Động lực: Con dao hai lưỡi

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Chuyện tuổi 20s

  4. Noron

  5. Tip & Trick

  6. Kỹ năng mềm

  7. Xã hội

  8. Phong cách sống

  9. Tin Tức

  10. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  11. Sáng tác

  12. Tình yêu

  13. Tâm lý học

  14. Khoa học

Hôm nay mình học được một điều thú vị về động lực, một thứ có thể vừa là động lực thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước, vừa là gánh nặng khiến chúng ta kiệt sức.

Động lực có thể tác động lên chúng ta theo hai cách:

Cách thứ nhất: Động lực lành mạnh, giúp chúng ta cải thiện năng suất và tiến bộ.
Cách thứ hai: Động lực phản tác dụng, dẫn đến kiệt sức và trì trệ.
Thường khi đặt ra mục tiêu, chúng ta sẽ nghĩ đến những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được nó. Ví dụ, khi muốn nâng cao sức khỏe, chúng ta sẽ nghĩ đến việc tập thể dục hàng ngày, chuẩn bị dụng cụ tập, tìm địa điểm tập luyện và sắp xếp thời gian.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc biến ý tưởng thành hành động không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta có thể bị phân tâm, trì hoãn, mệt mỏi, gặp khó khăn và cuối cùng, từ bỏ ý tưởng ban đầu.

Nhiều người cho rằng động lực là một cảm xúc giúp chúng ta vượt qua khó khăn và tập trung vào mục tiêu. Nhưng động lực cũng có thể được chia thành hai loại:

Động lực bên ngoài: Bao gồm những yếu tố như sự công nhận, tiền bạc, vị trí xã hội,...
Động lực bên trong: Bao gồm sự thỏa mãn khi thực hiện nhiệm vụ, niềm vui khi làm việc, sự yêu thích công việc và sự phát triển bản thân khi hoàn thành nhiệm vụ.
Vấn đề là, động lực bên ngoài thường khiến chúng ta phụ thuộc vào nó hơn. Ví dụ, nếu bạn làm việc vì tiền, bạn sẽ cảm thấy động lực giảm sút khi nhận được số tiền ít hơn kỳ vọng. Tương tự, nếu bạn làm việc chỉ để được công nhận mà không thực sự thấy giá trị của công việc, bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi không được công nhận hoặc công việc bị xem nhẹ.

Ngược lại, động lực bên trong giúp bạn kiểm soát bản thân và ít bị phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài hơn.

Vậy làm sao để vượt qua sự phụ thuộc vào động lực bên ngoài? Tác giả giới thiệu mô hình DFUZ để giúp chúng ta điều đó.

D (Distinguish) - Phân biệt:

Trong tâm lý học, cảm giác (Feeling), suy nghĩ (Thought) và hành động (Action) luôn liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau.

Ví dụ: Khi bạn đói (cảm giác), bạn sẽ nghĩ đến việc ăn (suy nghĩ) và tìm đồ ăn (hành động).

Chúng ta có thể cải thiện quy trình này bằng cách đưa ra quyết định về suy nghĩ và hành động. Nghĩa là, chúng ta có thể chọn cách suy nghĩ và cách hành động của mình.

Ví dụ: Khi bạn lo lắng vì sắp phải thuyết trình trước đám đông, bạn có thể thay đổi suy nghĩ từ "Sợ, lo lắng, không biết người nghe có hiểu không" thành "Tôi hào hứng thể hiện những gì tôi biết, chia sẻ kiến thức và lắng nghe phản hồi để học hỏi lẫn nhau".

F - Fake:

Hãy nghĩ đến các diễn viên, họ luôn phải thể hiện đúng vai trò của mình bất kể cảm xúc thật sự của họ. Họ có thể đang buồn nhưng vẫn phải đóng vai một người vui vẻ, hoặc ngược lại.

Fake trong bài viết này là: Khi bạn cảm thấy lười biếng, hãy đánh lừa bản thân bằng cách thay đổi suy nghĩ: "Tôi không phải là người lười biếng, tôi sẽ đi làm việc ngay bây giờ".

U - Uptime (Nâng cao/tăng thời gian):

Để tăng thời gian tập trung mà D và F tạo ra, cần có sự thay đổi và thích nghi dần. Ví dụ, sau khi áp dụng D và F lần đầu tiên, bạn cố gắng duy trì 10 phút, lần sau bạn có thể tăng lên 15 phút và tiếp tục tăng nhẹ dần. Việc này được gọi là SỰ DẺO DAI TÂM LÝ (neuroplasticity), nghĩa là khả năng thay đổi hoạt động của hệ thần kinh để thích nghi với các kích thích bên trong hoặc bên ngoài.

Z - ZONE:

Zone là việc tăng cường vùng tập trung của chúng ta.

Khi bạn đang làm việc và bị mất tập trung, hãy ghi lại những điều khiến bạn mất tập trung: có thể ghi ra giấy, ghi ra điện thoại hoặc bất kỳ thứ gì thuận tiện. Sau đó, cố gắng hạn chế những tác nhân này bằng cách loại bỏ chúng. Ví dụ, loại bỏ các ứng dụng game, bỏ theo dõi những trang review phim,...

Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường những tác nhân thuận lợi cho hành động: Để tài liệu, bút nhớ ngay trên bàn, chuẩn bị sẵn một chai nước khi ngồi làm việc hoặc học tập lâu,....

Mình thấy cách này khá hay và có lý, tuy nhiên việc lờ đi cảm xúc và giả vờ suy nghĩ cũng cần kiểm chứng lại xem liệu nó có thực sự hiệu quả hay không. Trên đây là những gì mình học được hôm nay, hy vọng có thể học hỏi được thêm nhiều tri thức hơn mỗi ngày.

Từ khóa: 

giáo dục

,

văn hóa

,

chuyện tuổi 20s

,

noron

,

tip & trick

,

kỹ năng mềm

,

xã hội

,

phong cách sống

,

tin tức

,

thấu ngành hiểu nghề

,

sáng tác

,

tình yêu

,

tâm lý học

,

khoa học

Hay
Trả lời
Hay