Em nghĩ mình bị mắc kẹt, rối loạn với chính bản thân mình?

  1. Tâm lý học

Bây giờ câu hỏi của em cứ tròng trọc trong suốt tháng qua là "sở thích mình là gì, mong muốn của mình là gì ? " Nhưng trong đầu em rõ ràng là em muốn học lập trình ( sở thích đam mê công nghệ rất lâu từ năm em lớp 8, giờ em lớp 11) mà em thấy nó kiểu bức xúc, muốn tiếp tục học lập trình nhưng lại ko muốn bây giờ. Em tự hỏi có phải đam mê của mình không phải là lập trình không ? 
Tính tình của em thì lun thích cái gì đó thú vị, mới mẻ với mình, như vẽ em cũng học vẽ, học đánh đàn em cũng học đánh đàn, nhiều thứ em muốn làm cx đang làm. Nhưng khi thấy lại em theo đuổi mấy thứ ko biết có phải mình thích thực sự hay là đam mê của mình ở đó nữa ?
Dạo này em cũng nhận ra mình bị trầm cảm, từ sau mùa dịch ở nhà nhiều em nhận ra em ít nói hẳn, ít vui đùa hơn. Không biết có vấn đề tâm lí gì với em không, mong mọi người tư vấn giúp em :( 
Từ khóa: 

tâm lý

,

tư vấn

,

tâm lý học

Không biết bạn có nhận ra ý kiến của hai bạn

Trần Huyền
Anh Mai
là quý giá đến thế nào không, nhưng mình ước là khi còn nhỏ có ai đó nói với mình những điều đó.

Cái hủy hoại cuộc đời nhiều người hơn là không làm gì cả vì bận tìm đam mê, chứ không phải là vì không có đam mê. Khuyên người khác tìm đam mê, nhất là mấy đứa trẻ, là một lời khuyên độc ác, và có vẻ bạn đã bị nó làm hại rồi.

Những người hạnh phúc vì được sống với đam mê của bản thân không phải là những người may mắn tự nhiên tìm được đam mê của mình. Mình không có cơ hội gặp Steve Jobs, nên không biết ông ấy thật sự thế nào, nhưng những người hạnh phúc, thành đạt, và có đam mê mình biết thì đều có được những gì họ có vì họ thật sự làm việc.

Họ không tự hỏi đam mê của mình là gì. Họ làm việc. Họ cố gắng với những việc họ làm. Có khi họ thất bại, có khi họ phải bỏ cuộc. Nhưng lúc nào họ cũng làm việc nghiêm túc. Họ không bao giờ làm ở công ty A, rồi nghĩ ngày xưa nếu làm ở công ty B, hay ở lại trường làm giáo sư thì sẽ thế nào. Có thể họ có nghĩ, mình không biết, nhưng cái suy nghĩ ấy không ảnh hưởng đến việc họ hết mình ở công ty A. Chính vì họ nỗ lực và nghiêm túc nên họ mới giỏi.

Người ta đam mê cái người ta giỏi, hơn là giỏi cái người ta đam mê. Con đường bình thường của mọi người chúng ta là tiếp xúc với rất nhiều thứ, thử làm một thứ, thấy mình không hợp, bỏ, làm tiếp thứ khác, rồi may mắn thấy hứng thú và làm thứ ấy ngày một nhiều. Đó không phải là đam mê, chỉ là sự thích thú và lao động nghiêm túc. Bạn giỏi một thứ do làm nhiều, không phải do bạn đam mê.

Ngày bé, ở trường mình bọn trẻ bị nhồi nhét rất nhiều, mình cũng vậy. Tất nhiên bọn mình thích một vài môn học. Nhưng mình hiểu rõ là nếu có bạn nào không thích học, mà vì một lý do nào đó vẫn làm hết bài tập được giao, thì không thể không giỏi.

Thường khi bạn giỏi cái gì, bạn thấy nó dễ, bạn thấy làm việc đó thật sảng khoái, bạn làm việc đó ngày càng nhiều, rồi bạn ngày càng giỏi. Người nào (may mắn) sa vào cái vòng tròn ấy thì được gọi là có tài năng và có cả đam mê.

Nhưng sự thật là kỹ năng đi trước đam mê. Đây là tên một cuốn sách, bạn hãy tìm đọc. Người ta biết làm rồi mới thích, chứ không phải thích rồi mới làm. Nếu bạn nào thích khởi nghiệp chỉ vì xem SharkTank thấy gọi vốn dễ quá, thì cái đó muôn đời không gọi là đam mê được. Bạn thích khi bạn đã thử kinh doanh, đã thấy nó khó mà vẫn muốn làm tiếp, khi ấy lại là chuyện khác.

Bây giờ, quay lại với câu hỏi của bạn. Bạn đã lập trình chưa? Bạn đã viết app nào cho điện thoại hay phần mềm nào mà người xung quanh bạn có thể dùng chưa? Để biết bạn có đam mê gì không, cách đúng không phải ngồi đắn đo, mà là dấn thân. Bạn không dốc hết sức vào lập trình thì làm sao bạn biết nó có phải đam mê của bạn không. Thà mất một hai năm để biết rằng bạn không hợp (mà rất có thể là thực ra thì bạn lại hợp) với lập trình rồi tìm thứ khác, còn hơn cứ èo uột đi trên con đường này để rồi đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa đâu vào đâu. Tóm lại, suy nghĩ là xấu, hành động là tốt, ít nhất là trong trường hợp này.

Hãy tự hỏi bản thân mình những thứ bạn học, vẽ tranh, đánh đàn, bạn đang ở trình độ nào. Nếu tất cả đều là ở mức mới bắt đầu thì đó là một nguy cơ. Cứ cưỡi ngựa xem hoa thì sẽ chẳng hái được bông nào. Mình nhắc lại, không có lao động nghiêm túc thì không có chuyện tìm ra đam mê đâu.

Bạn còn biết lên hỏi ở đây thì trầm cảm chưa nặng lắm đâu. Mình đã từng nhiều tuần chỉ ở trong phòng, buổi tối ra ngoài ăn một bữa và mua đồ ăn vặt cho ngày hôm sau, có khi cả ngày chẳng ăn gì vì chẳng muốn bước ra khỏi phòng. Mình vẫn sống. Thực ra, cái làm người ta mệt mỏi nhất là không có việc gì làm, hay không biết phải làm gì mới đúng. Trong khi đó, dù làm gì, nếu không phải là việc ác, thì đều tốt hơn là ngồi không. Bạn phải bận rộn thì mới có thể thoát khỏi mấy suy nghĩ vẩn vơ, có khi tiêu cực. Nếu không phải nhà tu hành, ta phải bận rộn thì mới có thể thanh thản.

Vậy nên, đừng băn khoăn nữa, hãy làm gì đó nghiêm túc đi.

Trả lời

Không biết bạn có nhận ra ý kiến của hai bạn

Trần Huyền
Anh Mai
là quý giá đến thế nào không, nhưng mình ước là khi còn nhỏ có ai đó nói với mình những điều đó.

Cái hủy hoại cuộc đời nhiều người hơn là không làm gì cả vì bận tìm đam mê, chứ không phải là vì không có đam mê. Khuyên người khác tìm đam mê, nhất là mấy đứa trẻ, là một lời khuyên độc ác, và có vẻ bạn đã bị nó làm hại rồi.

Những người hạnh phúc vì được sống với đam mê của bản thân không phải là những người may mắn tự nhiên tìm được đam mê của mình. Mình không có cơ hội gặp Steve Jobs, nên không biết ông ấy thật sự thế nào, nhưng những người hạnh phúc, thành đạt, và có đam mê mình biết thì đều có được những gì họ có vì họ thật sự làm việc.

Họ không tự hỏi đam mê của mình là gì. Họ làm việc. Họ cố gắng với những việc họ làm. Có khi họ thất bại, có khi họ phải bỏ cuộc. Nhưng lúc nào họ cũng làm việc nghiêm túc. Họ không bao giờ làm ở công ty A, rồi nghĩ ngày xưa nếu làm ở công ty B, hay ở lại trường làm giáo sư thì sẽ thế nào. Có thể họ có nghĩ, mình không biết, nhưng cái suy nghĩ ấy không ảnh hưởng đến việc họ hết mình ở công ty A. Chính vì họ nỗ lực và nghiêm túc nên họ mới giỏi.

Người ta đam mê cái người ta giỏi, hơn là giỏi cái người ta đam mê. Con đường bình thường của mọi người chúng ta là tiếp xúc với rất nhiều thứ, thử làm một thứ, thấy mình không hợp, bỏ, làm tiếp thứ khác, rồi may mắn thấy hứng thú và làm thứ ấy ngày một nhiều. Đó không phải là đam mê, chỉ là sự thích thú và lao động nghiêm túc. Bạn giỏi một thứ do làm nhiều, không phải do bạn đam mê.

Ngày bé, ở trường mình bọn trẻ bị nhồi nhét rất nhiều, mình cũng vậy. Tất nhiên bọn mình thích một vài môn học. Nhưng mình hiểu rõ là nếu có bạn nào không thích học, mà vì một lý do nào đó vẫn làm hết bài tập được giao, thì không thể không giỏi.

Thường khi bạn giỏi cái gì, bạn thấy nó dễ, bạn thấy làm việc đó thật sảng khoái, bạn làm việc đó ngày càng nhiều, rồi bạn ngày càng giỏi. Người nào (may mắn) sa vào cái vòng tròn ấy thì được gọi là có tài năng và có cả đam mê.

Nhưng sự thật là kỹ năng đi trước đam mê. Đây là tên một cuốn sách, bạn hãy tìm đọc. Người ta biết làm rồi mới thích, chứ không phải thích rồi mới làm. Nếu bạn nào thích khởi nghiệp chỉ vì xem SharkTank thấy gọi vốn dễ quá, thì cái đó muôn đời không gọi là đam mê được. Bạn thích khi bạn đã thử kinh doanh, đã thấy nó khó mà vẫn muốn làm tiếp, khi ấy lại là chuyện khác.

Bây giờ, quay lại với câu hỏi của bạn. Bạn đã lập trình chưa? Bạn đã viết app nào cho điện thoại hay phần mềm nào mà người xung quanh bạn có thể dùng chưa? Để biết bạn có đam mê gì không, cách đúng không phải ngồi đắn đo, mà là dấn thân. Bạn không dốc hết sức vào lập trình thì làm sao bạn biết nó có phải đam mê của bạn không. Thà mất một hai năm để biết rằng bạn không hợp (mà rất có thể là thực ra thì bạn lại hợp) với lập trình rồi tìm thứ khác, còn hơn cứ èo uột đi trên con đường này để rồi đến khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa đâu vào đâu. Tóm lại, suy nghĩ là xấu, hành động là tốt, ít nhất là trong trường hợp này.

Hãy tự hỏi bản thân mình những thứ bạn học, vẽ tranh, đánh đàn, bạn đang ở trình độ nào. Nếu tất cả đều là ở mức mới bắt đầu thì đó là một nguy cơ. Cứ cưỡi ngựa xem hoa thì sẽ chẳng hái được bông nào. Mình nhắc lại, không có lao động nghiêm túc thì không có chuyện tìm ra đam mê đâu.

Bạn còn biết lên hỏi ở đây thì trầm cảm chưa nặng lắm đâu. Mình đã từng nhiều tuần chỉ ở trong phòng, buổi tối ra ngoài ăn một bữa và mua đồ ăn vặt cho ngày hôm sau, có khi cả ngày chẳng ăn gì vì chẳng muốn bước ra khỏi phòng. Mình vẫn sống. Thực ra, cái làm người ta mệt mỏi nhất là không có việc gì làm, hay không biết phải làm gì mới đúng. Trong khi đó, dù làm gì, nếu không phải là việc ác, thì đều tốt hơn là ngồi không. Bạn phải bận rộn thì mới có thể thoát khỏi mấy suy nghĩ vẩn vơ, có khi tiêu cực. Nếu không phải nhà tu hành, ta phải bận rộn thì mới có thể thanh thản.

Vậy nên, đừng băn khoăn nữa, hãy làm gì đó nghiêm túc đi.

Cảm giác như bạn đang là ta có thật nhiều thứ mà không rõ ta muốn thứ gì. Thực ra bạn học lớp 11, không phải là quá ít nhưng cũng chưa nhiều đủ, theo mình cần thêm trải nghiệm đã, bạn học đàn, học vẽ, học này học kia nhưng chốt lại bạn thu nạp được gì sau khi học, ý mình là cần có mục tiêu rõ khi lao vào một thứ gì mới, đạt được mục tiêu rồi mới từ bỏ. Quay trở lại lập trình, bạn học lập trình làm gì, bạn đã đi đến đâu trên con đường hoàn thành mục tiêu của mình, chưa đi hết thì đừng dừng lại.

Một điều nữa, không va vấp, không sai sót thì không bao giờ tìm ra được đam mê, thế mạnh của bản thân đâu bạn ạ, do vậy cứ bước đi và đừng nghĩ suy... quá nhiều nhé!

2023 rùi, hông biết bạn vượt qua được chưa ☹️ nếu mà chưa ổn hơn ấy, thì inbox cho mình nhé. mình ở đây với bạn.
Có câu thành công tạo đam mê.cư làm đi cái gi thấy thành công thấy vui thì làm tiếp,ko riêng gì bạn ngay cả tôi và tôi nghĩ cũng nhiều người giống bạn vậy đó, ko sao cả ko việc gì phải loạn

Tôi thường phân biệt THÍCH và ĐAM MÊ như sau: ĐAM MÊ là THÍCH một cái gì đó nhiều và lâu dài đến mức sẵn sàng hi sinh một hoặc nhiều cái THÍCH khác trong lâu dài (từ bỏ hẳn). Ví dụ: mê chơi game => bỏ học. Hihi

Vì thế đừng bao giờ hỏi bạn đam mê cái gì, vì nếu bạn thực sự đam mê, bạn sẽ biết ngay, vì để đạt được nó bạn đã phải hi sinh rất nhiều thứ khác. Còn người thường thích đủ thứ, chứ ít có đam mê lắm.

Hideki
Cảm ơn bạn.tôi nghĩ câu trả lời của mình thật sự có giá trị khi bạn ấy áp dụng thành công thôi ak.hi