Em chào mn, hiện em đang chuẩn bị ra trường với tấm bằng trung bình khá, em muốn hỏi là các nhà tuyển dụng có quan tâm điều này không ạ vì em thấy rất ngại khi nhắc đến ạ?

  1. Cơ hội nghề nghiệp

Từ khóa: 

cơ hội nghề nghiệp

Chào em, anh nghĩ còn tùy vào chuyên ngành em học và nơi em dự định nộp hồ sơ ứng tuyển. Trong thực tế, không phải nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến việc ứng viên tốt nghiệp loại gì (đặc biệt là khi ứng viên đó có kinh nghiệm làm việc, hoạt động phong phú hay chỉ đơn giản là ngoại hình sáng, ăn nói lưu loát).

Nhưng nếu ứng viên có bằng tốt nghiệp loại trung bình, cũng không có kinh nghiệm, trải nghiệm hoạt động phong trào, làm thêm hay tình nguyện viên cho các dự án xã hội hoặc các kỹ năng, năng khiếu nổi trội, hình thức ưa nhìn thì họ có thể đặt dấu hỏi: "không rõ điểm mạnh của nhân sự này là gì và có thể dùng nhân sự này vào việc gì?". Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các lựa chọn nhân sự khác nổi trội hơn.

Em nên dành thời gian tìm ra những điểm mạnh của bản thân để bù trừ cho tấm bằng. Trong trường hợp không có điểm mạnh nào, thì sự trung thực chính là khởi đầu tốt: hãy tìm kiếm những công việc giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao giá trị bản thân. Nếu nhà tuyển dụng có thắc mắc về việc xếp loại tốt nghiệp thì nên chính trực chia sẻ nguyên nhân, em nhé.

Thực ra đây là cũng là đoạn sẽ có người khuyên em nên tô vẽ CV hoặc nói năng hùng hồn để lảng tránh nói thực. Nhưng với các bạn trẻ mới bước chân vào thị trường lao động thì anh chân thành khuyên là không nên nói dối. Vì kiến thức là điều có thể dần dần được bổ sung, bồi đắp còn ý thức, thái độ tích cực mới thực sự là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng trông đợi.

Qua đây, anh cũng xin nhắn gửi các bạn sinh viên là cao đẳng, đại học không phải con đường duy nhất để học tập, tích lũy kinh nghiệm (và tuyệt đối đừng nghĩ vào đó để kéo dài thời gian gia đình chu cấp cho mình). Nếu đã chọn theo con đường này thì các bạn sinh viên nên để tâm, học hành cẩn thận, chăm chỉ cho đỡ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của mình và gia đình.

Chúc em sớm tìm được công việc phù hợp.

Trả lời

Chào em, anh nghĩ còn tùy vào chuyên ngành em học và nơi em dự định nộp hồ sơ ứng tuyển. Trong thực tế, không phải nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến việc ứng viên tốt nghiệp loại gì (đặc biệt là khi ứng viên đó có kinh nghiệm làm việc, hoạt động phong phú hay chỉ đơn giản là ngoại hình sáng, ăn nói lưu loát).

Nhưng nếu ứng viên có bằng tốt nghiệp loại trung bình, cũng không có kinh nghiệm, trải nghiệm hoạt động phong trào, làm thêm hay tình nguyện viên cho các dự án xã hội hoặc các kỹ năng, năng khiếu nổi trội, hình thức ưa nhìn thì họ có thể đặt dấu hỏi: "không rõ điểm mạnh của nhân sự này là gì và có thể dùng nhân sự này vào việc gì?". Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các lựa chọn nhân sự khác nổi trội hơn.

Em nên dành thời gian tìm ra những điểm mạnh của bản thân để bù trừ cho tấm bằng. Trong trường hợp không có điểm mạnh nào, thì sự trung thực chính là khởi đầu tốt: hãy tìm kiếm những công việc giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao giá trị bản thân. Nếu nhà tuyển dụng có thắc mắc về việc xếp loại tốt nghiệp thì nên chính trực chia sẻ nguyên nhân, em nhé.

Thực ra đây là cũng là đoạn sẽ có người khuyên em nên tô vẽ CV hoặc nói năng hùng hồn để lảng tránh nói thực. Nhưng với các bạn trẻ mới bước chân vào thị trường lao động thì anh chân thành khuyên là không nên nói dối. Vì kiến thức là điều có thể dần dần được bổ sung, bồi đắp còn ý thức, thái độ tích cực mới thực sự là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng trông đợi.

Qua đây, anh cũng xin nhắn gửi các bạn sinh viên là cao đẳng, đại học không phải con đường duy nhất để học tập, tích lũy kinh nghiệm (và tuyệt đối đừng nghĩ vào đó để kéo dài thời gian gia đình chu cấp cho mình). Nếu đã chọn theo con đường này thì các bạn sinh viên nên để tâm, học hành cẩn thận, chăm chỉ cho đỡ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của mình và gia đình.

Chúc em sớm tìm được công việc phù hợp.