Em học Khoa Luật chung của Đại học Luật Hà Nội và có ước muốn làm pháp chế doanh nghiệp, cho em hỏi về mức độ phức tạp, lương thưởng và cơ hội thăng tiến của nghề này ạ?
pháp chế doanh nghiệp
,hướng nghiệp
,hướng nghiệp
,luật pháp
Em cảm ơn anh @Nam đã mời ạ.
Mình luôn rất nể các bạn học luật từ HLU hay Khoa Luật-VNU vì khả năng lý luận vời tư duy pháp lý rất xuất sắc. Vì mình cũng đã từng trải qua công việc của firm và đang làm pháp chế nên chắc sẽ có vài ý kiến giúp bạn tham khảo.
Đầu tiên phải là lời khuyên của mình, hay là của rất nhiều người bạn quanh mình, đó là khi mới ra trường nên làm ở firm một thời gian (2 năm, 3 năm hoặc lâu hơn) sau đó hãy vào pháp chế, nếu như bạn có định hướng ban đầu. Lý do tại sao? rất nhiều, mình chỉ sơ sơ trước vì chỉ là lời khuyên, nếu bạn quan tâm.
- Mảng pháp lý mà bạn hứng thú. Làm pháp lý (chung cho cả firm và inhouse) sẽ phân ra rất nhiều lĩnh vực mà mình nghĩ sẽ chả có ai có thể chuyên gia trong tất cả. Ví dụ: luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ, luật sư chuyên về bất động sản, luật sư chuyên về tài chính... hoặc hết hợp vài lĩnh vực. Ở firm bạn sẽ được trải qua hết để biết mình hứng thú mảng nào.
- Mức độ vụ việc: quá đa dạng luôn, từ dễ đến khó đến siêu khó. Nhất là thời điểm này thì tư vấn pháp lý đang được doanh nghiệp quan tâm hơn rất nhiều. Dĩ nhiên là sẽ học được rất nhiều.
- Kỹ năng: firm là môi trường phát triển kỹ năng nhanh nhất vì ép người ra bã.
Sau đó thì tùy theo định hướng của mình, bạn có thể làm chuyên sâu một mảng ở vị trí pháp chế. Ở một góc nhìn khác thì điều này giúp bạn tìm được mảng mình thích thay vì vào làm pháp chế ở một mảng mới mẻ.
Giờ tới câu hỏi của bạn.
- Vấn đề quan tâm nhất, lương thưởng. Bất kỳ công ty nào cũng sẽ phải xét đến yếu tố mức độ bự của doanh nghiệp thì mới ước chừng được mức lương. Nhưng, theo mình thấy thì trong 03 năm đầu của sv luật, cùng trình độ, thì lương pháp chế sẽ cao hơn lương ngoài firm. Nhưng trừ khi bạn lên được trưởng phòng pháp chế, lương của bạn sẽ chỉ tăng đều (10%/năm, đa số) hoặc tăng theo kiểu nhảy việc. Mà nói đến nhảy việc thì đó lại là câu chuyện phức tạp khác. Sau 03 năm thì khác, nếu k nhảy việc, lương ở firm sẽ cao hơn vì firm tính theo năng lực, pháp chế tính lương theo cơ cấu lương cho từng vị trí.
- Cơ hội thăng tiến. Thường thì pháp chế có khoảng 3 - 5 nhân sự cho một doanh nghiệp tập trung. Doanh nghiệp kiểu holdings sẽ đông hơn nhưng mình thấy cái đích thăng tiến của pháp chế sẽ là trưởng phòng/pháp chế doanh nghiệp. Đây là vị trí mà, theo mình, khá là khó để đi lên từ cấp nhân viên nhưng chắc k phải là k thể.
Pháp chế có thể thăng tiến lên cấp quản lý thông qua nhảy việc, nhân viên doanh nghiệp cỡ trung về làm trưởng bộ phận doanh nghiệp cỡ nhỏ hơn, tích lũy kinh nghiệm và lên lại doanh nghiệp cỡ bự. Tương tự, khi một trưởng phòng pháp chế nghỉ việc thì thường doanh nghiệp sẽ tuyển người ngoài.
- cuối cùng, mức độ phức tạp. Lại là tùy thuộc vào độ lớn và độ đa dạng ngành nghề của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp k bứt phá thì mình nghĩ ban đầu làm sẽ nhiều việc mới mẻ nhưng sau một thời gian pháp chế sẽ chỉ xoay quanh công việc ở 1 mức nào đó.
Công ty chuyên về 1 mảng thì pháp chế sẽ chuyên về mảng đó. Nhưng, để có thể thành chuyên gia về một mảng thì mình nghĩ là khó, phụ thuộc nhiều vào độ lớn doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, mức độ deal càng phức tạp, giá trị deal càng cao và sẽ có nhiều lĩnh vực phụ trợ. Ví dụ: Doanh nghiệp BDS, phụ trợ là mảng tài chính, kế toán; doanh nghiệp sản xuất, gia công, phụ trợ là mảng lao động, vận tải, tài chính (ngoại hối)...
Tương tự, doanh nghiệp đa dạng ngành nghề thì pháp chế sẽ thầu tất cả các mảng đó. Ví dụ: Bamboo Cap (không phải Bamboo của Mr. Quyết nhé), đây là doanh nghiệp làm bds, năng lượng, pháp chế sẽ làm về bds, năng lượng, vốn, tài chính, kế toán.
