Em muốn hỏi là để theo đuổi ngành tâm lý học thì mình cần những kỹ năng, yếu tố nào ạ.?
hướng nghiệp
Mình nghĩ bạn nên lưu ý về 1 số kỹ năng như:
Giao tiếp
Tâm lý học là ngành học về con người nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nếu hướng đến nghề nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bạn cần là người giỏi nắm bắt tâm lý, cảm xúc và các vấn đề xã hội. Còn nếu bạn có kế hoạch trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, bạn sẽ cần kỹ năng giao tiếp để chuyển tải thông tin ở cả hai dạng viết và nói.
Nghiên cứu
Bất kể bạn theo đuổi chuyên ngành gì của tâm lý học, bạn cũng sẽ phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Khi đứng trước vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm của riêng bạn. Bạn sẽ muốn biết trước đó có ai thực hiện chưa. Hoặc với trường hợp đó, các nhà tâm lý học khác giải quyết ra sao. Có hàng ngàn tạp chí khoa học ngoài kia, với thông tin nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Có thể tìm thấy thông tin bạn cần và đánh giá nó một cách hiệu quả là cần thiết. Vì lẽ này, sinh viên tâm lý được đào tạo nhiều về phương pháp nghiên cứu.
Giải quyết vấn đề
Cũng như mọi ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn luôn diễn ra như kế hoạch. Có nhiều vấn đề phát sinh buộc nhà tâm lý học phải giải quyết. Nhà tâm lý giỏi cần phải biết linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Các kế hoạch nghiên cứu tốt bằng văn bản thực sự có thể hạn chế được những rủi ro, cản trở trong quá trình làm việc. Tuy nhiên nó không ngăn được điều bất ngờ có thể xảy ra. Bạn cần có một danh sách các phương pháp phòng bị sẵn sàng vận dụng khi cần thiết.
Kiên nhẫn
Có thể mất nhiều năm mới có thể thấy được kết quả trong tâm lý học, cho dù trong nghiên cứu thuần túy hay khi làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Ngay cả khi kết quả không rõ ràng ngay lập tức, bạn cũng phải kiên nhẫn, duy trì động lực làm việc.
Chúc bạn may mắn nhé!
Đặng Minh Thư
Mình nghĩ bạn nên lưu ý về 1 số kỹ năng như:
Giao tiếp
Tâm lý học là ngành học về con người nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng. Nếu hướng đến nghề nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bạn cần là người giỏi nắm bắt tâm lý, cảm xúc và các vấn đề xã hội. Còn nếu bạn có kế hoạch trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, bạn sẽ cần kỹ năng giao tiếp để chuyển tải thông tin ở cả hai dạng viết và nói.
Nghiên cứu
Bất kể bạn theo đuổi chuyên ngành gì của tâm lý học, bạn cũng sẽ phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Khi đứng trước vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm của riêng bạn. Bạn sẽ muốn biết trước đó có ai thực hiện chưa. Hoặc với trường hợp đó, các nhà tâm lý học khác giải quyết ra sao. Có hàng ngàn tạp chí khoa học ngoài kia, với thông tin nghiên cứu qua nhiều thập kỷ. Có thể tìm thấy thông tin bạn cần và đánh giá nó một cách hiệu quả là cần thiết. Vì lẽ này, sinh viên tâm lý được đào tạo nhiều về phương pháp nghiên cứu.
Giải quyết vấn đề
Cũng như mọi ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn luôn diễn ra như kế hoạch. Có nhiều vấn đề phát sinh buộc nhà tâm lý học phải giải quyết. Nhà tâm lý giỏi cần phải biết linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Các kế hoạch nghiên cứu tốt bằng văn bản thực sự có thể hạn chế được những rủi ro, cản trở trong quá trình làm việc. Tuy nhiên nó không ngăn được điều bất ngờ có thể xảy ra. Bạn cần có một danh sách các phương pháp phòng bị sẵn sàng vận dụng khi cần thiết.
