Dựa vào thực tế hãy nêu những hiểu biết bản thân về Tứ trấn Thăng Long

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

TỨ TRẤN THĂNG LONG – DẤU ẤN TÂM LINH VIỆT Theo quan niệm của người Đông Á, bốn phương tám hướng khắp nơi đều có ma tà, quỷ thần, cần có một lực lượng siêu nhiên để trấn áp, tạo nên vượng khí. Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, cùng truyền thống tri ân nguồn cội, Thăng Long tứ trấn đã được dựng lên và trở thành những bức thành trì kiên cố che chở cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. I. ĐỀN QUÁN THÁNH 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN QUÁN THÁNH Đền Quán Thánh trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã. Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ. Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán. Tại nhà Bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Văn bia tại Đền do Trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân. Đền đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay là của thời Nguyễn. Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch. Nhắc đến đền Quán Thánh, người ta sẽ nghĩ ngay đến pho tượng đồng quý giá Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng đồng nổi tiếng này chứa đựng nhiều điều kỳ bí cần được giải mã. Đền Quán Thánh xưa kia được xem là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Tương truyền ngôi đền có từ đời Lý Thái Tổ thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì vậy mà đền có tên là Đền Trấn Võ, Quán Thánh Trấn Võ hay Quán Thánh. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN QUÁN THÁNH Thánh Trấn Vũ là người có công trị loài hồ ly tinh chuyên quấy nhiễu dân lành. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau đúc lên một bức tượng phác họa hình ảnh của ông bằng đồng đen. Bức tượng được đặt trên tảng đá cẩm thạch với hình ảnh đức Huyền Thiên Trấn Vũ mặt vuông chữ điền nghiêm nghị mà bình thản hiền hậu, hai bàn chân để trần, bàn tay trái đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết giáp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rắn và rùa theo truyền thuyết kể lại là hai bộ hạ theo hầu đức Trấn Vũ. Có lẽ vì thế mà rắn – rùa – kiếm đã tạo thành bộ ba biểu trưng cho Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỉ. Khi dựng lên bức tượng này, nhân dân muốn gửi gắm nhiều thông điệp quý giá. Đi tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tồn tại của bức tượng này, chúng ta sẽ dần dần khám phá ra những bí mật ẩn chứa đằng sau những khối đồng, hình dáng, tư thế… của bức tượng. II. ĐỀN VOI PHỤC 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN VOI PHỤC Nằm trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ, thuộc địa phận phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền còn được gọi là đền voi phục Thủ Lệ để phân biệt với đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đền Voi Phục là trấn phía Tây của “Thăng Long tứ trấn”. Đền được tách khỏi công viên Thủ lệ, tọa lạc trên gò Long Thủ, giữa một khu đất rộng, phía dưới xum xuê cành lá. Mạt tiền nhìn ra hồ Thủ Lệ mênh mông gợn sóng. Đền Voi Phục được trùng tu, sửa chữa nhiều lần và ngôi đền hiện nay khang trang hơn so với ngôi đền bị thực dân Pháp phá hủy năm 1947. Năm 1994 nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 90cm, đường kính miệng 70cm, than chia làm 4 múi, mỗi múi dều có đúc nổi hàng chữ Hán “Tây trấn thượng đẳng”. Đợt tu bổ gần đây nhất là vào ngày 4/7/2009 để hướng tới đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Về kiến trúc, Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây "chạm