Em đang bị viêm loét dạ dày, hôm nay đi khám bác sĩ có cho thuốc điều trị và dặn dò về nhà ăn uống cho cẩn thận. Các anh chị cho em gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh với.?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-sen-1625560903.jpg

Cháo sen

1. Cháo hạt sen

Cháo hạt sen có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực dạ dày. Ngoài ra, cháo hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 20gr

  • Gạo tẻ: 30gr

  • Khiếm thực: 30gr

  • Đường trắng:1 muỗng canh

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn và ngâm trong nước khoảng 20 phút

  • Hạt sen bỏ tim hoặc nếu có thể ăn thì để nguyên tim cũng rất tốt, ngâm hạt sen trong nước 1 tiếng rồi vớt ra

  • Khiếm thực rửa qua nước

  • Bỏ hạt sen và khiếm thực và gạo vào nồi ninh thành cháo

  • Khuấy đều và cho thêm đường vừa ngọt

  • Sử dụng cháo hạt sen khi còn ấm nóng, có thể ăn như bữa chính hằng ngày hoặc bữa xế

  • Sử dụng kiên trì sẽ thấy tăng cường sức khỏe và dấu hiệu bệnh thuyên giảm

2. Cháo táo đỏ

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-tao-do-1625560903.jpg

Cháo táo đỏ rất tốt cho bệnh về tiêu hóa và tốt nhất cho bệnh viêm loét dạ dày. Cách thực hiện đơn giản, dễ làm.

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ: 10gr

  • Gạo nếp: 50gr

  • Đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Táo đỏ rửa qua nước

  • Gạo nếp vo sơ qua cho hết bụi

  • Cho táo đỏ và gạo nếp đã chuẩn bị vào nồi đun đến khi gạo nở bung

  • Ninh nhừ thành cháo sánh lại và nêm đường ngọt vừa

  • Sử dụng hằng ngày.

3. Canh thịt nạc nấm

Canh thịt nạc hầm nấm là món ăn dễ làm, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn và tốt cho thận.

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 100gr

  • Nấm rơm:100gr

  • Gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn

  • Nấm rửa sạch

  • Cho thịt lợn và nấm vào nồi đun hầm chín mềm

  • Khi thịt và nấm đã mềm ăn gia giảm gia vị cho vừa miệng.

4. Canh đu đủ nấu sườn

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/du-du-nau-suon-1625560903.jpg

Canh đu đủ nấu sườn rất tốt cho các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là giúp giảm các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm trực tràng...

Nguyên liệu:

  • Đu đủ: 1 quả

  • Lạc: 150g

  • Táo tàu: 9 quả

  • Sườn: 500gr

  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và bỏ hết ruột, thái thành miếng vừa miệng

  • Lạc ngâm 3 phút

  • Sườn rửa sạch

  • Táo tàu cắt bỏ hột

  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun to lửa cho sôi

  • Khi sôi vặn lửa nhỏ ninh cho nhừ vừa ăn sau đó nêm vừa miệng.

5. Cháo hạt kê

Cháo hạt kê là món ăn dễ làm, dễ ăn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt cháo hạt kê còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như: Buồn nôn, đầy bụng, đau bụng.

Nguyên liệu:

  • Hạt kê: 50gr

  • Lạc: 50gr

  • Đậu đỏ: 30gr

  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lạc, hạt kê, đậu đỏ vào bát nước để qua đêm

  • Sáng hôm sau cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi ninh hầm đến khi chín nhừ

  • Khi đã nhừ bỏ thêm đường phèn, khuấy đều đến khi tan, nêm vừa miệng và tắt bếp

  • Ăn cháo khi còn ấm, ăn hết trong ngày không nên để qua đêm.

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-hat-ke-1625560903.jpg

6. Dạ dày lợn nấu đậu tương

Tác dụng của món dạ dày nấu đậu tương giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người mắc viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Dạ dày lợn: 1 cái khoảng 200gr- 300gr

  • Đậu tương 100gr

  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Dạ dày lợn sơ chế rửa bóp muối, rửa thật sạch, thái dạ dày thành những miếng nhỏ lát dài

  • Cho dạ dày lợn và đậu tương vào nồi ninh đến khi nhừ

  • Nêm gia vị vừa miệng

  • Ăn chung với cơm như ăn các món chính

  • Tuần thực hiện 1-2 bữa các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt.

7. Chè hạt sen long nhãn

Như trên đã nói về tác dụng của hạt sen giúp an thần, ngủ ngon và giảm áp lực dạ dày, tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi: 300gr nếu có/hoặc hạt sen khô: 150gr

  • Nhãn lồng tươi: 1 kg/hoặc nhãn khô: 200gr

  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Hạt sen tươi nên rửa sạch, bỏ tim, nếu ăn được ngăm đắng thì để tim cũng rất tốt. nếu dùng sen khô thì ngâm nước cho nở

  • Nhãn tươi bóc vỏ, bỏ hạt, nhớ không để cho hần cùi không rách, nếu long nhãn khô thì ngâm nước cho nở

  • Cho sen vào nồi ninh cho mềm. Khi sen mềm cho đường phèn nêm nước vừa ăn, ninh tiếp 5-10 phút cho sen ngẫm đường phèn rồi tắt bêos

  • Dùng thìa nhỏ vớt sen lồng vào phần cùi nhãn rồi thả vào nước vừa ninh sen đun thêm cho sôi rồi tắt bếp.

