Em không muốn học nữa?

  1. Tâm sự cuộc sống

Xin chào các anh/chị ạ, em năm nay là sinh viên năm nhất của một trường đại học trường Top. Em có mong muốn bỏ học bởi vì em thấy mình không thể theo kịp mọi thứ ở trường. Ban đầu, em có ý định học Cao đẳng thế nhưng gia đình em lại muốn em phải học Đại học trường có danh tiếng cho bằng bạn bằng bè và để họ nở mặt với đồng nghiệp, họ hàng. Dù cho em học không giỏi chỉ ngừng lại đến mức chăm chỉ, cần cù. Em cũng phải nghe theo lời gia đình và thi vào trường Top ( nói thi vậy chứ em vào trường này do nộp học bạ).

Bắt đầu cắp sách đến trường vào đầu tháng 10 đến bây giờ em mới nhận ra mình không thể theo kịp mọi thứ ở đây. Từ bài học, thi cử, đến những sự kiện mà khoa tổ chức. Ngày nào, em cũng có trạng thái chán nản mỗi khi đến trường một trạng thái mà trước đây không có. Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ gần 2 tháng, chán ăn và tâm trạng em lúc nào cũng tệ không thể tập trung được. Vào tháng trước em có tự mình đi khám ở BV PNT về tâm lý và cũng được chuẩn đoán là trầm cảm nhẹ.

Ngoài ra, em cũng có dự định là sẽ đi làm thêm, trau dồi thêm Tiếng Anh thi Toeic và học thêm Tin học ( nếu có thời gian em sẽ thi chứng chỉ MOS) trong lúc đang suy nghĩ mình nên nói với gia đình như thế nào về việc bỏ học.

Em phải làm như thế nào đây ạ?

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Chào em nha,

Như em nói thì hiện tại em đang là sinh viên trường top. Vậy chị tin rằng kết quả có được là do năng lực vốn có của em chứ không phải nhờ may mắn hay yếu tố nào khác. Nếu đã có năng lực, tại sao em phải lựa chọn cao đẳng hay bỏ học đi làm trong khi việc học đại học sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn? Đúng, việc học đại học đôi khi quá lý thuyết, nhiều người không cần học đại học vẫn thành công song không có những nền tảng vững chắc ấy, chúng ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn hay bước chậm hơn so với những bạn khác.

Vậy nên, điều em cần làm là tin vào năng lực của bản thân. Chị cũng là người đỗ xét tuyển học bạ vào trường top, chị cũng từng nghi ngờ năng lực của bản thân nhưng sau cùng, chị ngừng so sánh mình với người khác mà tập trung vào mục tiêu của mình. Những target mình đặt ra, mình làm được, vậy là đủ rồi chứ đừng chạy theo target của người để rồi phán xét bản thân "kém cỏi".

Em cũng cần nhận ra được lợi ích đến từ việc học đại học, chưa kể đó là trường top. Học là cho mình, vì tương lai của mình chứ không phải vì người khác ép buộc hay vì "con nhà người ta". Nếu cứ giữ mãi tâm lý như thế, em không bao giờ học tốt lên được.

Việc học trên ĐH cũng vô cùng khác với khi còn là học sinh. Trường chị học theo kiểu "cuốn chiếu", nghĩa là một môn 3 tín sẽ diễn ra trong khoảng 15-18 buổi, tương đương 2-3 tháng, bao gồm cả thời gian thi. Như vậy, em phải thu nạp kiến thức từ nhiều môn trong một thời gian ngắn. 

Vậy đâu là phương pháp giúp việc học trên ĐH hiệu quả hơn?

  • Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, đó là đi học đầy đủ. Môi trường ĐH thường không quản lý nghiêm ngặt như môi trường cấp 1, 2, 3 nên hiện tượng bỏ học, điểm danh hộ vô cùng phổ biến. Chính những kiến thức giảng viên dạy trong các buổi học sẽ là những kiến thức trọng tâm nhất và sẽ thi vào. Còn quyển giáo trình mấy trăm trang cũng là kiến thức đấy, nhưng dài dòng vô cùng. Việc đi học, hăng hái phát biểu còn để lại ấn tượng với giảng viên, được cộng điểm vào bài thi giữa kỳ hay cuối kỳ. Đương nhiên cái này còn tùy thuộc vào từng thầy cô nhưng phổ biến là vậy.
  • Tiếp đến, em nên ôn tập lại những kiến thức ấy sau khi học. Kiến thức nhiều, thời gian học ít, đến lúc thi em mới lôi ra học thì đúng là cả biển kiến thức, em bơi rồi sẽ thấy mệt. Nhưng nếu em tích lũy từng chút một, đến khi ôn thi chỉ cần nhớ lại và làm bài tập, chắc chắn dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Ngoài ra, em nên xin tài liệu từ các anh chị đi trước, đặc biệt là tài liệu của giáo viên em học. Như vậy, em có thể biết được dạng đề của thầy cô ra thường như nào, thường xoay quanh vấn đề gì. Nhớ là chỉ tham khảo chứ không được lạm dụng bởi thầy cô có thể đổi dạng bất cứ lúc nào.
  • Một điều quan trọng không kém nữa đó là hãy tìm cho mình một nhóm bạn học cùng. Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng rất hữu ích. Khi em không hiểu, em hỏi bạn, chắc chắn dễ dàng hơn việc tự tìm tòi rất nhiều. Có bạn học cùng cũng giúp em có động lực hơn thay vì bỏ bê, trì hoãn.

Mọi lựa chọn đều có những thách thức riêng, không con đường nào là dễ đi cả. Chị mong em sẽ suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cho mình, quan trọng là thật vui vẻ, stress vừa hại não, vừa không làm được gì đâu 😙

Trả lời

Chào em nha,

Như em nói thì hiện tại em đang là sinh viên trường top. Vậy chị tin rằng kết quả có được là do năng lực vốn có của em chứ không phải nhờ may mắn hay yếu tố nào khác. Nếu đã có năng lực, tại sao em phải lựa chọn cao đẳng hay bỏ học đi làm trong khi việc học đại học sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn? Đúng, việc học đại học đôi khi quá lý thuyết, nhiều người không cần học đại học vẫn thành công song không có những nền tảng vững chắc ấy, chúng ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn hay bước chậm hơn so với những bạn khác.

Vậy nên, điều em cần làm là tin vào năng lực của bản thân. Chị cũng là người đỗ xét tuyển học bạ vào trường top, chị cũng từng nghi ngờ năng lực của bản thân nhưng sau cùng, chị ngừng so sánh mình với người khác mà tập trung vào mục tiêu của mình. Những target mình đặt ra, mình làm được, vậy là đủ rồi chứ đừng chạy theo target của người để rồi phán xét bản thân "kém cỏi".

Em cũng cần nhận ra được lợi ích đến từ việc học đại học, chưa kể đó là trường top. Học là cho mình, vì tương lai của mình chứ không phải vì người khác ép buộc hay vì "con nhà người ta". Nếu cứ giữ mãi tâm lý như thế, em không bao giờ học tốt lên được.

Việc học trên ĐH cũng vô cùng khác với khi còn là học sinh. Trường chị học theo kiểu "cuốn chiếu", nghĩa là một môn 3 tín sẽ diễn ra trong khoảng 15-18 buổi, tương đương 2-3 tháng, bao gồm cả thời gian thi. Như vậy, em phải thu nạp kiến thức từ nhiều môn trong một thời gian ngắn. 

Vậy đâu là phương pháp giúp việc học trên ĐH hiệu quả hơn?

  • Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, đó là đi học đầy đủ. Môi trường ĐH thường không quản lý nghiêm ngặt như môi trường cấp 1, 2, 3 nên hiện tượng bỏ học, điểm danh hộ vô cùng phổ biến. Chính những kiến thức giảng viên dạy trong các buổi học sẽ là những kiến thức trọng tâm nhất và sẽ thi vào. Còn quyển giáo trình mấy trăm trang cũng là kiến thức đấy, nhưng dài dòng vô cùng. Việc đi học, hăng hái phát biểu còn để lại ấn tượng với giảng viên, được cộng điểm vào bài thi giữa kỳ hay cuối kỳ. Đương nhiên cái này còn tùy thuộc vào từng thầy cô nhưng phổ biến là vậy.
  • Tiếp đến, em nên ôn tập lại những kiến thức ấy sau khi học. Kiến thức nhiều, thời gian học ít, đến lúc thi em mới lôi ra học thì đúng là cả biển kiến thức, em bơi rồi sẽ thấy mệt. Nhưng nếu em tích lũy từng chút một, đến khi ôn thi chỉ cần nhớ lại và làm bài tập, chắc chắn dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Ngoài ra, em nên xin tài liệu từ các anh chị đi trước, đặc biệt là tài liệu của giáo viên em học. Như vậy, em có thể biết được dạng đề của thầy cô ra thường như nào, thường xoay quanh vấn đề gì. Nhớ là chỉ tham khảo chứ không được lạm dụng bởi thầy cô có thể đổi dạng bất cứ lúc nào.
  • Một điều quan trọng không kém nữa đó là hãy tìm cho mình một nhóm bạn học cùng. Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng rất hữu ích. Khi em không hiểu, em hỏi bạn, chắc chắn dễ dàng hơn việc tự tìm tòi rất nhiều. Có bạn học cùng cũng giúp em có động lực hơn thay vì bỏ bê, trì hoãn.

Mọi lựa chọn đều có những thách thức riêng, không con đường nào là dễ đi cả. Chị mong em sẽ suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cho mình, quan trọng là thật vui vẻ, stress vừa hại não, vừa không làm được gì đâu 😙

Hi bạn. Dù thế nào vẫn nên làm những điều khiến bản thân thấy thoải mái nha. Cách bắt đầu của bạn sai dẫn đến quá trình không hiệu quả. Việc cố gắng làm vừa lòng người khác, bao gồm cả ba mẹ, chỉ khiến tình trạng của bạn trông tệ hơn. Mình "may mắn" có 1 tính cách khá cố chấp, ai nói gì cũng không nghe, luôn luôn tự quyết định theo cảm xúc của bản thân. Mình hy vọng bạn cũng vậy, cứng cỏi một chút để thực hiện mong muốn của mình.

Có vẻ như khi lên đại học, bạn không phản kháng, dẫn đến bố mẹ chỉ tập trung vào danh dự mà không quan tâm đến cảm xúc của bạn. Đã đến lúc bạn tháo gỡ nút thắt đó bằng cách nghiêm túc trò chuyện với bố mẹ, trong cuộc trò chuyện đó đừng quên vạch ra lộ trình rõ ràng cho bản thân và đảm bảo với bố mẹ rằng mình sẽ không hối hận nhé. Danh dụ thì danh dự chứ mình tin bố mẹ nào cũng thương con, đặc biệt là bây giờ bạn đang có dấu hiệu trầm cảm nhẹ nữa. Muốn sống cuộc đời của mình thì không được phép sợ hãi. Tặng bạn tình yêu của mình nhaaa

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/150316498591181-1671119510.png

Anh thấy em đã nhận được những chia sẻ khá bổ ích từ mọi người rồi nên chỉ đóng góp thêm ý này thôi: không nên nói với gia đình em bỏ học, mà là em chọn lựa môi trường học tập khác phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân hơn.

Ngôn ngữ có vai trò khá quan trọng trong việc truyền tải ý tưởng em ạ.

em k cần phải học giỏi ở đại học. đó k phải mục đích của đại học. Khi đi xin việc thì bằng đại học là điều kiện đầu tiên mặc dù k quan trọng cho công việc nhưng nó là bằng chứng em đã vượt qua 1 chặng đường ko mấy dễ dàng. Học đại học e sẽ có được 1 số lượng kiến thức và chủ yếu là có các quan hệ bạn bè, thường sẽ là quan hệ công việc sau này.