tròn" bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực. Đền được xây dựng theo mô hình Tiền Thánh- Hậu Mẫu. Phía trước là đền thờ Linh Lang đại Vương, Phía sau thờ Tam tòa thanhs mẫu. Đền thờ Linh Lang đại Vương xây theo kiểu chữ công (工). Tiền đường 5 gian và hậu cung cũng có 5 gian, có kết cấu trụ cột rất chắc chắn, mái được lợp ngói mũi hài cổ. Trung đướng 1 gian chạy dọc và nối liền Tiền đường với Hậu cung. Tại tòa này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang đặc trưng của nghệ thuật TK XIX. Dưới ngai thờ thần là tượng hai vị tùy tướng đứng chầu. Gian chính giữa của hậu cung, ở vị trí cao và sâu nhất là tượng LInh Lang đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang và còn rất trẻ. Phía trước tượng là hòn đá lớn đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu. Về hai phía thờ hòn đá là tượng hai phụ tá đứng chầu. Nơi đặt tượng là ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỉ XIX. Bên trái phía trước đền là tám gian tàu tượng, nơi để cỗ bàn hoặc khách hành hương ngồi nghỉ, ăn trầu uống nước. Ngoài ra, trong đền còn có một am nhỏ thờ người quản tượng của Linh Lang. Phía ngoài đền là tam quan. Cổng vào có hai trụ tường, đắp nổi hai bên là hai con voi phủ phục, trông rất cổ kính. Trong đền còn khá nhiều di vật và tự khí. Ở đại bái có hai pho tượng đồng, bát hương sứ, một thanh bảo kiếm, tám thanh long đao. Ngoài ra, đền còn có tàn, tán, lọng cùng đồ lộ bộ, bát bửu đều mới sắm đầy đủ lấp lánh màu vàng son lộng lẫy. Di vật bằng chữ còn có sáu bức hoành phi mang những mỹ tự và bốn đôi câu đối, trong đó có câu: Mộc biểu chỉ sơ nhất chính dực tán trung lương thánh Đông A di hậu vạn cổ bao phong thượng đẳng thần Tạm dịch : Thời Lý buổi đầu một lần đi đánh dẹp, sự nghiệp trung lương được phù giúp Đời Trần về sau muôn đời tôn phong danh hiệu Thượng đẳng thần Lễ hội của đền là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, với sự tham gia của thập phương, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng - Hà Tây) - lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng hai âm lịch., từng năm có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày tuỳ theo sự đóng góp của dân, đáng kể nhất là việc rước kiệu và một vài tục lệ khác. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN VOI PHỤC Trước đây đền nằm trong hệ tứ trấn, giữ trấn phía Tây Kinh thành. Nơi đây vốn là vùng đất lắm ao hồ, lầy lội, là một trong thập Tam Trại có từ thời Lý. Đương thời thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Đền Voi Phục thờ Thần Linh Lang- Linh Lang đại Vương bởi vậy ngoài tên Voi Phục, đền còn có tên là đền Linh Lang. Có nhiều truyền thuyết kể về thần Linh Lang. Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý - Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đã hy sinh tại đó. Theo Thần phả, Thần tích và truyền thuyết đã được ghi chép ở nhiều tư liệu Hán Nôm thì Linh Lang Đại Vương là con thứ tư của vua Lý Thái Tông, mẹ là cung phi Cảo Nương (Hoàng phi họ Nguyễn) người làng Bồng Lai (Đan Phượng). Khi sinh ra Hoàng tử có tướng mạo ngôi ngô, khác người, ngực có 27 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc. Lớn lên gặp cảnh quân Tống do Triệu Tiết và Quách Quỳ thống lĩnh phối hợp với quân Chiêm sang xâm lược nước ta. Hoàng tử xin vua một ngọn cờ hồng, một cây giáo dài, một thớt voi đực, thống lĩnh hơn 10 vạn quân cùng với 121 binh sĩ Trại Thủ Lệ ra trận. Giặc đã tan, Linh Lang tâu với vua “Thần vốn không phải con vua, mà là con của Long quân thác sinh vào làm Hoàng tử để giúp nước trị giặc. Nay giặc đã dẹp yên thần xin được trở về Thủy tộc.” Nói rồi hóa giao long bò xuống hồ biến mất. Sau đó vua bèn cho lập đền thờ tại ngay nơi ở của hoàng tử và phong thần là Linh Lang đại vương, đồng thời vua cũng cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền. Sau này dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục. III. ĐỀN BẠCH MÃ 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN BẠCH MÃ Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ trấn giữ hướng Đông của Kinh Thành Thăng Long. Xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN BẠCH MÃ Sau khi dời đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, để tiện việc phòng bị giặc giã Vua Lý Thái Tổ bắt tay ngay vào việc đắp luỹ, xây thành. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thành xây đến đâu, dù gia cố thế nào cũng vẫn bị sụp đổ. Thấy việc dựng thành gặp khó khăn, vua Lý Thái Tổ bèn tới đền thờ thần Long Đỗ - được dân gian coi là thần cai quản chốn Đại La - cầu đảo, xin được phù trợ. Đêm đó, nhà vua nằm mộng thấy thần Long Đỗ nói rằng, cứ theo dấu chân ngựa mà đắp thì thành tất sẽ vững vàng. Thần vừa dứt lời, một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, khoan thai bước từ hướng Tây, rẽ qua hướng Đông một vòng rồi biến mất vào trong đền. Hôm sau, Lý Thái Tổ cho đắp thành theo dấu chân thần bạch mã trong giấc mộng. Quả nhiên, thành Thăng Long không bị lún sụt nữa. Nhà vua cảm kích trước sự phò trợ của thần Long Đỗ, bèn ban sắc phong thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương. Lại cho tạc một bức tượng ngựa trắng để thờ trong đền và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” nghĩa là đền thiêng ngựa trắng. Đền thờ thần Long Đỗ cũng có tên là Bạch Mã từ đó. IV. ĐỊNH NGHĨA “TRUYỀN THUYẾT” Truyền thuyết – khái niệm chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó có các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại. Ví dụ, ở văn hóa dân gian châu Âu, có những ngôn bản ứng với những tên tuổi xem ra “có sớm hơn” những nhân vật đã biết, kể về những biến cố và thời đại mà người kể không hề nghi ngờ là biến cố và thời đại lịch sử, bởi vậy chia ra hai loại (tạm dùng thuật ngữ tiếng Pháp): légende và tradition (tuy cùng theo nghĩa truyền thuyết, lời truyền tụng, lời tục truyền). Loại thứ nhất nghiêng về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng (các thánh của đạo Thiên Chúa hoặc đạo Hồi, các nhân vật trong Phúc âm), loại thứ hai – gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia nêu trên chỉ thực hiện được đối với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (trên thực tế điều này chỉ xảy ra trong các nền văn hóa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo) và rất khó thực hiện đối với những truyền thống trong đó cái tôn giáo mang tính thế giới (ví dụ Phật giáo ở Ấn Độ) không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn; sự phận chia nêu trên cũng khó làm đối với các hệ thần thoại đa thần chưa trải qua những biến đổi nào căn bản. Sự phân chia ấy trở nên vô nghĩa đối với những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với lịch sử thế tục. Bởi vậy sẽ là hợp lý khi nói đến truyền thuyết như một thể loại “lịch sử” thống nhất, phân lập với thần thoại, truyện cổ tích, sử thi. Sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác có thể căn cứ trên những dấu hiệu khác nhau. Truyền thuyết có chung với thần thoại dấu hiệu niềm tin (những người mang chúng tin vào tin vào tính xác thực của điều được thông báo) và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết còn có thể được phân lập theo những tiêu chuẩn khác, ví dụ ngôn bản của nó thuộc về toàn thể bộ lạc hoặc toàn thể dòng họ. Chẳng hạn theo nhà nghiên cứu Mỹ Xêpor (E. Sapir), các thần thoại của