Đừng bắt một người không mắc lại sai lầm

  1. Tình yêu

  2. Tâm lý học

  3. Khoa học

Khi đi làm chúng ta rất hay được nghe câu: Em có thể mắc sai lầm lần đầu, nhưng nếu lỗi lặp lại thì không được phép. Rốt cục thì người nhân viên đó vẫn cứ mắc đi mắc lại. Bạn có thể hét lên vì tức giận, tại sao anh/chị đã nói thế rồi mà vẫn không thay đổi. Cuối cùng chúng ta kết luận đó là tật, là tính cách của họ.

Nếu ai đã từng tìm hiểu về Tư duy đặt cược (Thinking in Bets của Annie Duke) hẳn sẽ hiểu chúng ta thường xuyên phải quyết định trong hoàn cảnh thiếu thông tin. Quyết định khi đó được đưa ra dựa trên một hàm xác xuất do não của chúng ta tự đánh giá, còn kết quả lại bị chi phối bởi yếu tố may mắn. May mắn là thứ nằm bên ngoài. Thế nhưng hàm xác suất là thứ do chúng ta quyết định và có thể cải tiến. Vấn đề ở đây là, đa số chúng ta không biết cách để cải tiến hàm xác xuất này. Và kể cả khi có biết cách thức thì vẫn không thể làm được. Vì thế sai lầm là thứ thường được lặp lại.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926290-1624033947_1024.png

Một người đàn ông thường xuyên say khi đi nhậu với đồng nghiệp, về nhà bị vợ trách mắng. Anh rất quyết tâm thay đổi, nhưng kết quả anh vẫn say đều. Hàm xác định xem nếu uống thêm ly này có say không của anh chạy sai, anh không ước lượng được ngưỡng chính xác của mình. Một chơi chứng khoán bao giờ cũng phải cân nhắc rất kỹ trước khi mua một mã. Thế nhưng cuối cùng họ vẫn thường xuyên mắc lại 1 lỗi giống hệt nhau. Những quyết định vội vàng, cảm tính, giống nhau. Một người thường xuyên chơi trò mạo hiểm, vẫn sẽ mắc 1 lỗi giống hệt nhau. Một người lập trình viên, vẫn luôn mắc một dạng bug giống nhau. Có những người luôn khởi nghiệp và phá sản theo gần như cùng một kết cục. Đến chính người mắc lỗi cũng không thể hiểu tại sao họ lại "ngu" vậy. Tại sao họ lại tiếp tục sai lầm?

Một câu hỏi WHY to tướng. Tại sao, tại sao, tại sao?

Khi đi tìm nguyên nhân tận cùng cho câu hỏi Why (tại sao), tôi tình cờ được biết tới một đáp án đó là. Con người chúng ta luôn hành động vô thức theo các patten (mẫu) nào đó, đã được "lập trình" sẵn trong não. Trong não bộ của chúng ta, có những vùng xứ lý theo khối mảng (block), đã được hình thành sẵn (thường là từ bé), có khả năng xử lý, ra quyết định rất nhanh, gần như vô thức.

Ví dụ những người gõ 10 ngón thực ra họ gõ mà không cần phải nghĩ xem chữ này dùng ngón nào, đưa tay như thế nào. Mắt người đọc chữ mà không cần phải xem từng nét, ghép từng chữ cái để ra từ, mọi thứ được thực hiện rất nhanh. Những phép tính rất nhanh này được hình thành, huấn luyện từ một số lượng lớn mẫu trong quá khứ, nếu những mẫu đó tốt, bạn sẽ có được một phản xạ tuyệt vời. Trong một số trường hợp khác, nó sẽ tạo ra phản xạ có lỗi. Người ta tính rằng, mất tới hơn 4 lần thời gian huấn luyện lại, so với số lần thời gian trước đó thì mẫu mới được thay thế. Do vậy, những phản xạ này nếu đã hình thành, sẽ rất khó thay đổi.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/26610248754506934-1624034048_1024.jpg

Thay đổi những mô thức đã hình thành là rất khó.

