Emotional Marketing là gì?
Với việc người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyết định mua sắm mang tính cảm xúc hơn là theo “logic”, tiếp thị cảm xúc (emotional marketing) tạo nên những mối quan hệ có ý nghĩa, mang đến cho thương hiệu những người hâm mộ, thay thế cách tiếp cận tập trung vào lòng trung thành của khách hàng. Anh/chị hãy giải thích giúp tôi định nghĩa này với ạ.
marketing
Theo mình hiểu thì Emotional Marketing là phương thức marketing, truyền thông chủ yếu sử dụng cảm xúc để thu hút khán giả và khiến họ ghi nhớ, chia sẻ, mua hàng.
Emotional Marketing hiệu quả, bởi dù tỏ ra lý trí đến đâu con người vẫn luôn là những sinh vật giàu cảm xúc. Ta sẽ có ấn tượng sâu đậm hơn với những thứ mang lại cảm xúc mãnh liệt. Trong kinh doanh, điều này đã được thực chứng bởi khoa học bằng nhiều nghiên cứu về thói quen mua sắm, chứng minh rằng lý do khiến chúng ta mua hàng là lý do cảm tính, không phải lý tính. Logic chỉ là thứ đến sau cảm xúc, khi người tiêu dùng cố gắng hợp lý hóa lựa chọn của mình mà thôi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, khi so sánh giữa các nhãn hàng nói chung, khách hàng chủ yếu dùng cảm xúc (cảm quan, trải nghiệm cá nhân) hơn là dùng thông tin (thuộc tính sản phẩm, sự thật khách quan về nhãn hàng,…) và không có thước đo nào dự đoán về sức ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh số nhãn hàng đáng tin hơn là mức độ được ưa thích, “good viral” của quảng cáo đó.
Kết hợp cảm xúc vào marketing và quảng cáo là một cách chắc chắn để thu hút, tạo danh tiếng và khuyến khích khán giả của bạn hành động. Hãy nghĩ về marketing cảm xúc như vũ khí bí mật mà bạn không bao giờ biết bạn có.
Hoàng Linh
Theo mình hiểu thì Emotional Marketing là phương thức marketing, truyền thông chủ yếu sử dụng cảm xúc để thu hút khán giả và khiến họ ghi nhớ, chia sẻ, mua hàng.
Emotional Marketing hiệu quả, bởi dù tỏ ra lý trí đến đâu con người vẫn luôn là những sinh vật giàu cảm xúc. Ta sẽ có ấn tượng sâu đậm hơn với những thứ mang lại cảm xúc mãnh liệt. Trong kinh doanh, điều này đã được thực chứng bởi khoa học bằng nhiều nghiên cứu về thói quen mua sắm, chứng minh rằng lý do khiến chúng ta mua hàng là lý do cảm tính, không phải lý tính. Logic chỉ là thứ đến sau cảm xúc, khi người tiêu dùng cố gắng hợp lý hóa lựa chọn của mình mà thôi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, khi so sánh giữa các nhãn hàng nói chung, khách hàng chủ yếu dùng cảm xúc (cảm quan, trải nghiệm cá nhân) hơn là dùng thông tin (thuộc tính sản phẩm, sự thật khách quan về nhãn hàng,…) và không có thước đo nào dự đoán về sức ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh số nhãn hàng đáng tin hơn là mức độ được ưa thích, “good viral” của quảng cáo đó.
Kết hợp cảm xúc vào marketing và quảng cáo là một cách chắc chắn để thu hút, tạo danh tiếng và khuyến khích khán giả của bạn hành động. Hãy nghĩ về marketing cảm xúc như vũ khí bí mật mà bạn không bao giờ biết bạn có.