Em muốn hỏi vài câu hỏi liên quan đến việc thiền?

  1. Sức khoẻ

Em gần đây đang tập thiền, và em muốn có một số câu hỏi muốn hỏi mọi người:

1/ Trong quá trình em tập thiền, em thi thoảng tập trung vào những suy nghĩ của mình. Tình trạng này chấm dứt khi bài hướng dẫn chỉ tập trung vào nhịp thở của mình. Liệu điều đó có bình thường khi mình thiền không ạ? Em cần làm gì để tránh hiện tượng trên hay xử trí ra sao nếu đang thiền mà đầu lại quanh quẩn với suy nghĩ của mình rồi tập trung suy nghĩ và lý giải hoặc ghi nhớ nó?

2/ Có vài lần khi em tập thiền, em có hiện tượng toàn tay chân, hoặc toàn bộ phần tay tê rồi sau đó phần đầu trước trán của em có hiện tượng tê buốt, cảm giác như máu đang chảy lên não. Hiện tượng trán buốt của em có hôm sẽ lan ra rộng hơn, gần như là toàn bộ vùng trán. Sau khi em ngồi dậy, hiện tượng trên không còn. Không biết là mọi người đã từng bị tình trạng như vậy chưa ạ?

3/ Em tập thiền trong khoảng thời gian gần 1 tháng, em biết là chưa thể nói lên được nhiều tác động của thiền với tâm trí mình. Nhưng dù khi em tập thiền xong, tâm trí em được giải tỏa, em lại gặp căng thẳng mỗi khi gặp cùng vấn đề khiến em tìm đến thiền. Có người nói rằng "thiền là cách trốn tránh thực tại" (em không nhớ rõ em đọc hay nghe được câu này ở đâu) nên em cũng hơi bị dao động và tự hỏi về hiệu quả của việc thiền. Em muốn hỏi liệu rằng nói như vậy có đúng không? Vì sao và em cần phải làm gì khi gặp tình trạng cảm xúc tiêu cực vì cùng một vấn đề khiến em tìm đến thiền lại tái phát ạ?

Từ khóa: 

thiền

,

thiền định

,

ngồi thiền

,

tập thiền

,

sức khoẻ

1) đúng vậy
2) bạn nên vận động hoặc tự massage cho lưu thông máu đều rồi mới ngồi thiền và nên xem lại tư thế của mình xem ngồi đúng chưa. Việc bạn như vậy là do các tế bào bị thiếu oxy
3) nếu như trong tình huống của bạn thì yes, bạn đang trốn tránh việc đối mặt với hoàn cảnh.
Người ta nên thiền sau khi đã giải quyết được các nghiệp quả dang dở, hoặc ít nhất là sau khi đã xử lý dc những vấn đề đang xảy ra trc mắt đang khiến bạn phiền lòng, thì khi đó thiền mới mang lại minh triết cho bạn. Để đối diện với vấn đề thì:
1. Thừa nhận mình đang có vấn đề, gọi tên nó
2. Đối diện nó, phân tích đánh giá nhân quả của nó
3. Tìm cách giải quyết
4. Giải quyết
5. Buông nó đi
6. Rồi mới thiền.
Bạn có thể tham khảo thêm quyển Bhagavad Gita (đã được dịch tiếng việt) nếu như bạn quan tâm tới việc hành động để viên mãn nghiệp quả. 
Việc bạn buông xả dc là những cái căn nguyên mới hoặc những cái lòng tham sân si mới, bạn ko cho nó cơ hội xảy đến. Nhưng với những việc bạn đã có tham
Gia vào, thì bắt buộc bạn phải làm tròn vai diễn của mình trong hành động đó. Thì những tác nhân và nhân duyên liên quan vấn đề đó mới thôi không bám theo bạn. Còn không thì bạn chỉ giống như kẻ trốn nợ thôi.
Trả lời
1) đúng vậy
2) bạn nên vận động hoặc tự massage cho lưu thông máu đều rồi mới ngồi thiền và nên xem lại tư thế của mình xem ngồi đúng chưa. Việc bạn như vậy là do các tế bào bị thiếu oxy
3) nếu như trong tình huống của bạn thì yes, bạn đang trốn tránh việc đối mặt với hoàn cảnh.
Người ta nên thiền sau khi đã giải quyết được các nghiệp quả dang dở, hoặc ít nhất là sau khi đã xử lý dc những vấn đề đang xảy ra trc mắt đang khiến bạn phiền lòng, thì khi đó thiền mới mang lại minh triết cho bạn. Để đối diện với vấn đề thì:
1. Thừa nhận mình đang có vấn đề, gọi tên nó
2. Đối diện nó, phân tích đánh giá nhân quả của nó
3. Tìm cách giải quyết
4. Giải quyết
5. Buông nó đi
6. Rồi mới thiền.
Bạn có thể tham khảo thêm quyển Bhagavad Gita (đã được dịch tiếng việt) nếu như bạn quan tâm tới việc hành động để viên mãn nghiệp quả. 
Việc bạn buông xả dc là những cái căn nguyên mới hoặc những cái lòng tham sân si mới, bạn ko cho nó cơ hội xảy đến. Nhưng với những việc bạn đã có tham
Gia vào, thì bắt buộc bạn phải làm tròn vai diễn của mình trong hành động đó. Thì những tác nhân và nhân duyên liên quan vấn đề đó mới thôi không bám theo bạn. Còn không thì bạn chỉ giống như kẻ trốn nợ thôi.