Dữ liệu sơ cấp (Primary Data) khác dữ liệu thứ cấp (Secondary Data) như thế nào?
Khi làm nghiên cứu, chúng ta luôn phải cân nhắc việc sử dụng dữ liệu sơ cấp (primary data) và dữ liệu thứ cấp (secondary data). Vì đây là một chủ đề quan trọng (khâu nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh của các công ty), bài viết này sẽ tập trung phân tích những điểm khác biệt giữa 2 loại hình dữ liệu này.
Nguồn: Key Differences
Dữ liệu sơ cấp (Primary Data)
Trước hết, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính nhà nghiên cứu trực tiếp thu thập, thông qua 4 phương pháp phổ biến nhất là:
- Thí nghiệm (experiment)
- Quan sát (observation)
- Phỏng vấn (interview)
- Khảo sát (survey)
Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn mang những đặc điểm như sau:
- Là nguồn thông tin & dữ liệu gốc, vì thế chính xác và đáng tin cậy hơn (vì nhà nghiên cứu có thể trực tiếp theo dõi và đánh giá quá trình nghiên cứu).
- Thường chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
- Phạm vi dữ liệu khá hẹp (niche) vì chỉ đến từ nghiên cứu của một hoặc vài nhà nghiên cứu.
- Tốn nhiều thời gian & nguồn lực tài chính.
- Nguồn thông tin thường mới và hợp thời.
Nguồn: Houston Chronicle
Dữ liệu thứ cấp (Secondary Data)
Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được một nhà nghiên cứu thu thập từ những nhà nghiên cứu khác. Nói cách khác, đây là những nguồn dữ liệu gián tiếp. Dữ liệu thứ cấp thường được thu thập qua những nguồn sau:
- Kho dữ liệu của các công ty và tổ chức.
- Kho dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
- Internet.
- Các tạp chí, tài liệu nghiên cứu (research journal).
Sau đây là những đặc điểm của dữ liệu thứ cấp:
- Do không được quan sát và đánh giá trực tiếp, nên tính chính xác và đáng tin cậy thấp hơn so với dữ liệu sơ cấp.
- Có thể mang nhiều mục đích không rõ ràng (do dữ liệu đến từ quá nhiều nguồn, và qua nhiều khâu xử lý).
- Phạm vi dữ liệu rộng do được thu thập và phân tích bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, với nhiều mục đích nghiên cứu đa dạng.
- Nhanh chóng & ít tốn kém.
- Nguồn thông tin có thể đã lỗi thời.
Nguồn: cio.com
Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có những ưu và nhược riêng, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải linh động trong việc ứng dụng các loại hình nghiên cứu phù hợp với yêu cầu đề tài nghiên cứu của mình.
Nguồn: