Dựa vào bối cảnh xã hội Nhật Bản hậu chiến, phân tích sơ lược tiểu thuyết “Cố đô” của Kawabata Yasunari.
kiến thức chung
Cố đô là một trong ba tác phẩm của Yasunari Kawabata, nói lên các vẻ đẹp của Thành Phố Kyoto và các truyền thống cổ, với các phụ nữ Kyoto còn giữ các vẻ duyên dáng, không bị nền văn hóa phương Tây làm biến chất. Cùng với phần lớn du khách, Kawabata ước muốn rằng lối sống cổ truyền Nhật Bản vẫn được duy trì.
- Là tiểu thuyết được Kawabata yêu mến và trân trọng, ông đã lấy tên kinh đô cũ của Nhật Bản làm nhan đề cho tác phẩm. Trong tác phẩm, Kawabata gọi Kyoto là thành phố Kimono.
- Người Nhật Bản có thói quen đi ngắm hoa anh đào ở các ngôi chùa cổ. Ở đây, Kawabata đã trân trọng nói đến nghi lễ truyền thống của dân tộc như một lời nhắc nhở người Nhật hãy luôn giữ lấy những gì đã là hồn cốt của dân tộc
- Ấn tượng đọng lại trong lòng người đọc về cố đô trong tác phẩm của Kawabata đó là một thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ. Đọc Cố đô, chúng ta không chỉ ngậm ngùi cho số phận hai chị em song sinh mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Kyoto.
- Khi đi tìm, khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết Cố đô của Kawabata Yasunari người đọc như được thấy rõ hơn hình ảnh thiên nhiên nước Nhật qua hàng muôn vạn cây thông liễu, thứ cây sống và gắn bó gần gũi với đời sống của người dân lao động Nhật lúc đương thời. Qua đó thấy được và có dịp tìm hiểu kỹ càng hơn về đời sống cũng như sinh hoạt tập tục của người dân lao động Nhật lúc bấy giờ được đúng đắn hơn.
- Thâm nhập sâu vào thế giới tâm hồn của người Nhật, phát hiện và khám phá ra những điều mới lạ trong Cố đô của Kawabata Yasunari qua những hình ảnh mang tính biểu tượng như: Kyoto của những ngày lễ hội, trang phục truyền thống kimono, thế giới của hoa với hoa anh đào rực rỡ, cây thông liễu xinh tươi đón chào nắng ấm… , sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của thế giới biểu tượng trong Cố đô cũng như có được sự cảm nhận tinh tế hơn về “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” Kawabata Yasunari.
Nội dung liên quan
Hiểu Hòa