  • Múc chè ra bát để nguội ăn rất tốt.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn trong tuần tốt cho người viêm loét dạ dày tại:

Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
.

Trả lời

Gợi ý một số món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-sen-1625560903.jpg

Cháo sen

1. Cháo hạt sen

Cháo hạt sen có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực dạ dày. Ngoài ra, cháo hạt sen còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 20gr

  • Gạo tẻ: 30gr

  • Khiếm thực: 30gr

  • Đường trắng:1 muỗng canh

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn và ngâm trong nước khoảng 20 phút

  • Hạt sen bỏ tim hoặc nếu có thể ăn thì để nguyên tim cũng rất tốt, ngâm hạt sen trong nước 1 tiếng rồi vớt ra

  • Khiếm thực rửa qua nước

  • Bỏ hạt sen và khiếm thực và gạo vào nồi ninh thành cháo

  • Khuấy đều và cho thêm đường vừa ngọt

  • Sử dụng cháo hạt sen khi còn ấm nóng, có thể ăn như bữa chính hằng ngày hoặc bữa xế

  • Sử dụng kiên trì sẽ thấy tăng cường sức khỏe và dấu hiệu bệnh thuyên giảm

2. Cháo táo đỏ

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-tao-do-1625560903.jpg

Cháo táo đỏ rất tốt cho bệnh về tiêu hóa và tốt nhất cho bệnh viêm loét dạ dày. Cách thực hiện đơn giản, dễ làm.

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ: 10gr

  • Gạo nếp: 50gr

  • Đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Táo đỏ rửa qua nước

  • Gạo nếp vo sơ qua cho hết bụi

  • Cho táo đỏ và gạo nếp đã chuẩn bị vào nồi đun đến khi gạo nở bung

  • Ninh nhừ thành cháo sánh lại và nêm đường ngọt vừa

  • Sử dụng hằng ngày.

3. Canh thịt nạc nấm

Canh thịt nạc hầm nấm là món ăn dễ làm, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn và tốt cho thận.

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 100gr

  • Nấm rơm:100gr

  • Gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn

  • Nấm rửa sạch

  • Cho thịt lợn và nấm vào nồi đun hầm chín mềm

  • Khi thịt và nấm đã mềm ăn gia giảm gia vị cho vừa miệng.

4. Canh đu đủ nấu sườn

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/du-du-nau-suon-1625560903.jpg

Canh đu đủ nấu sườn rất tốt cho các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là giúp giảm các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm trực tràng...

Nguyên liệu:

  • Đu đủ: 1 quả

  • Lạc: 150g

  • Táo tàu: 9 quả

  • Sườn: 500gr

  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và bỏ hết ruột, thái thành miếng vừa miệng

  • Lạc ngâm 3 phút

  • Sườn rửa sạch

  • Táo tàu cắt bỏ hột

  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun to lửa cho sôi

  • Khi sôi vặn lửa nhỏ ninh cho nhừ vừa ăn sau đó nêm vừa miệng.

5. Cháo hạt kê

Cháo hạt kê là món ăn dễ làm, dễ ăn và có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt cháo hạt kê còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như: Buồn nôn, đầy bụng, đau bụng.

Nguyên liệu:

  • Hạt kê: 50gr

  • Lạc: 50gr

  • Đậu đỏ: 30gr

  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lạc, hạt kê, đậu đỏ vào bát nước để qua đêm

  • Sáng hôm sau cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi ninh hầm đến khi chín nhừ

  • Khi đã nhừ bỏ thêm đường phèn, khuấy đều đến khi tan, nêm vừa miệng và tắt bếp

  • Ăn cháo khi còn ấm, ăn hết trong ngày không nên để qua đêm.

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/chao-hat-ke-1625560903.jpg

6. Dạ dày lợn nấu đậu tương

Tác dụng của món dạ dày nấu đậu tương giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người mắc viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Dạ dày lợn: 1 cái khoảng 200gr- 300gr

  • Đậu tương 100gr

  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Dạ dày lợn sơ chế rửa bóp muối, rửa thật sạch, thái dạ dày thành những miếng nhỏ lát dài

  • Cho dạ dày lợn và đậu tương vào nồi ninh đến khi nhừ

  • Nêm gia vị vừa miệng

  • Ăn chung với cơm như ăn các món chính

  • Tuần thực hiện 1-2 bữa các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt.

7. Chè hạt sen long nhãn

Như trên đã nói về tác dụng của hạt sen giúp an thần, ngủ ngon và giảm áp lực dạ dày, tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi: 300gr nếu có/hoặc hạt sen khô: 150gr

  • Nhãn lồng tươi: 1 kg/hoặc nhãn khô: 200gr

  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Hạt sen tươi nên rửa sạch, bỏ tim, nếu ăn được ngăm đắng thì để tim cũng rất tốt. nếu dùng sen khô thì ngâm nước cho nở

  • Nhãn tươi bóc vỏ, bỏ hạt, nhớ không để cho hần cùi không rách, nếu long nhãn khô thì ngâm nước cho nở

  • Cho sen vào nồi ninh cho mềm. Khi sen mềm cho đường phèn nêm nước vừa ăn, ninh tiếp 5-10 phút cho sen ngẫm đường phèn rồi tắt bêos

  • Dùng thìa nhỏ vớt sen lồng vào phần cùi nhãn rồi thả vào nước vừa ninh sen đun thêm cho sôi rồi tắt bếp.

  • Múc chè ra bát để nguội ăn rất tốt.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn trong tuần tốt cho người viêm loét dạ dày tại:

Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
.