Nhìn vào bóng đá, có rất nhiều cầu thủ gần như toàn diện, nhưng họ mắc 1 tật nhỏ, là nếu tình huống bóng rơi vào kiểu như vậy, thì xác suất rất cao sẽ mắc lỗi. Ví dụ: "Bùi Tiến Dũng lao ra mà lại đứng thẳng lưng; lỗi lặp lại như bệnh mãn tính, rất khó sửa" - Cựu thủ môn Dương Hồng Sơn bày tỏ.

Các quyết định của chúng ta trong rất nhiều trường hợp được thực hiện trong tích tắc, chính là dựa trên những khối mảng thành kinh này. Chúng ta vẫn hay gọi đó là các phản xạ, hoặc loại quyết định cảm tính.

Nếu quyết định cảm tính, sai lầm có xu hướng lặp lại. Và thật tiếc, đa số chúng ta, phần lời thời gian trong cuộc đời lại đều quyết định dựa trên cảm tính. Để hạn chế sai lầm, những quyết định lớn cần được chậm lại, được thay thế bởi các quyết định tư duy, hoặc tốt hơn là quyết định dựa trên sự hỗ trợ của công cụ (giấy bút), máy móc, và tham vấn.

Hiểu được điều này, bạn hãy bao dung với những sai lầm của một người khác. Họ không hề cố ý, không phải vì không xem trọng sự nhắc nhở của bạn, mà bởi vì trong quá khứ, họ đã học phải một mô thức lỗi, và nó chưa được fix, còn đó thường xuyên gây họa.

Nếu bạn thực sự quan tâm và hiểu sâu sắc về một người, bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra những mô thức sai này của họ. Thế nhưng, thật không dễ để fix cho họ. Biết họ sẽ sai lầm, đã cảnh báo, nhắc nhở và đau lòng khi họ tiếp tục mắc phải.

https://cdn.noron.vn/2021/06/18/6725927427926288-1624033792_1024.png

Hãy bao dung và chấp nhận cho họ mắc sai lầm nhiều lần, tự "làm đau" bản thân do mắc lỗi, để tự học lại và sửa lại mô thức, hay cảnh báo và đồng hành để giảm thiểu rủi ro? Nếu là bạn bạn sẽ làm như thế nào?

Từ khóa: 

tình yêu

,

tâm lý học

,

khoa học

trong công việc, trước đây mình cũng rất hay mắc đi mắc lại một lỗi dù đã được sếp nhắc nhở nhẹ nhàng rất nhiều lần. Mình cũng không hiểu tại sao mình rất cố gắng để ghi nhớ đầy đủ những việc cần làm mà vẫn bị sai này sót nọ. Cuối cùng thì mình nhận ra rằng, do bản thân mình không thực sự đặt vấn đề đó vào đầu, chưa thực sự tập trung cho công việc. Nếu như có thể tập trung để đầu óc chỉ nghĩ tới công việc, khóa hết những vấn đề lo âu khác lại, thì chắc chắn sẽ fix được lỗi đó. May mắn cho mình là dù mình làm sai rất rất nhiều lỗi đến chính bản thân cũng không thể dễ dàng tha thứ, dù lỗi đó không chỉ là một lỗi sai mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống, ảnh hưởng đến công việc của đồng nghiệp, thì chị Sếp mình vẫn chưa bao giờ mắng mình hay to tiếng với mình. Chị luôn nhẹ nhàng gọi điện hỏi mình có gì khó khăn cần chị giúp đỡ, vấn đề của mình là gì, rồi chị giảng giải cho mình hiểu rằng đây là công ty, là đời thật, không phải lớp học, việc mình làm sai ảnh hưởng đến rất nhiều người khác nữa. Họ cũng chỉ đang cố gắng để hoàn thành công việc trơn chu, để có thể về đúng giờ đón con, nấu một bữa cơm ngon lành... càng nghĩ càng thấy nể phục chị. Sau đó mình đã khắc phục được những lỗi đó, hạn chế sai sót của bản thân, cố gắng nếu có sai thì cũng đừng làm ảnh hưởng đến người khác.

Mình không đồng ý đổ lỗi cho việc lặp đi lặp lại 1 lỗi sai là do "hệ thống", do "lập trình" của mô thức trừ khi bạn đó có vấn đề về tâm lý hoặc thần kinh... bởi vì cuối cùng thì tất cả những hệ thống đó đều là do chính bản thân con người điều khiển và quyết định phải không? Việc có thực sự muốn cải tiến, muốn thay đổi tốt lên, muốn ngưng lặp đi lặp lại một sai lầm hay không nằm hoàn toàn ở quyết tâm và ý chí của người đó thôi.

