Edison thực chất là nhà phát minh hay chỉ đơn giản là người làm kinh doanh?
Ngày xưa còn nhỏ đi học được nghe nói rằng Edison là nhà khoa học lỗi lạc Tuy nhiên có thật sự là như vậy khi ông ấy chỉ là mua bản quyền và phổ biến chúng đến công chúng. Như vậy ông ấy chỉ là nhà kinh doanh thôi chứ ?
khoa học
,nhà sáng chế
,lịch sử
,khoa học
Từ góc độ của một người đương làm nghiên cứu trong khối ngành kỹ thuật, mình cho rằng Edison là một nhà phát minh vĩ đại, vì:
Thứ nhất, là về tính thực dụng. Một phát minh chỉ có giá trị khi chúng có thể áp dụng vào đời sống và phục vụ cho nhân loại. Đây là thứ cơ bản nhất của nckh, nhưng lại rất nhiều nhà nc không làm được.
Hàng năm, có rất nhiều phát minh trên thế giới ra đời. Nhưng đa phần chúng hoặc là chúng không cần thiết cho xã hội. Hoặc chúng cần nhiều công nghệ (mà thời điểm đấy chưa có) để hỗ trợ.
Những thứ cần nhiều công nghệ chưa có để hỗ trợ, hay được ca ngợi là "đi trước thời đại" thực tế lại ... vô cùng vô dùng. Vì sao?
Vì khi chúng ra đời, người ta chưa có công nghệ phụ trợ nên không làm được gì. Nhưng đến khi có các công nghệ để hỗ trợ cho chúng rồi, thì người ta lại có thể dựa vào những công nghệ mới có để chế tạo ra những thiết bị có chức năng tương tự, nhưng hiệu suất cao hơn nhiều lần so với chúng. Nên chung quy lại là chúng vẫn vô dụng.
Chính vì thế, Edison thực sự là một nhà phát minh vĩ đại (theo cảm nhận của mình là hơn cả Tesla) vì ông đã đưa ra nhiều phát minh có tính ứng dụng cao vào cuộc sống, giúp thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Mình hay đùa vui là:
"Nếu không có các phát minh của Edison, thì nhân loại sẽ không bao giờ phát triển tới mức cần tới các phát minh của Tesla. Mà đến khi phát triển tới mức đấy, chả cần một thiên tài thì người ta cũng có thể chế tạo ra những thứ còn vĩ đại hơn của Tesla"
Thứ hai, là về khả năng biến những ý tưởng thành hiện thực và tối ưu chúng.
Ý tưởng để chế tạo ra một thiết bị mới thì ai cũng có. Nhưng để thực hiện chúng và tối ưu chúng thì chỉ có những thiên tài mới làm được.
Ví dụ: mình thấy người ta hay nói là Edison cướp phát minh của người khác. Nhưng người ta quên mất rằng: Cùng lúc Edison nghiên cứu bóng đèn. Thì có hàng chục (mình nhớ các nhà sử học thống kê là khoản 22) nhà khoa học khác cũng đang nghiên cứu bóng đèn. Và chỉ có bóng đèn của Edison là thực sự có thể đưa vào ứng dụng phục vụ cho nhân loại. Bóng đèn Edison về căn bản là vượt trội hơn hẳn các bóng đèn khác.
Vậy là Edison "ăn cướp phát minh" hay ông đấy có cùng ý tưởng của người khác. Rồi cuối cùng ông đấy làm được điều mà họ không làm được?
Những thương vụ mua bán phát minh cũng tương tự. Về bản chất, những người đi trước đã thất bại trong việc biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Nhưng Edison đã mua lại sản phẩm "thất bại" của họ và cải tiến, biến chúng thành một sản phẩm mới vô cùng thành công. Cái này bạn làm nghiên cứu nhiều sẽ thấy. Truyện cùng ý tưởng khi làm nc bình thường như cơm bữa. Nhưng những người thành công trong việc biến ý được ý tưởng thành hiện thực rất ít. Những người tối ưu hoá thiết kế, đưa ra thiết kế hoàn hảo tới nỗi rất lâu sau không ai cải tiến thêm được sản phẩm của họ thì lại càng ít. Và những người thất bại trong nc hay chửi người thành công là "cướp" phát minh - ý tưởng của họ.
Thứ ba, là về ý trí. Edison có thể thực hiện hàng chục ngàn lần các thí nghiệm để đưa ra được những thiết kế tối ưu nhất. Đây là điều ít ai làm được (như bên mình thì nhiều người làm thí nghiệm, chỉ cần ra được kết quả gần như ý thôi là vui lắm rồi, nhiều khi chả thèm làm thêm thí nghiệm để tối ưu hoá sản phẩm nữa. Mà thường thí nghiệm đến lần thứ vài trăm mà không ra được kết quả như ý là nhiều người chán nản, tuyệt vọng, hủy luôn nghiên cứu nữa cơ 😆)
Người ẩn danh
Từ góc độ của một người đương làm nghiên cứu trong khối ngành kỹ thuật, mình cho rằng Edison là một nhà phát minh vĩ đại, vì:
Thứ nhất, là về tính thực dụng. Một phát minh chỉ có giá trị khi chúng có thể áp dụng vào đời sống và phục vụ cho nhân loại. Đây là thứ cơ bản nhất của nckh, nhưng lại rất nhiều nhà nc không làm được.
