Em thích ngành nhân sự nhưng không biết mình hợp với vị trí nào trong nhân sự?

  1. Hướng nghiệp

Em luôn cảm thấy có tố chất dành cho ngành này:

  • Em thích làm việc với con người
  • Thường được người xung quanh nhìn nhận là công bằng, thích giúp mọi người, lí trí, cẩn thận chỉn chu
  • Có kĩ năng giao tiếp ổn
  • Khá dạn dĩ trong giao tiếp xã hội

Nhưng em vẫn không dám chắc liệu như trên đã đủ để em bước chân vào ngành này chưa. Em vẫn là sinh viên và chưa có kinh nghiệm lv ở đâu hết ạ.

Từ khóa: 

nhân sự

,

chuyên ngành

,

tuyển dụng

,

nghề nghiệp

,

hướng nghiệp

Có nhiều cơ hội trong lĩnh vực nhân sự mà em có thể lựa chọn, xin gợi ý với em 9 nhóm chức năng thường có trong nhân sự: 

  1. HR Admin (Quản trị nhân sự) quản lý giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của công ty, quản lý các tài sản (điện thoại, văn phòng phẩm, lịch họp, cuộc hẹn, xe cộ, bảng tên, thẻ nhân viên...
  2. Recruitment/Talent Acquision (Tuyển dụng/thu hút nhân tài) lên kế hoạch tuyển dụng nhân tài cho tổ chức, thực hiện toàn bộ các quy trình tuyển dụng từ việc đăng tin, phỏng vấn đến các công tác onboarding, offboarding cho nhân viên. Bên cạnh đó, làm recruitment/talent acquision hiện tại còn phụ trách việc xây dựng các "tập ứng viên tiềm năng" (Talent pool), đảm bảo nguồn nhân lực dự trữ cho tổ chức trong ngắn và dài hạn.
  3. Employer Branding (Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng) có thể coi là bộ phận "marketing của nhân sự", khi phụ trách các chiến dịch truyền thông/sự kiện nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh nhà tuyển dụng của công ty (tổ chức workshop, cuộc thi, tham gia tài trợ cho các chương trình nghề nghiệp...).
  4. Compensation & Benefit (Tiền lương và phúc lợi) phụ trách các công tác về lương thưởng cho nhân viên, ngoài ra còn phụ trách về mặt thủ tục, hồ sơ, hợp đồng lao động, chính sách bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân...
  5. Total Rewards (Chế độ đãi ngộ) có thể được coi là một bước "nâng cấp" của C&B. Nghề này sẽ tập trung nhiều hơn vào mặt data, dữ liệu, xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong tổ chức.
  6. Employee Relations (Quan hệ lao động) là vị trí then chốt đảm bảo dung hòa các yếu tố bên trong của tổ chức, giúp các nhân sự gắn kết với nhau hơn, tạo ra nền tảng để doanh nghiệp có thể phát triển hơn. Cụ thể hơn, phạm vi công việc của vị trí này bao gồm: giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ, tham gia xây dựng các chương trình, chính sách và văn hóa công ty, triển khai và giám sát nội quy lao động, tổ chức các chương trình teambuilding, company trip,...
  7. Organizational Development (Phát triển tổ chức) xây dựng cấu trúc công ty (organizational chart), hệ thống cấp bậc các vị trí và các level, từ điển năng lực cho từng cấp bậc nhân sự (competency framework), xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá năng lực...
  8. Learning & Development (Đào tạo và phát triển) tìm ra các lỗ hổng thiếu sót trong kiến thức và kỹ năng của nhân viên để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp, đảm bảo doanh nghiệp có một nguồn nhân lực chất lượng nhất.
  9. Human Resource Business Partner (Đối tác nhân sự chiến lược) là "cố vấn cấp cao" mà phòng nhân sự gửi đến từng bộ phận/business unit khác trong công ty để tư vấn và hỗ trợ về mặt quản trị nhân sự.