người Anhđiêng (Indiens) sống trên đảo Vancuvơ (Vancouver) kể về nguồn gốc cõi đời và con người, tức là liên quan đến mọi người, thì bất cứ thành viên nào của bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những tuyên ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì thuộc riêng (“sở hữu”) các thành viên dòng họ. Trường hợp này cho thấy nét chung của truyền thuyết thuộc nhiều truyền thống khác nhau: chúng có xu hướng muốn trùng hợp với thời gian lịch sử, hoặc ít nhất muốn chuyển từ thời gian thần thoại sang thời gian lịch sử. Ngoài ra, ở các nền văn hóa chưa bị biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế (chúng có bậc linh thiêng khác nhau), về việc có hay không liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật (nhân vật của truyền thuyết không khác diện mạo so với những cư dân mang truyền thuyết, tuy có những nét vượt trội, đôi khi đó là những con người có thật được ghi nhớ trong ký ức lịch sử của tập thể cộng đồng ấy). Nói chung, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn, và thường mô tả những sự việc xảy ra muộn hơn. Điều này thể hiện sự lệ thuộc về nguồn gốc (tiếp biến) của truyền thuyết với thần thoại (tuy thần thoại không phải là nguồn duy nhất về cốt truyện cho truyền thuyết). Do kể những sự việc xảy ra sau khi thời gian thần thoại kết thúc, truyền thuyết thuộc trong số những thể loại nằm giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử. Phạm vi các ngôn bản thường là truyền thuyết về những cư dân tiền bối tại địa phương của những người mang truyền thống ấy. Chúng thường miêu tả những sinh thể khác thường; chúng thường gắn với ranh giới “tiền lịch sử” và lịch sử – nhưng là lịch sử của địa điểm này và tập thể này, cái tập thể tự coi mình như một bộ phận của tập thể lớn; tập thể dân tộc học. Về mặt này, các ngôn bản ấy có sự tương đồng về loại hình với kiểu truyền thuyết kể về khởi thủy dòng họ hoặc bộ lạc mà Xêpor mô tả. Các loại truyền thuyết khác thì vượt qua ranh giới ấy và đặt vào thời gian lịch sử của tộc người ngày, thực hiện chức năng của các thể loại lịch sử hoặc phiếm sử. Chúng tiếp cận ở mức đáng kể thời gian của người mang truyền thống ấy thậm chí vượt quá thời gian ấy, kéo dài thời gian lịch sử lại thành thời gian thần thoại. Truyền thuyết của các dân tộc, các tộc người cư trú trên đất Việt Nam hiện nay, được giới nghiên cứu văn hóa dân gian ghi nhận là rất phong phú. Tuy vậy, việc sưu tầm và nghiên cứu còn đang được tiếp tục. Có những trường hợp một số truyện kể hoặc hệ thống truyện kể, khi thì được coi là truyền thuyết, khi thì được coi là thần thoại, thậm chí là cổ tích thần kỳ. Ví dụ ở dân tộc Việt, đó là một số truyện tích trong loạt truyện tích Hùng Vương (truyện Bánh chưng, truyện Trầu cau), truyện tích An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy… Từ vốn truyện tích đã biết và được coi là thuộc thể loại truyền thuyết, người ta nêu những nhóm truyền thuyết theo đề tài, ví dụ nhóm truyền thuyết về chống ngoại xâm (truyền thuyết về các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh (924-979), Lê Phụng Hiểu, Yết Kiêu, Lê Lợi (1385-1433), Hoàng Hoa Thám (1858-1913)…), nhóm truyền thuyết về các nhân vật có công tích văn hóa hoặc những tổ nghề (ví dụ truyền thuyết sư Khổng Lồ đúc chuông), truyền thuyết về những anh hùng thảo dã (Quận He, Quận Hẻo, chàng Lía, Ba Vành (?-1827)…), v.v… Gần cuối thể kỷ XX, trong cư dân và cả trong giới hoạt động văn hóa thường chú trọng truy tầm những truyền thuyết về nguồn gốc và truyền thống của các dòng họ, của nhiều làng xã nổi tiếng, nhất là truyền thống hiếu học, đỗ đạt cao, nhiều người thành đạt… (Lại Nguyên Ân – Từ điển Văn học (Bộ mới) – NXB Thế Giới).