Hàng năm, có rất nhiều phát minh trên thế giới ra đời. Nhưng đa phần chúng hoặc là chúng không cần thiết cho xã hội. Hoặc chúng cần nhiều công nghệ (mà thời điểm đấy chưa có) để hỗ trợ.
Những thứ cần nhiều công nghệ chưa có để hỗ trợ, hay được ca ngợi là "đi trước thời đại" thực tế lại ... vô cùng vô dùng. Vì sao?
Vì khi chúng ra đời, người ta chưa có công nghệ phụ trợ nên không làm được gì. Nhưng đến khi có các công nghệ để hỗ trợ cho chúng rồi, thì người ta lại có thể dựa vào những công nghệ mới có để chế tạo ra những thiết bị có chức năng tương tự, nhưng hiệu suất cao hơn nhiều lần so với chúng. Nên chung quy lại là chúng vẫn vô dụng.
Chính vì thế, Edison thực sự là một nhà phát minh vĩ đại (theo cảm nhận của mình là hơn cả Tesla) vì ông đã đưa ra nhiều phát minh có tính ứng dụng cao vào cuộc sống, giúp thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Mình hay đùa vui là:
"Nếu không có các phát minh của Edison, thì nhân loại sẽ không bao giờ phát triển tới mức cần tới các phát minh của Tesla. Mà đến khi phát triển tới mức đấy, chả cần một thiên tài thì người ta cũng có thể chế tạo ra những thứ còn vĩ đại hơn của Tesla"
Thứ hai, là về khả năng biến những ý tưởng thành hiện thực và tối ưu chúng.
Ý tưởng để chế tạo ra một thiết bị mới thì ai cũng có. Nhưng để thực hiện chúng và tối ưu chúng thì chỉ có những thiên tài mới làm được.
Ví dụ: mình thấy người ta hay nói là Edison cướp phát minh của người khác. Nhưng người ta quên mất rằng: Cùng lúc Edison nghiên cứu bóng đèn. Thì có hàng chục (mình nhớ các nhà sử học thống kê là khoản 22) nhà khoa học khác cũng đang nghiên cứu bóng đèn. Và chỉ có bóng đèn của Edison là thực sự có thể đưa vào ứng dụng phục vụ cho nhân loại. Bóng đèn Edison về căn bản là vượt trội hơn hẳn các bóng đèn khác.
Vậy là Edison "ăn cướp phát minh" hay ông đấy có cùng ý tưởng của người khác. Rồi cuối cùng ông đấy làm được điều mà họ không làm được?
Những thương vụ mua bán phát minh cũng tương tự. Về bản chất, những người đi trước đã thất bại trong việc biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Nhưng Edison đã mua lại sản phẩm "thất bại" của họ và cải tiến, biến chúng thành một sản phẩm mới vô cùng thành công. Cái này bạn làm nghiên cứu nhiều sẽ thấy. Truyện cùng ý tưởng khi làm nc bình thường như cơm bữa. Nhưng những người thành công trong việc biến ý được ý tưởng thành hiện thực rất ít. Những người tối ưu hoá thiết kế, đưa ra thiết kế hoàn hảo tới nỗi rất lâu sau không ai cải tiến thêm được sản phẩm của họ thì lại càng ít. Và những người thất bại trong nc hay chửi người thành công là "cướp" phát minh - ý tưởng của họ.
Thứ ba, là về ý trí. Edison có thể thực hiện hàng chục ngàn lần các thí nghiệm để đưa ra được những thiết kế tối ưu nhất. Đây là điều ít ai làm được (như bên mình thì nhiều người làm thí nghiệm, chỉ cần ra được kết quả gần như ý thôi là vui lắm rồi, nhiều khi chả thèm làm thêm thí nghiệm để tối ưu hoá sản phẩm nữa. Mà thường thí nghiệm đến lần thứ vài trăm mà không ra được kết quả như ý là nhiều người chán nản, tuyệt vọng, hủy luôn nghiên cứu nữa cơ 😆)
Nguyễn Quang Vinh
Đâu phải trong 1500 phát minh đứng tên ông, ông đều là đi mua cả đâu bạn. Ông vẫn phát minh ra 1 số thứ nên gọi ông là nhà phát minh cũng ko phải là sai đâu. Và đâu nhất thiết phải tách bạch là nhà phát minh hay nhà kinh doanh, vừa phát minh vừa kinh doanh phát minh đó cũng đc mà.
Cũng như Văn Toàn vừa đá bóng (và bị đốn ngã) vừa bán áo thun (in hình cú ngã đó), cộng đồng mạng vẫn gọi là chủ tịch đấy thôi :D