"Hiểu được điều này, bạn hãy bao dung với những sai lầm của một người khác. Họ không hề cố ý, không phải vì không xem trọng sự nhắc nhở của bạn, mà bởi vì trong quá khứ, họ đã học phải một mô thức lỗi, và nó chưa được fix, còn đó thường xuyên gây họa." Những người gần gũi thân thiết với mình họ sẽ càng kiên nhẫn và bao dung với những lỗi lặp này, nhưng phải nhớ rằng mọi thứ đều có giới hạn. Mình thật sự không dám tưởng tượng thế giới sẽ đáng thất vọng nhường nào khi mọi người cứ lặp đi lặp lại sai lầm cũ, làm buồn lòng những người quan tâm đến họ.

Trả lời

trong công việc, trước đây mình cũng rất hay mắc đi mắc lại một lỗi dù đã được sếp nhắc nhở nhẹ nhàng rất nhiều lần. Mình cũng không hiểu tại sao mình rất cố gắng để ghi nhớ đầy đủ những việc cần làm mà vẫn bị sai này sót nọ. Cuối cùng thì mình nhận ra rằng, do bản thân mình không thực sự đặt vấn đề đó vào đầu, chưa thực sự tập trung cho công việc. Nếu như có thể tập trung để đầu óc chỉ nghĩ tới công việc, khóa hết những vấn đề lo âu khác lại, thì chắc chắn sẽ fix được lỗi đó. May mắn cho mình là dù mình làm sai rất rất nhiều lỗi đến chính bản thân cũng không thể dễ dàng tha thứ, dù lỗi đó không chỉ là một lỗi sai mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống, ảnh hưởng đến công việc của đồng nghiệp, thì chị Sếp mình vẫn chưa bao giờ mắng mình hay to tiếng với mình. Chị luôn nhẹ nhàng gọi điện hỏi mình có gì khó khăn cần chị giúp đỡ, vấn đề của mình là gì, rồi chị giảng giải cho mình hiểu rằng đây là công ty, là đời thật, không phải lớp học, việc mình làm sai ảnh hưởng đến rất nhiều người khác nữa. Họ cũng chỉ đang cố gắng để hoàn thành công việc trơn chu, để có thể về đúng giờ đón con, nấu một bữa cơm ngon lành... càng nghĩ càng thấy nể phục chị. Sau đó mình đã khắc phục được những lỗi đó, hạn chế sai sót của bản thân, cố gắng nếu có sai thì cũng đừng làm ảnh hưởng đến người khác.

Mình không đồng ý đổ lỗi cho việc lặp đi lặp lại 1 lỗi sai là do "hệ thống", do "lập trình" của mô thức trừ khi bạn đó có vấn đề về tâm lý hoặc thần kinh... bởi vì cuối cùng thì tất cả những hệ thống đó đều là do chính bản thân con người điều khiển và quyết định phải không? Việc có thực sự muốn cải tiến, muốn thay đổi tốt lên, muốn ngưng lặp đi lặp lại một sai lầm hay không nằm hoàn toàn ở quyết tâm và ý chí của người đó thôi.

"Hiểu được điều này, bạn hãy bao dung với những sai lầm của một người khác. Họ không hề cố ý, không phải vì không xem trọng sự nhắc nhở của bạn, mà bởi vì trong quá khứ, họ đã học phải một mô thức lỗi, và nó chưa được fix, còn đó thường xuyên gây họa." Những người gần gũi thân thiết với mình họ sẽ càng kiên nhẫn và bao dung với những lỗi lặp này, nhưng phải nhớ rằng mọi thứ đều có giới hạn. Mình thật sự không dám tưởng tượng thế giới sẽ đáng thất vọng nhường nào khi mọi người cứ lặp đi lặp lại sai lầm cũ, làm buồn lòng những người quan tâm đến họ.

Nhưng mà quá tam ba bận... sai vừa thôi chứ sai nhiều quá thì stress lắm :(