quan của mình đã thiết lập từ trước để quyết định những công việc “phức tạp”, thì bạn lại quyết định theo xu hướng của đám đông. Đây là lý do những quyết định của bạn đưa ra không đáng tin cậy chút nào.

FOMO CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Fomo cũng chính là hiệu ứng tâm lý rất thường gặp của sinh viên, và được “tận dụng” để làm khá nhiều việc, trong đó có nhiều việc vì mục đích tốt đẹp, và chắc chắn là vì mục đích xấu cũng không ít.

Ví dụ:

  • Một câu lạc bộ muốn tuyển thành viên và mục tiêu là phải có nhiều sinh viên đăng ký. Thì cách làm là phải show ra hình ảnh đây là một CLB có rất nhiều thành viên, thường xuyên tổ chức vui chơi,... đầu tiên. Sau đó mới tới nội dung hoạt động của CLB. Cách này hiệu quả hơn rất nhiều so với việc nói ngay nội dung, giá trị cốt lỗi của CLB ra ban đầu. Mục đích là hướng các quyết định của người xem sang hệ thống ra quyết định nhanh, như vậy đối tượng mục tiêu (sinh viên) sẽ dễ gửi đơn đăng ký hơn. Trường hợp này căn bản quyết định đúng hay sau cũng không ảnh hưởng quá nhiều, vì dù sao sinh viên nếu chọn sai CLB thì cũng có thể rời khỏi dễ dàng.
  • Nhưng nếu thay CLB sinh viên bằng một tổ chức ‘đa cấp có mục đích xấu’ nào đó, thì hậu quả chắc chắn không đơn giản như vậy.
  • Fomo cũng thường xảy ra khi sinh viên đăng ký môn học, thay vì phải xác định rõ lộ trình học tập để phân bổ thời gian hợp lý, thì rất nhiều bạn đăng ký theo bạn bè (môn nào, lớp nào có nhiều bạn bè, người quen cũng học là sẽ ưu tiên đăng ký). Dẫn đến lộ trình học bị thay đổi, có học kỳ thì học ít môn quá, có học kỳ thì lại học quá nhiều. Sau thời sinh viên, mình rút ra là 1 học kỳ chỉ nên đăng ký khoảng 15-18 tín chỉ là hợp lý, như vậy chúng ta vừa có thể phân bổ thời gian đủ nhiều cho việc học tập, vừa có thời gian cho các công việc bên ngoài hoặc hoạt động ngoại khóa.

LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ FOMO?

Cô đọng lại, có một lầm tưởng phổ biến của sinh viên trong trường hợp này là các bạn đang bị Fomo, nhưng lại nghĩ rằng mình có tư tưởng thức thời, trending,... Thể hiện ở việc những hành động, quyết định “phức tạp” quan trọng của các bạn dựa quá nhiều vào cảm tính, mà bỏ qua phần tư duy logic với dữ kiện và hệ quy chiếu phù hợp.

Chắc chắn, không ai là không bị Fomo (bao gồm cả tôi và các bạn). Nhưng làm thế nào để nó không tác động đến hiệu quả của hệ tư duy ra quyết định của mình? Tôi cũng không thể đưa ra chính xác cho các bạn cách làm, nhưng tôi rút ra được 2 mấu chốt quan trọng mà chúng ta phải nắm được nếu muốn kiểm soát Fomo:

  • Hãy rạch ròi và xác định rõ 2 loại việc, những việc nào liên quan đến Thói quen - Tính cách - Phong cách sống và những việc liên quan đến Học tập - Công Việc - Quan hệ. Mục đích là để biết mình cần phải giải quyết nó như thế nào (ở bước dưới)
  • Khi xác định rạch ròi được 2 loại việc ở trên. Những việc xử lý bằng hệ thống ra quyết định nhanh, thì phải kiểm định lại tính khoa học của nó. Còn đặc biệt là những việc xử lý bằng hệ thống ra quyết định chậm, phải xác định mong muốn, mục đích, mục tiêu rõ ràng (cách thức các bạn có thể tham khảo bài viết này)

--------------

Phía trên là toàn bộ những gì tôi muốn chia về hội chứng Fomo rất thường gặp ở sinh viên, tất nhiên đó chỉ là chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân. Nên tôi rất mong nhiều ý kiến phản hồi cũng như phản biện (nếu có) từ cộng đồng, để mình có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Từ khóa: 

lề xưa thói cũ

,

sinh viên

,

phát triển bản thân

,

fomo

,

phong cách sống

FOMO in a nutshell :
_ Quá nhiều: người đó sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, những sự kiện mới nhưng bù lại sẽ mất tập trung và ảnh hưởng đến hệ thống tư duy ( như trong bài đề cập ).

_Quá ít: tập trung tốt, quyết định đúng đắn nhưng thiếu tò mò, hòa nhập với thế giới.

Trả lời

FOMO in a nutshell :
_ Quá nhiều: người đó sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, những sự kiện mới nhưng bù lại sẽ mất tập trung và ảnh hưởng đến hệ thống tư duy ( như trong bài đề cập ).

_Quá ít: tập trung tốt, quyết định đúng đắn nhưng thiếu tò mò, hòa nhập với thế giới.

Mình đã nhận ra điều này khá lâu rồi ấy, mình nghĩ mình có thể giảm FOMO do hồi xưa coi chị Giang ơi hơi nhiều, mình bắt đầu unf các brand không cần thiết, không kết bạn thêm nhiều, ai rủ đi chơi cũng có thể dễ dàng từ chối:))) mặc dù hồi xưa kiểu sợ bị bỏ lỡ vl:)))

FOMO trong tài chính mới sợ. Bán tháo khi giá xuống và ôm vào khi giá lên