Kiên nhẫn
Có thể mất nhiều năm mới có thể thấy được kết quả trong tâm lý học, cho dù trong nghiên cứu thuần túy hay khi làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Ngay cả khi kết quả không rõ ràng ngay lập tức, bạn cũng phải kiên nhẫn, duy trì động lực làm việc.
Chúc bạn may mắn nhé!
Hoàng Ân Điển
Mình học chuyên về tâm lý đây.
Ngày xưa khi đi học từng đọc 1 cuốn sách tâm lý của Pierre Daco, một trong những nhà tâm lý học xuất bản rất nhiều sách vào những năm 60-70 và là học trò trực tiếp của nhà tâm lý Carl Jung. Trong cuốn "Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại", Pierre Daco đã viết rằng:
"Nhà tâm lý học là cả 1 khối óc, và 1 trái tim". Điều đó cho thấy để hành nghề tâm lý, bạn cần là 1 người vừa lý trí, vừa giàu lòng bác ái, cảm thông. Sau khi rèn giũa được cho mình 2 phẩm chất đó, thì mới tính đến chuyện kĩ năng.
Lan Anh
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Nếu có ý định trở thành một nhà tâm lý trị liệu, kỹ năng thấu cảm rất quan trọng. Dù nhà trị liệu không nói ra nhưng thân chủ cũng hiểu được thông điệp rằng: “tôi đang lắng nghe anh/chị đây”, “tôi hiểu anh/chị”, “tôi biết anh/chị đã phải khó khăn như thế nào khi phải đối mặt với những vấn đề này”. Thấu cảm không chỉ là sự lắng nghe mà còn là sự thấu hiểu và trải nghiệm của nhà trị liệu với những cảm xúc của thân chủ. Sự thấu cảm được thể hiện qua lời nói, hành vi, cử chỉ, nét mặt… của nhà trị liệu khi đứng trước thân chủ.
Friendly Me
Những tố chất mà mình thấy là phù hợp với ngành Tâm lý học:
-Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực cao trong công việc.
-Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác.
-Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lí thông tin.
-Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lí.
Nói chung là bạn cần các kỹ năng (Tư duy, giao tiếp, giải quyết vần đề, học hỏi)
Mình gửi bạn 1 bài viết liên quan đến ngành Tâm lý học:
Tương lai của ngành Tâm lý học?
noron.vn
Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm những thông tin về ngành Tâm lý học qua các kênh như : các tiến sĩ tâm lý học (Khắc Hiếu...), cẩm nang tuyển sinh của các trường tốt có đào tạo ngành này như (ĐH KHXH-NV (HCMUSSH, USSH...) Thân !
Lê Ngọc Như Hoa
Kỹ năng tư duy rất quan trọng nhé.
Sinh viên tâm lý học được rèn luyện kỹ năng này thông qua việc tiếp cận nhiều góc nhìn về nguyên nhân và bản chất của hành vi con người, từ cấp độ tế bào thần kinh cho đến các mối quan hệ xã hội phức tạp nhất.
Ngoài ra, các bạn cũng được học cách lập luận, diễn giải và phản biện để đi đến kết luận dựa trên các tiêu chí khoa học. Nhờ khả năng phân tích, đánh giá và lập luận được học trong quá trình đào tạo, sinh viên tâm lý học có thể nhanh chóng xử lý những tình huống phức tạp trong công việc.
Đinh Thị Ngọc Yến
Kỹ năng cân bằng là quan trọng đối với tất cả các nhà tâm lý học, bất kể họ theo đuổi chuyên môn gì. Các nhà tâm lý học phải thường xuyên cân bằng giữa cảm xúc và lý trí trong khi làm việc với khách hàng. Họ cũng phải biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Việc hiểu biết về cuộc sống và tình huống của khách hàng cũng cần biết đâu là điểm dừng, chứ không phải khai thác mọi chi tiết.