Trả lời
TỨ TRẤN THĂNG LONG – DẤU ẤN TÂM LINH VIỆT Theo quan niệm của người Đông Á, bốn phương tám hướng khắp nơi đều có ma tà, quỷ thần, cần có một lực lượng siêu nhiên để trấn áp, tạo nên vượng khí. Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, cùng truyền thống tri ân nguồn cội, Thăng Long tứ trấn đã được dựng lên và trở thành những bức thành trì kiên cố che chở cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. I. ĐỀN QUÁN THÁNH 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN QUÁN THÁNH Đền Quán Thánh trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã. Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ. Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán. Tại nhà Bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Văn bia tại Đền do Trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân. Đền đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay là của thời Nguyễn. Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch. Nhắc đến đền Quán Thánh, người ta sẽ nghĩ ngay đến pho tượng đồng quý giá Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng đồng nổi tiếng này chứa đựng nhiều điều kỳ bí cần được giải mã. Đền Quán Thánh xưa kia được xem là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Tương truyền ngôi đền có từ đời Lý Thái Tổ thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì vậy mà đền có tên là Đền Trấn Võ, Quán Thánh Trấn Võ hay Quán Thánh. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN QUÁN THÁNH Thánh Trấn Vũ là người có công trị loài hồ ly tinh chuyên quấy nhiễu dân lành. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau đúc lên một bức tượng phác họa hình ảnh của ông bằng đồng đen. Bức tượng được đặt trên tảng đá cẩm thạch với hình ảnh đức Huyền Thiên Trấn Vũ mặt vuông chữ điền nghiêm nghị mà bình thản hiền hậu, hai bàn chân để trần, bàn tay trái đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết giáp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rắn và rùa theo truyền thuyết kể lại là hai bộ hạ theo hầu đức Trấn Vũ. Có lẽ vì thế mà rắn – rùa – kiếm đã tạo thành bộ ba biểu trưng cho Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỉ. Khi dựng lên bức tượng này, nhân dân muốn gửi gắm nhiều thông điệp quý giá. Đi tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tồn tại của bức tượng này, chúng ta sẽ dần dần khám phá ra những bí mật ẩn chứa đằng sau những khối đồng, hình dáng, tư thế… của bức tượng. II. ĐỀN VOI PHỤC 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN VOI PHỤC Nằm trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ, thuộc địa phận phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền còn được gọi là đền voi phục Thủ Lệ để phân biệt với đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đền Voi Phục là trấn phía Tây của “Thăng Long tứ trấn”. Đền được tách khỏi công viên Thủ lệ, tọa lạc trên gò Long Thủ, giữa một khu đất rộng, phía dưới xum xuê cành lá. Mạt tiền nhìn ra hồ Thủ Lệ mênh mông gợn sóng. Đền Voi Phục được trùng tu, sửa chữa nhiều lần và ngôi đền hiện nay khang trang hơn so với ngôi đền bị thực dân Pháp phá hủy năm 1947. Năm 1994 nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 90cm, đường kính miệng 70cm, than chia làm 4 múi, mỗi múi dều có đúc nổi hàng chữ Hán “Tây trấn thượng đẳng”. Đợt tu bổ gần đây nhất là vào ngày 4/7/2009 để hướng tới đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Về kiến trúc, Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây "chạm tròn" bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực. Đền được xây dựng theo mô hình Tiền Thánh- Hậu