Ngoài ra, gửi em tham khảo thêm lộ trình phát triển các vị trí trong lĩnh vực nhân sự:

https://cdn.noron.vn/2022/10/17/981104674499587-1665977875.jpg

Trả lời

Có nhiều cơ hội trong lĩnh vực nhân sự mà em có thể lựa chọn, xin gợi ý với em 9 nhóm chức năng thường có trong nhân sự: 

  1. HR Admin (Quản trị nhân sự) quản lý giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của công ty, quản lý các tài sản (điện thoại, văn phòng phẩm, lịch họp, cuộc hẹn, xe cộ, bảng tên, thẻ nhân viên...
  2. Recruitment/Talent Acquision (Tuyển dụng/thu hút nhân tài) lên kế hoạch tuyển dụng nhân tài cho tổ chức, thực hiện toàn bộ các quy trình tuyển dụng từ việc đăng tin, phỏng vấn đến các công tác onboarding, offboarding cho nhân viên. Bên cạnh đó, làm recruitment/talent acquision hiện tại còn phụ trách việc xây dựng các "tập ứng viên tiềm năng" (Talent pool), đảm bảo nguồn nhân lực dự trữ cho tổ chức trong ngắn và dài hạn.
  3. Employer Branding (Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng) có thể coi là bộ phận "marketing của nhân sự", khi phụ trách các chiến dịch truyền thông/sự kiện nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh nhà tuyển dụng của công ty (tổ chức workshop, cuộc thi, tham gia tài trợ cho các chương trình nghề nghiệp...).
  4. Compensation & Benefit (Tiền lương và phúc lợi) phụ trách các công tác về lương thưởng cho nhân viên, ngoài ra còn phụ trách về mặt thủ tục, hồ sơ, hợp đồng lao động, chính sách bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân...
  5. Total Rewards (Chế độ đãi ngộ) có thể được coi là một bước "nâng cấp" của C&B. Nghề này sẽ tập trung nhiều hơn vào mặt data, dữ liệu, xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong tổ chức.
  6. Employee Relations (Quan hệ lao động) là vị trí then chốt đảm bảo dung hòa các yếu tố bên trong của tổ chức, giúp các nhân sự gắn kết với nhau hơn, tạo ra nền tảng để doanh nghiệp có thể phát triển hơn. Cụ thể hơn, phạm vi công việc của vị trí này bao gồm: giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ, tham gia xây dựng các chương trình, chính sách và văn hóa công ty, triển khai và giám sát nội quy lao động, tổ chức các chương trình teambuilding, company trip,...
  7. Organizational Development (Phát triển tổ chức) xây dựng cấu trúc công ty (organizational chart), hệ thống cấp bậc các vị trí và các level, từ điển năng lực cho từng cấp bậc nhân sự (competency framework), xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá năng lực...
  8. Learning & Development (Đào tạo và phát triển) tìm ra các lỗ hổng thiếu sót trong kiến thức và kỹ năng của nhân viên để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp, đảm bảo doanh nghiệp có một nguồn nhân lực chất lượng nhất.
  9. Human Resource Business Partner (Đối tác nhân sự chiến lược) là "cố vấn cấp cao" mà phòng nhân sự gửi đến từng bộ phận/business unit khác trong công ty để tư vấn và hỗ trợ về mặt quản trị nhân sự.

Ngoài ra, gửi em tham khảo thêm lộ trình phát triển các vị trí trong lĩnh vực nhân sự:

https://cdn.noron.vn/2022/10/17/981104674499587-1665977875.jpg

Mình nghĩ là bạn cứ thử apply vào tất cả các vị trí luôn đi ^^ Phải thử mới biết đc mình hợp hay ko chứ. 

Công việc cũng giống như đồ ăn ấy, chỉ nhìn thôi thì ko thể biết đc ngon hay dở, hợp vs mình hay không. Cho nên, cứ phải thử cho nó chắc