Đồng tiền của Nga tăng giá nói lên điều gì?

  1. Xã hội

  2. Đầu tư & Tài chính

Hiện nay đã hơn 3 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch mà họi gọi là đặc biệt nhằm vào Ukraine, bên cạnh các tình hình chiến sự căng thẳng trên chiến trường thì tình hình sức chống chịu của nền kinh tế Nga cũng là 1 điểm nóng thu hút sự quan tâm dù rằng thông tin khá là nhỏ giọt như các trạm xăng của châu Âu hiện tại vậy. Một số báo, fanpage, face búc cơ hay iu tút bơ cho rằng Nga càng bị cấm vận thì càng giàu, bằng chứng thông qua các giá trị đơn hàng dầu mỏ hay rõ ràng nhất là giá trị đồng Rup đã tăng.

Vậy mấy bạn học sâu về tài chính tiền tệ có thể giải thích giúp mình, khi đồng nội tệ tăng thì đem lại những ảnh hưởng gì cho nền kinh tế được không? Mình học kinh tế vĩ mô vs tài chính tiền tệ lâu quá rồi, quên hết rồi...

Từ khóa: 

xã hội

,

đầu tư & tài chính

Đồng Rúp Nga tiếp tục đà tăng giá trong phiên giao dịch ngày 11/5 khi thị trường chứng khoán Moscow mở cửa trở lại sau hai ngày nghỉ lễ.

Diễn biến tăng giá của đồng nội tệ Nga diễn ra sau khi Moscow áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát vốn để bảo vệ đồng nội tệ sau khi hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Cùng với biện pháp kiểm soát vốn, Moscow cũng yêu cầu các khách hàng châu Âu mua khí đốt của nước này phải thanh toán bằng đồng Rúp. Ngoài ra, Moscow cũng đóng băng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu các công ty Nga chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ.

Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng Rúp hiện tại khiến nhiều người bất ngờ. Theo nhà nghiên cứu Kopylov, việc đồng rúp mạnh lên là do nó hiện nay hoàn toàn dựa vào xuất nhập khẩu, và giá trị của nó được xác định theo sức mua tương đương (PPP).
Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 rúp/USD, nếu không có sự điều chỉnh nào trong chính sách tiền tệ.
Trả lời
Đồng Rúp Nga tiếp tục đà tăng giá trong phiên giao dịch ngày 11/5 khi thị trường chứng khoán Moscow mở cửa trở lại sau hai ngày nghỉ lễ.

Diễn biến tăng giá của đồng nội tệ Nga diễn ra sau khi Moscow áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát vốn để bảo vệ đồng nội tệ sau khi hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Cùng với biện pháp kiểm soát vốn, Moscow cũng yêu cầu các khách hàng châu Âu mua khí đốt của nước này phải thanh toán bằng đồng Rúp. Ngoài ra, Moscow cũng đóng băng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu các công ty Nga chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ.

Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng Rúp hiện tại khiến nhiều người bất ngờ. Theo nhà nghiên cứu Kopylov, việc đồng rúp mạnh lên là do nó hiện nay hoàn toàn dựa vào xuất nhập khẩu, và giá trị của nó được xác định theo sức mua tương đương (PPP).
Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 rúp/USD, nếu không có sự điều chỉnh nào trong chính sách tiền tệ.
Thông thường khi không có chiến tranh hay cấm vận kinh tế, nếu đồng rúp tăng giá, các tổ chức tài chính hay các tập đoàn lớn sẽ đầu cơ tích trữ đồng rúp. Nhưng do can thiệp của chính phủ Nga, các doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu thô phải chuyển 80% doanh thu xuất khẩu về ngân hàng Trung ương. Và như vậy, các doanh nghiệp này phải bán ngoại tệ, đồng nghĩa với việc họ phải mua đồng rúp từ ngân hàng Trung ương. Đó là bắt buộc chứ không phải “đầu cơ” vì Nga muốn kìm chế lạm phát tăng cao.
Đây là lý do khi Nga chưa ra quyết định các nước không thân thiện nhập khẩu khí đốt phải thanh toán bằng đồng rúp. Nếu đồng rúp mất giá kỷ lục, người dân ùn ùn xếp hàng đi rút ngoại tệ, lạm phát sẽ tăng vọt.
Đồng nội tệ mạnh cũng giúp Nga nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn và kiềm chế lạm phát tăng cao. Nhưng khi tăng cao quá, thì buộc các tổ chức tài chính Nga phải tăng dự trữ ngoại hối nhằm kiềm chế đà tăng của đồng rúp.
Ví dụ: Một mặt hàng có giá 1$ khi nhập khẩu vào Nga, người dân Nga trước phải trả 80 rúp, thì nay họ chỉ phải trả 60 rúp. Nhưng khi xảy ra cấm vận kinh tế, hàng nhập khẩu sẽ giảm.
https://cdn.noron.vn/2022/05/31/vietstocksnghic-ly-o-nga-kinh-te-di-xuong-dong-tien-tang-gia-manh20220530095159-1653965979.png
Các nước ngoài phương Tây, nếu xuất khẩu sang Nga thu về ngoại tệ đô la, thì Nga sẽ giảm dần dự trữ ngoại hối bằng đồng đô la. Gây ra rủi ro thanh khoản, không thể kéo dài. Nga có thuyết phục được các nước ngoài phương Tây nhận về đồng rúp không? Thật không hề dễ dàng.
Trong khi đúng quy luật, Nga xuất khẩu thu về đô la đồng thời lại dùng chính nó trả cho nhập khẩu để cân bằng thị trường tự do, thì đồng rúp sẽ ổn định. Chính phủ nào cũng muốn đồng tiền của mình ổn định, không quá mất giá nhưng cũng không thể tăng quá cao (đặc biệt các nước phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu).
Khi ngân hàng trung ương Nga can thiệp, khiến các công ty ngoài lĩnh vực khí đốt phải tự chạy ngoại tệ để trả cho đối tác. Lâu dài sẽ bất ổn vì giá ngoại tệ ở thị trường tự do khác hoàn toàn với giá ngân hàng niêm yết.
Mặt khác, nếu đồng rúp tăng cao, khi so với mặt hàng của các nước khác thì họ sẽ không chọn mua hàng của Nga, vì thế hàng xuất khẩu của Nga sẽ kém sức cạnh tranh.
Đồng rúp giảm giá thì dễ dẫn đến lạm phát cao. Đồng rúp tăng giá thì ảnh hưởng đến xuất khẩu. Vậy phải xem Nga là nước nhập khẩu hay xuất khẩu là chính. Rõ ràng cả xuất và nhập đều phải cân đối.
Đó là lý do đồng rúp tăng giá nhưng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm, khó phục hồi, thậm chí suy thoái nếu chiến tranh còn kéo dài.