Mẫu. Phía trước là đền thờ Linh Lang đại Vương, Phía sau thờ Tam tòa thanhs mẫu. Đền thờ Linh Lang đại Vương xây theo kiểu chữ công (工). Tiền đường 5 gian và hậu cung cũng có 5 gian, có kết cấu trụ cột rất chắc chắn, mái được lợp ngói mũi hài cổ. Trung đướng 1 gian chạy dọc và nối liền Tiền đường với Hậu cung. Tại tòa này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang đặc trưng của nghệ thuật TK XIX. Dưới ngai thờ thần là tượng hai vị tùy tướng đứng chầu. Gian chính giữa của hậu cung, ở vị trí cao và sâu nhất là tượng LInh Lang đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang và còn rất trẻ. Phía trước tượng là hòn đá lớn đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu. Về hai phía thờ hòn đá là tượng hai phụ tá đứng chầu. Nơi đặt tượng là ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỉ XIX. Bên trái phía trước đền là tám gian tàu tượng, nơi để cỗ bàn hoặc khách hành hương ngồi nghỉ, ăn trầu uống nước. Ngoài ra, trong đền còn có một am nhỏ thờ người quản tượng của Linh Lang. Phía ngoài đền là tam quan. Cổng vào có hai trụ tường, đắp nổi hai bên là hai con voi phủ phục, trông rất cổ kính. Trong đền còn khá nhiều di vật và tự khí. Ở đại bái có hai pho tượng đồng, bát hương sứ, một thanh bảo kiếm, tám thanh long đao. Ngoài ra, đền còn có tàn, tán, lọng cùng đồ lộ bộ, bát bửu đều mới sắm đầy đủ lấp lánh màu vàng son lộng lẫy. Di vật bằng chữ còn có sáu bức hoành phi mang những mỹ tự và bốn đôi câu đối, trong đó có câu: Mộc biểu chỉ sơ nhất chính dực tán trung lương thánh Đông A di hậu vạn cổ bao phong thượng đẳng thần Tạm dịch : Thời Lý buổi đầu một lần đi đánh dẹp, sự nghiệp trung lương được phù giúp Đời Trần về sau muôn đời tôn phong danh hiệu Thượng đẳng thần Lễ hội của đền là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, với sự tham gia của thập phương, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng - Hà Tây) - lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng hai âm lịch., từng năm có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày tuỳ theo sự đóng góp của dân, đáng kể nhất là việc rước kiệu và một vài tục lệ khác. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN VOI PHỤC Trước đây đền nằm trong hệ tứ trấn, giữ trấn phía Tây Kinh thành. Nơi đây vốn là vùng đất lắm ao hồ, lầy lội, là một trong thập Tam Trại có từ thời Lý. Đương thời thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Đền Voi Phục thờ Thần Linh Lang- Linh Lang đại Vương bởi vậy ngoài tên Voi Phục, đền còn có tên là đền Linh Lang. Có nhiều truyền thuyết kể về thần Linh Lang. Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý - Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đã hy sinh tại đó. Theo Thần phả, Thần tích và truyền thuyết đã được ghi chép ở nhiều tư liệu Hán Nôm thì Linh Lang Đại Vương là con thứ tư của vua Lý Thái Tông, mẹ là cung phi Cảo Nương (Hoàng phi họ Nguyễn) người làng Bồng Lai (Đan Phượng). Khi sinh ra Hoàng tử có tướng mạo ngôi ngô, khác người, ngực có 27 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc. Lớn lên gặp cảnh quân Tống do Triệu Tiết và Quách Quỳ thống lĩnh phối hợp với quân Chiêm sang xâm lược nước ta. Hoàng tử xin vua một ngọn cờ hồng, một cây giáo dài, một thớt voi đực, thống lĩnh hơn 10 vạn quân cùng với 121 binh sĩ Trại Thủ Lệ ra trận. Giặc đã tan, Linh Lang tâu với vua “Thần vốn không phải con vua, mà là con của Long quân thác sinh vào làm Hoàng tử để giúp nước trị giặc. Nay giặc đã dẹp yên thần xin được trở về Thủy tộc.” Nói rồi hóa giao long bò xuống hồ biến mất. Sau đó vua bèn cho lập đền thờ tại ngay nơi ở của hoàng tử và phong thần là Linh Lang đại vương, đồng