Đúc kết kinh nghiệm đi phỏng vấn khi xin việc ngành IT

  1. Hướng nghiệp


1.    Kiến thức

-          Kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ và công nghệ mình làm. Cực kỳ cơ bản, nếu như bạn lập trình C# họ sẽ hỏi các hàm xử lí trong C#, các vấn đề về khai báo và xử dụng biến, phạm vi biến, cách truyền tham số, tham trị. Với lập trình Android thì sẽ hỏi về Java


-         Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cái này có hỏi nhưng cũng khá cơ bản, cần nắm vững một số cấu trúc và giải thuật cơ bản. Một số bài cũng khá đơn giản như liên quan tới Stack và Queue, giải thuật đệ qui,..


-         Lập trình hướng đối tượng. Phần này có rất nhiều bạn bị miss do bị hỏi lý thuyết mà không nhớ. Đa số các bạn đang code mò, code mà không hiểu tại sao nó lại như vậy và code không có quy tắc đúng. Đây là một phần khá quan trọng không chỉ trong lúc bạn đi phỏng vấn mà nó còn quyết định bạn có phải là 1 Dev giỏi sau này hay không.


-         Luồng dữ liệu. Bất cứ phần mềm nào cũng đêu có luồng dữ liệu, ngưoi ta sẽ hỏi xem bạn có hiểu luông của ứng dụng bạn viết không. Tỉ dụ như hỏi khi người dùng nhập địa chỉ web vào trình duyệt và tới lúc trang Web hiển thị ra thì trải qua những bước nào, thằng nào làm nhiệm vụ nào…



-         Cơ sở dữ liệu: Phỏng vấn đa số người ta không hỏi bạn làm sao chuẩn hóa dữ liệu và sẽ hỏi bạn các câu truy vấn. Một vài ví dụ như làm sao đếm được số bản ghi trong 1 bảng, phân biệt các loại hàm Join, phân biệt WHERE và HAVING, và trong trường hợp này thì dùng cách truy vấn nào, trường hợp kia dùng truy vấn nào…Đại loại bản phải vững về SQL thì mới trả lời được.


2.    Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm thì cũng là 1 phần quan trọng. Kinh nghiệm của mình là hít thở sâu 3 cái truơc khi bước vào phỏng vấn. Tự tin là bạn đã thắng 50% rồi. Đừng lo lắng gì cả, cứ tự tin mà nói.

-         Giới thiệu bản thân: Phần này đa số mọi người sẽ bị hỏi, bạn có thể giới thiệu về bản thân, gia đình, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, các sản phẩm bạn đã làm…


-         Trả lời thẳng và thật, không quanh co. Nhà tuyển dụng người ta sẽ không thích các bạn chém gió và ảo tưởng chút nào, bạn biết gì nói đó, đừng có nói dối. Một kinh nghiệm nhỏ cho các bạn nếu trả lời sai mà đột nhiên nhớ ra đáp án đúng thì chứ nói là em phân vân 2 cái này, tại lâu không dùng nên quên. Còn không nhớ thì cứ bảo không nhớ, người ta sẽ next qua câu khác, đỡ làm mất thời gian của bạn và nguời khác.


-         Với mỗi văn hóa công ty thì các bạn nên thể hiện theo cách của họ. Tỉ dụ công ty Nhật thì họ ưa lễ nghĩa, công ty Âu Mỹ thì xề xòa hơn.


Nhưng nhìn chung cũng không quá tiểu tiết vì đa số người phỏng vấn mình là người Việt mà, chứ có phải ông Nhật ông Tây nào đâu, miễn lịch sự là đuợc rồi.


3.    Các bài test

Có một số bài test mình thường thấy yêu cầu:

-         Test kiến thức cơ bản của ngôn ngữ, công nghệ.

-         Test thuật toán qua các bài lập trình, như kiểu học cấu trúc dữ liệu luôn.

-         Test khả năng Debug code, tức là cho đoạn code sai, hãy tìm đoạn sai và sửa lại hoặc hỏi xem nó sai ở đâu.

-         Test ngoại ngữ Tiếng Anh

-         Một số nơi có test cả GMAT nữa.

Theo Hoang Giang Bien

Từ khóa: 

hướng nghiệp