Femvertising- Khi nhận thức của mỗi người thay đổi, nhận thức của quảng cáo cũng buộc phải thay đổi.

  1. Marketing

"Bình đẳng giới" được Liên Hợp Quốc lần đầu tiên đề cập vào năm 1945. Gần 80 năm sau, sự bất bình đẳng giữa ahi giới vẫn tồn tại ở hầu hết các quốc gia, bất kể nền văn hóa. Sau nhiều nỗ lực, định kiến xã hội cũng phần nào mờ đi, nhưng thực sự đó là một quá trình biền chuyển rất chậm. Trong khi đó, nội dung quảng cáo lại có xu hướng khắc họa những khuôn mẫu mang nhiều định kiến nhằm dễ dàng có được sự chấp thuận của phần đa công chúng: đàn ông thì mạnh mẽ, quyền lực và tài năng trong khi phụ nữ lại thường đứng phía sau với vai trò nội trợ, giúp đỡ, phục vụ, là biểu tượng của cái đẹp và sự yếu đuối.

Nhận thước những vấn đề còn tồn tại của quảng cáo cùng khác khao có được sự tôn trọng và vị thế xã hội của phụ nữ, những chiến dịch quảng cáo ủng hộ nữ quyền ra đời dưới cái tên: Femvertising (Ferminism & Advertising).Khái niệm này được định nghĩa bởi Samantha Skey (Chief Revenue Officer, SheKnows) nhắm vào quyền bình đẳng, nâng cao nhận thực về giá trị bản thân của người phụ nữ, mở ra những tư tưởng, cơ hội mới cho một nửa thế giới vốn bị coi là "phái yếu" này.

Một trong những chiến dịch nổ phát súng đầu tiên cho Femvertising toàn cầu là Real Beauty Sketches của Dove (2013).

Lấy ý tưởng từ nhận định "phụ nữ là nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình", Dove đã mời Gil Zamora, một nghệ sĩ phác họa chuyên nghiệp do FBI đào tạo, vẽ lại chân dung một số người phụ nữ dựa theo lời kể của chính họ và một chân dung khác từ lời kể người khác đã từng gặp người phụ nữ đó.

Hai bức phát họa sau đó được trưng bày cạnh nhau, cho thấy sự khác biệt về thần thái. Gần cuối phim, Gil có hỏi một người phụ nữ: "Bạn có thấy mình xinh đẹp hơn những gì mình nghĩ hay không?" và tất nhiên câu trả lời là "Có". Thông điệp của Dove đưa ra: "You are beautiful than you think".

Chỉ trong hai tuần đầu tiên sau khi được tung ra, đoạn video clip đã đạt được hơn 73,4 triệu views, 3,8tr lượt share và có thêm 15.000 người theo dõi mới trên kênh Youtube của Dove, trở thành đoạn clip được chia sẻ nhiều thứ 4 thế giới vào thời điểm đó. Với Feacbook, fanpage Dove đã tăng lên 611.00 fan mới, 3,1 triệu lượt share video. Đồng thời, theo thống kê, trong 1 tháng ngay sau khi "Dove Real Beauty Sketches" ra mắt, daonh thu của Dove US ngay lập tức tăng 1%, tăng đột biến so với mức 3% cho cả 12 tháng của năm trước đó.

I WILL WHAT I WANT - Under Armour

Không chỉ trở thành một chiến dịch tiêu biểu cổ vũ cho nữ quyền, dự án này của Under Armour còn đồng thời giúp thương hiệu tái định vị thành công thành hãng thời trang thể thao vốn bị nhầm tưởng "chỉ dành cho nam giới".

Cách duy nhất để người phụ nữ có thể giải phóng bản thân khỏi những áp lực về chuẩn mực của sự thành công và định kiến về khả năng của họ klaf tự định nghĩa thành công theo cách của riêng mình. Liên kết giữa việc theo đuổi các mục tiêu trong cuộc sông với việc rèn luyện thể theo, ý tưởng "I Will What I Want" ra đời như thông điệp mạng đậm tuyên ngôn về quyền được là mình của phụ nữ.

Video mở màn chiến dịch bắt đầu với 1 bức thư từ chối" Cơ thể của bạn không phù hợp với tiêu chuẩn của bộ môn múa Ballet", cùng với đó là sự dịch chuyển của máy quay khi lướt qua bắp chân rắn chắc, đi theo từng nhịp khiêu vũ của diễn viên múa người Mỹ gốc Phi nổi tiếng Misty Copeland. Thay vì mặc váy ballet, cô xuất hiện trong bộ quần áo thể theo của Under Armour cùng câu chuyện chứa đầy sức mạnh nội tại của bản thân. "I Will What I Want" chuyển tải rõ nét thông điệp chiến dịch: Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh tiêu chuẩn xã hội và đạt được ước mơ.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm các video khác mà Uder Armour kết hợp với người mẫu Gisele Bandchen, vận động viên trượt tuyết Sloane Stephens và Lindsey Vonn, vận động viên lướt sóng Brianna Cope, cầu thủ đá bóng Kelley O'Hara, vận động viên điền kinh Natasa Hastings và vđv tennis Natalie Uhling về khắc họa những khó khăn trong hành trình chi phục thể thao một cách công tâm nhất.

"I Will What I Want" là một cú xoay mình dậy sóng ngành thời trang thể thao, tái định vị thương hiệu thành công, chiếm lấy thị phần của Lululemon khiến hãng này sụt giảm 35% doanh thu năm đó. Và trên hết, sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ của chiến dịch đã góp phần tạo nên thiện cảm đặc biệt đối với nhãn hàng.

Không có chiến dịch quảng cáo nào ra đời lại không mang mục tiêu thương mại, tuy nhiên thương hiệu hoàn toàn có thể đồng thời đạt được điều đó và mục tiêu xã hội bằng cách lên tiếng, đồng hành cùng người tiêu dùng cải thiện các vấn đề xã hội. Ngoài Dove với "Real Beauty", Under Armour với "I Will What I Want" thì còn có

  • Always (Thương hiệu sản phẩm phụ nữ thuộc P&G) với "Like a Girl"
  • Nike với " What are Girls made of" (thị trường Nga)
  • Diana với " Women Not Objects" ( Chúng tôi là Phụ nữ, không phải là đồ vật hay với những thông điệp nổi tiếng "Là con gái thật tuyệt")

Khi nhận thức của mỗi người thay đổi, nhận thức của quảng cáo cũng buộc phải thay đổi.

_Nguồn số liệu: Gam7_

Từ khóa: 

femvertising

,

marketing