thời vua cũng cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền. Sau này dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục. III. ĐỀN BẠCH MÃ 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN BẠCH MÃ Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ trấn giữ hướng Đông của Kinh Thành Thăng Long. Xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2. TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN BẠCH MÃ Sau khi dời đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, để tiện việc phòng bị giặc giã Vua Lý Thái Tổ bắt tay ngay vào việc đắp luỹ, xây thành. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thành xây đến đâu, dù gia cố thế nào cũng vẫn bị sụp đổ. Thấy việc dựng thành gặp khó khăn, vua Lý Thái Tổ bèn tới đền thờ thần Long Đỗ - được dân gian coi là thần cai quản chốn Đại La - cầu đảo, xin được phù trợ. Đêm đó, nhà vua nằm mộng thấy thần Long Đỗ nói rằng, cứ theo dấu chân ngựa mà đắp thì thành tất sẽ vững vàng. Thần vừa dứt lời, một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, khoan thai bước từ hướng Tây, rẽ qua hướng Đông một vòng rồi biến mất vào trong đền. Hôm sau, Lý Thái Tổ cho đắp thành theo dấu chân thần bạch mã trong giấc mộng. Quả nhiên, thành Thăng Long không bị lún sụt nữa. Nhà vua cảm kích trước sự phò trợ của thần Long Đỗ, bèn ban sắc phong thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương. Lại cho tạc một bức tượng ngựa trắng để thờ trong đền và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” nghĩa là đền thiêng ngựa trắng. Đền thờ thần Long Đỗ cũng có tên là Bạch Mã từ đó. IV. ĐỊNH NGHĨA “TRUYỀN THUYẾT” Truyền thuyết – khái niệm chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó có các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại. Ví dụ, ở văn hóa dân gian châu Âu, có những ngôn bản ứng với những tên tuổi xem ra “có sớm hơn” những nhân vật đã biết, kể về những biến cố và thời đại mà người kể không hề nghi ngờ là biến cố và thời đại lịch sử, bởi vậy chia ra hai loại (tạm dùng thuật ngữ tiếng Pháp): légende và tradition (tuy cùng theo nghĩa truyền thuyết, lời truyền tụng, lời tục truyền). Loại thứ nhất nghiêng về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng (các thánh của đạo Thiên Chúa hoặc đạo Hồi, các nhân vật trong Phúc âm), loại thứ hai – gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia nêu trên chỉ thực hiện được đối với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (trên thực tế điều này chỉ xảy ra trong các nền văn hóa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo) và rất khó thực hiện đối với những truyền thống trong đó cái tôn giáo mang tính thế giới (ví dụ Phật giáo ở Ấn Độ) không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn; sự phận chia nêu trên cũng khó làm đối với các hệ thần thoại đa thần chưa trải qua những biến đổi nào căn bản. Sự phân chia ấy trở nên vô nghĩa đối với những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với lịch sử thế tục. Bởi vậy sẽ là hợp lý khi nói đến truyền thuyết như một thể loại “lịch sử” thống nhất, phân lập với thần thoại, truyện cổ tích, sử thi. Sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác có thể căn cứ trên những dấu hiệu khác nhau. Truyền thuyết có chung với thần thoại dấu hiệu niềm tin (những người mang chúng tin vào tin vào tính xác thực của điều được thông báo) và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết còn có thể được phân lập theo những tiêu chuẩn khác, ví dụ ngôn bản của nó thuộc về toàn thể bộ lạc hoặc toàn thể dòng họ. Chẳng hạn theo nhà nghiên cứu Mỹ Xêpor (E. Sapir), các thần thoại của người Anhđiêng (Indiens) sống trên