Dưới góc độ khoa học, cảm xúc là gì?

  1. Tâm lý học

  2. Khoa học

Từ khóa: 

tâm lý học

,

khoa học

Dưới góc độ khoa học, cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.
Có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc và cảm xúc cũng được thể hình muôn hình muôn vẻ, song tựu trung lại chỉ có 8 loại cảm xúc cơ bản. Đó là Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Có thể nói, con người dù bày tỏ phong phú đa dạng tới đâu cũng chỉ xoay quanh 8 loại cảm xúc này mà thôi. 
https://cdn.noron.vn/2023/02/14/plutchik-s-emotion-wheel309528-1676365273.jpg
Trả lời
Dưới góc độ khoa học, cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.
Có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc và cảm xúc cũng được thể hình muôn hình muôn vẻ, song tựu trung lại chỉ có 8 loại cảm xúc cơ bản. Đó là Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Có thể nói, con người dù bày tỏ phong phú đa dạng tới đâu cũng chỉ xoay quanh 8 loại cảm xúc này mà thôi. 
https://cdn.noron.vn/2023/02/14/plutchik-s-emotion-wheel309528-1676365273.jpg
Cảm xúc là một trạng thái trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực có liên quan đến các vận hành của hệ thống thể lý và tâm lý tạo ra những thay đổi về sinh lý, hành vi và suy nghĩ của một người hoặc con vật. 

Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Bạn có thể nhận thấy các cảm xúc tích cực khi nhận được lời khen, hoặc khi bạn thành công. Khi đó bạn có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Cảm xúc tích cực có thể làm cho những thử thách khó khăn trở nên dễ thực hiện hơn.

Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn. Trong cuộc sống sẽ có những sự kiện diễn ra không theo những gì bạn muốn, gây ra sự khó chịu, buồn bã, chán nản. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến bạn hoài nghi cuộc sống và làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn

Cảm xúc hiện chưa được đông thuận về định nghĩa. Tuy nhiên có thể đông ý với nhau ở một số điểm:
  1. Liên quan đến hệ thần kinh (xung điện)
  2. Gắn liền với suy nghĩ.
  3. Có sự tác động đến hành vi (tích cực & tiêu cực)
Sau đây tôi xin đưa ra một góc nhìn của riêng cá nhân mình như sau:
  • Đầu tiên, mỗi một thông tin được truyền đến não đều ở dạng một xung điện. Xung này kích thích một số cơ chế thần kinh (dạng như điện làm bóng đèn sáng lên). Đồng thời sự kích thích này có thể tạo ra các phản xung. Phản xung này truyền ra môi trường xung quanh thông qua cơ thể con người.
  • Mỗi một kí ức được tạo thành từ vô số các liên kết thần kinh. Ví dụ: cái cốc trong kí ức sẽ có sự liên kết giữa vô số cái cốc đã được nhìn thấy (mỗi tổ hợp "hình dáng + chất liệu + màu sắc" là một biến thể và là mắt xích trong mạng lưới chằng chịt những cái cốc.
  • Khi một thông tin truyền đến não, nó sẽ kích thích tất cả các nút mạng cơ thông tin liên quan. Những gì bạn ấn tượng mạnh hoặc có nhiều liên kết phức tạp sẽ được khắc sâu vào trong kí ức nhiều hơn, nên khi gặp cái bạn thích thì sự rung động trở nên đồng loạt, cộng hưởng và mãnh liệt.
  • Khi bạn gặp một tình huống/cảnh vật/sự vật/sự việc mới lạ, não chúng ta cũng trở nên tràn ngập thông tin, như là nhận quá nhiều tín hiệu cùng lúc. Khiến cho cảm xúc (kể cả tích cực hay tiêu cực) lúc này mạnh mẽ hơn.
  • Khi ta đã quen với thứ gì đó rồi, thông tin không còn mới nữa, sự rung động cũng giảm đi.
  • Khi tôi nói về màu sắc, ví dụ màu VÀNG, nó sẽ là màu của ánh nắng, của hạt lúa, của một chiếc lá rụng, của đất cát, của một chiếc áo, một cánh hoa, ....ti tỉ thứ màu vàng. Vì vậy một thông tin có thể chạy xuyên qua và đan xen vào vô số kí ức. Điều này giải thích cho cảm xúc có tính đan xen.
  • Những phản xung từ các phản ứng sinh lý thần kinh có thể truyền ngược lại môi trường thông qua cơ thể. Nó cũng tác động đến các bó cơ vì vậy có khi tim đập loạn nhịp, có khi bủn rủn chân tay, có khi căng thẳng tóat mồ hôi, có khi râm ran sung sướng,...
Trên đây không phải là kiến thức tôi đọc được hay kiểm chứng. Mà hoàn toàn là suy diễn cá nhân.
Theo tôi thì cảm xúc chính là suy nghĩ tạo nên