Vậy nên để trả lời bạn về mức độ phức tạp thì mình nghĩ pháp chế không phức tạp bằng firm. Việc của pháp chế có phức tạp hay k phụ thuộc nhiều vào độ lớn doanh nghiệp.
Ninh Phạm
Em cảm ơn anh @Nam đã mời ạ.
Mình luôn rất nể các bạn học luật từ HLU hay Khoa Luật-VNU vì khả năng lý luận vời tư duy pháp lý rất xuất sắc. Vì mình cũng đã từng trải qua công việc của firm và đang làm pháp chế nên chắc sẽ có vài ý kiến giúp bạn tham khảo.
Đầu tiên phải là lời khuyên của mình, hay là của rất nhiều người bạn quanh mình, đó là khi mới ra trường nên làm ở firm một thời gian (2 năm, 3 năm hoặc lâu hơn) sau đó hãy vào pháp chế, nếu như bạn có định hướng ban đầu. Lý do tại sao? rất nhiều, mình chỉ sơ sơ trước vì chỉ là lời khuyên, nếu bạn quan tâm.
- Mảng pháp lý mà bạn hứng thú. Làm pháp lý (chung cho cả firm và inhouse) sẽ phân ra rất nhiều lĩnh vực mà mình nghĩ sẽ chả có ai có thể chuyên gia trong tất cả. Ví dụ: luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ, luật sư chuyên về bất động sản, luật sư chuyên về tài chính... hoặc hết hợp vài lĩnh vực. Ở firm bạn sẽ được trải qua hết để biết mình hứng thú mảng nào.
- Mức độ vụ việc: quá đa dạng luôn, từ dễ đến khó đến siêu khó. Nhất là thời điểm này thì tư vấn pháp lý đang được doanh nghiệp quan tâm hơn rất nhiều. Dĩ nhiên là sẽ học được rất nhiều.
- Kỹ năng: firm là môi trường phát triển kỹ năng nhanh nhất vì ép người ra bã.
Sau đó thì tùy theo định hướng của mình, bạn có thể làm chuyên sâu một mảng ở vị trí pháp chế. Ở một góc nhìn khác thì điều này giúp bạn tìm được mảng mình thích thay vì vào làm pháp chế ở một mảng mới mẻ.
Giờ tới câu hỏi của bạn.
- Vấn đề quan tâm nhất, lương thưởng. Bất kỳ công ty nào cũng sẽ phải xét đến yếu tố mức độ bự của doanh nghiệp thì mới ước chừng được mức lương. Nhưng, theo mình thấy thì trong 03 năm đầu của sv luật, cùng trình độ, thì lương pháp chế sẽ cao hơn lương ngoài firm. Nhưng trừ khi bạn lên được trưởng phòng pháp chế, lương của bạn sẽ chỉ tăng đều (10%/năm, đa số) hoặc tăng theo kiểu nhảy việc. Mà nói đến nhảy việc thì đó lại là câu chuyện phức tạp khác. Sau 03 năm thì khác, nếu k nhảy việc, lương ở firm sẽ cao hơn vì firm tính theo năng lực, pháp chế tính lương theo cơ cấu lương cho từng vị trí.
- Cơ hội thăng tiến. Thường thì pháp chế có khoảng 3 - 5 nhân sự cho một doanh nghiệp tập trung. Doanh nghiệp kiểu holdings sẽ đông hơn nhưng mình thấy cái đích thăng tiến của pháp chế sẽ là trưởng phòng/pháp chế doanh nghiệp. Đây là vị trí mà, theo mình, khá là khó để đi lên từ cấp nhân viên nhưng chắc k phải là k thể.
Pháp chế có thể thăng tiến lên cấp quản lý thông qua nhảy việc, nhân viên doanh nghiệp cỡ trung về làm trưởng bộ phận doanh nghiệp cỡ nhỏ hơn, tích lũy kinh nghiệm và lên lại doanh nghiệp cỡ bự. Tương tự, khi một trưởng phòng pháp chế nghỉ việc thì thường doanh nghiệp sẽ tuyển người ngoài.
- cuối cùng, mức độ phức tạp. Lại là tùy thuộc vào độ lớn và độ đa dạng ngành nghề của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp k bứt phá thì mình nghĩ ban đầu làm sẽ nhiều việc mới mẻ nhưng sau một thời gian pháp chế sẽ chỉ xoay quanh công việc ở 1 mức nào đó.
Công ty chuyên về 1 mảng thì pháp chế sẽ chuyên về mảng đó. Nhưng, để có thể thành chuyên gia về một mảng thì mình nghĩ là khó, phụ thuộc nhiều vào độ lớn doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, mức độ deal càng phức tạp, giá trị deal càng cao và sẽ có nhiều lĩnh vực phụ trợ. Ví dụ: Doanh nghiệp BDS, phụ trợ là mảng tài chính, kế toán; doanh nghiệp sản xuất, gia công, phụ trợ là mảng lao động, vận tải, tài chính (ngoại hối)...
Tương tự, doanh nghiệp đa dạng ngành nghề thì pháp chế sẽ thầu tất cả các mảng đó. Ví dụ: Bamboo Cap (không phải Bamboo của Mr. Quyết nhé), đây là doanh nghiệp làm bds, năng lượng, pháp chế sẽ làm về bds, năng lượng, vốn, tài chính, kế toán.
Vậy nên để trả lời bạn về mức độ phức tạp thì mình nghĩ pháp chế không phức tạp bằng firm. Việc của pháp chế có phức tạp hay k phụ thuộc nhiều vào độ lớn doanh nghiệp.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn mình không am tường lĩnh vực này, nhưng mình nghĩ bạn