đảo Vancuvơ (Vancouver) kể về nguồn gốc cõi đời và con người, tức là liên quan đến mọi người, thì bất cứ thành viên nào của bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những tuyên ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì thuộc riêng (“sở hữu”) các thành viên dòng họ. Trường hợp này cho thấy nét chung của truyền thuyết thuộc nhiều truyền thống khác nhau: chúng có xu hướng muốn trùng hợp với thời gian lịch sử, hoặc ít nhất muốn chuyển từ thời gian thần thoại sang thời gian lịch sử. Ngoài ra, ở các nền văn hóa chưa bị biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế (chúng có bậc linh thiêng khác nhau), về việc có hay không liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật (nhân vật của truyền thuyết không khác diện mạo so với những cư dân mang truyền thuyết, tuy có những nét vượt trội, đôi khi đó là những con người có thật được ghi nhớ trong ký ức lịch sử của tập thể cộng đồng ấy). Nói chung, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn, và thường mô tả những sự việc xảy ra muộn hơn. Điều này thể hiện sự lệ thuộc về nguồn gốc (tiếp biến) của truyền thuyết với thần thoại (tuy thần thoại không phải là nguồn duy nhất về cốt truyện cho truyền thuyết). Do kể những sự việc xảy ra sau khi thời gian thần thoại kết thúc, truyền thuyết thuộc trong số những thể loại nằm giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử. Phạm vi các ngôn bản thường là truyền thuyết về những cư dân tiền bối tại địa phương của những người mang truyền thống ấy. Chúng thường miêu tả những sinh thể khác thường; chúng thường gắn với ranh giới “tiền lịch sử” và lịch sử – nhưng là lịch sử của địa điểm này và tập thể này, cái tập thể tự coi mình như một bộ phận của tập thể lớn; tập thể dân tộc học. Về mặt này, các ngôn bản ấy có sự tương đồng về loại hình với kiểu truyền thuyết kể về khởi thủy dòng họ hoặc bộ lạc mà Xêpor mô tả. Các loại truyền thuyết khác thì vượt qua ranh giới ấy và đặt vào thời gian lịch sử của tộc người ngày, thực hiện chức năng của các thể loại lịch sử hoặc phiếm sử. Chúng tiếp cận ở mức đáng kể thời gian của người mang truyền thống ấy thậm chí vượt quá thời gian ấy, kéo dài thời gian lịch sử lại thành thời gian thần thoại. Truyền thuyết của các dân tộc, các tộc người cư trú trên đất Việt Nam hiện nay, được giới nghiên cứu văn hóa dân gian ghi nhận là rất phong phú. Tuy vậy, việc sưu tầm và nghiên cứu còn đang được tiếp tục. Có những trường hợp một số truyện kể hoặc hệ thống truyện kể, khi thì được coi là truyền thuyết, khi thì được coi là thần thoại, thậm chí là cổ tích thần kỳ. Ví dụ ở dân tộc Việt, đó là một số truyện tích trong loạt truyện tích Hùng Vương (truyện Bánh chưng, truyện Trầu cau), truyện tích An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy… Từ vốn truyện tích đã biết và được coi là thuộc thể loại truyền thuyết, người ta nêu những nhóm truyền thuyết theo đề tài, ví dụ nhóm truyền thuyết về chống ngoại xâm (truyền thuyết về các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh (924-979), Lê Phụng Hiểu, Yết Kiêu, Lê Lợi (1385-1433), Hoàng Hoa Thám (1858-1913)…), nhóm truyền thuyết về các nhân vật có công tích văn hóa hoặc những tổ nghề (ví dụ truyền thuyết sư Khổng Lồ đúc chuông), truyền thuyết về những anh hùng thảo dã (Quận He, Quận Hẻo, chàng Lía, Ba Vành (?-1827)…), v.v… Gần cuối thể kỷ XX, trong cư dân và cả trong giới hoạt động văn hóa thường chú trọng truy tầm những truyền thuyết về nguồn gốc và truyền thống của các dòng họ, của nhiều làng xã nổi tiếng, nhất là truyền thống hiếu học, đỗ đạt cao, nhiều người thành đạt… (Lại Nguyên Ân – Từ điển Văn học (Bộ mới) – NXB Thế Giới).