Động cơ của Mỹ và các đồng minh trong vẫn đề Trung Đông ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Xét trên một khía cạnh khác thì cuộc không kích cũng là cơ hội để Mỹ và đồng minh phô trương sức mạnh, khẳng định rằng họ vẫn là một bên quan trọng và có tiếng nói tại Trung Đông nói chung và tại Syria nói riêng. Hiện tại, cơ chế đàm phán Geneva do Mỹ dẫn đầu và Sochi do Nga dẫn đầu vẫn đang diễn ra riêng rẽ cũng như chưa đạt được đột phá trong việc định hình thể chế chính trị tại Syria sau cuộc chiến. Với những diễn biến trên thực địa tại Syria, đặc biệt là tại Đông Gouta, nhiều nhà quan sát đã cho rằng vị thế của Mỹ và đồng minh đang xuống thấp, quyền chủ động trên chiến trường và trên bàn đàm phán đang thuộc về liên minh Nga – Iran. Do đó, Mỹ và đồng minh cần phải có hành động đủ mạnh, thậm chí là hành động vũ trang để tái khẳng định vị thế của họ trong các cuộc hòa đàm, đặc biệt trong trường hợp hai cơ chế đàm phán nói trên được hợp nhất. Đồng thời, đây cũng là lời khẳng định của Mỹ và đồng minh với quốc tế rằng họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ lực lượng đối lập ở Syria. Đối với Pháp, nước này tham gia phối hợp tấn công Syria còn để tái khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, nhiều nhà quan sát cho rằng việc Mỹ và đồng minh tấn công Syria có giới hạn là một hành động hợp lý khi đã tránh được nguy cơ đối đầu trực diện với Nga, điều mà cả hai bên đều không muốn. Trước khi cuộc không kích diễn ra, cả Nga và liên quân Mỹ – Anh – Pháp đều có những hành động phô trương lực lượng khác nhau. Cuộc tấn công ngày 09/04 mà Nga cáo buộc do Israel thực hiện cũng đã phần nào giúp Mỹ và đồng minh có thể ước đoán được mức độ phản ứng của Nga đối với cuộc không kích đã được lên kế hoạch thực hiện vào rạng sáng 14/04. Việc Mỹ và đồng minh giảm số mục tiêu từ 22 còn 9, trong đó bao gồm một số sân bay không được sử dụng của Syria, các địa điểm bị nghi là trung tâm nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học nhưng đã bị bỏ hoang, đã thực sự không làm ảnh hưởng tới cán cân lực lượng giữa các bên tham chiến. Điều này dẫn tới việc Nga chỉ có thể phản ứng về mặt ngoại giao. Về góc độ chính trị nội bộ, hành động tấn công Syria đã giúp chính quyền Anh, Pháp và Mỹ hướng sự chú ý của công luận ra khỏi những rắc rối mà họ đang gặp phải. Đối với Mỹ, cuộc tấn công này đã giúp Tổng thống Trump thể hiện mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đặc biệt là giúp ông đương đầu với những cáo buộc thân Nga. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm sử dụng sức mạnh để duy trì hòa bình do Tổng thống Trump đề xướng. Đối với Pháp, công luận đã chuyển hướng từ các chính sách xã hội đang gây tranh cãi của Tổng thống Macron, các cuộc đình công của giới công chức, vấn đề người nhập cư hay cuộc điều tra về cáo buộc cựu Tổng thống Sarkozy nhận tiền tài trợ của cố lãnh đạo Lybia Gaddafi sang các vấn đề liên quan đến diễn biến và hệ quả của cuộc không kích. Tình hình nội bộ của Anh có thể nói là phức tạp hơn nhiều nếu so với Mỹ và Pháp. Những tranh cãi về Brexit, khả năng Scotland đòi độc lập, duy trì sự đoàn kết trong Đảng Bảo thủ hay việc đối phó với chủ nghĩa dân túy và cản trở sự trở lại của Đảng Lao động đang là những thách thức đối với Thủ tướng Theresa May. Đặc biệt, bà May còn gặp thách thức lớn trong việc chứng minh Nga có liên quan tới vụ đầu độc cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal sau khi đã huy động một chiến dịch truyền thông và đối ngoại khổng lồ để bài Nga không chỉ ở Anh mà cả trong Liên minh châu Âu. Việc chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng đang không chỉ ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của Thủ tướng May mà còn làm xấu đi nghiêm trọng hình ảnh quốc tế của Anh. Hoạt động phối hợp quân sự của liên minh Mỹ – Anh – Pháp trong chiến dịch không kích Syria vừa qua còn cho thấy Mỹ vẫn là người đứng đầu, đóng vai trò chi phối trong liên minh, Anh và Pháp hay cả Liên minh châu Âu đều chưa thể thay thế được Mỹ trong các hoạt động vũ trang cấp độ khu vực và châu lục. Điều này cũng sẽ có tác động nhất định đến kế hoạch thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu. Có thể nhận thấy, trong tương lai gần, dù quân đội riêng của Liên minh châu Âu có trở thành hiện thực thì nó vẫn phải phụ thuộc vào NATO với sự dẫn đầu của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc không kích này mặc dù nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao nhưng việc thiếu sự tham gia của các đồng minh khác của Mỹ như Đức, Canada,…có thể cho thấy các nước này thực sự không muốn gia tăng căng thẳng với Nga. Đồng thời, việc Anh huy động phương Tây có các hành động cô lập Nga trong vụ Skripal trong khi chưa có bằng chứng xác đáng cũng khiến các nước này dè dặt hơn trong hành động quân sự lần này.
Trả lời
Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Xét trên một khía cạnh khác thì cuộc không kích cũng là cơ hội để Mỹ và đồng minh phô trương sức mạnh, khẳng định rằng họ vẫn là một bên quan trọng và có tiếng nói tại Trung Đông nói chung và tại Syria nói riêng. Hiện tại, cơ chế đàm phán Geneva do Mỹ dẫn đầu và Sochi do Nga dẫn đầu vẫn đang diễn ra riêng rẽ cũng như chưa đạt được đột phá trong việc định hình thể chế chính trị tại Syria sau cuộc chiến. Với những diễn biến trên thực địa tại Syria, đặc biệt là tại Đông Gouta, nhiều nhà quan sát đã cho rằng vị thế của Mỹ và đồng minh đang xuống thấp, quyền chủ động trên chiến trường và trên bàn đàm phán đang thuộc về liên minh Nga – Iran. Do đó, Mỹ và đồng minh cần phải có hành động đủ mạnh, thậm chí là hành động vũ trang để tái khẳng định vị thế của họ trong các cuộc hòa đàm, đặc biệt trong trường hợp hai cơ chế đàm phán nói trên được hợp nhất. Đồng thời, đây cũng là lời khẳng định của Mỹ và đồng minh với quốc tế rằng họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ lực lượng đối lập ở Syria. Đối với Pháp, nước này tham gia phối hợp tấn công Syria còn để tái khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, nhiều nhà quan sát cho rằng việc Mỹ và đồng minh tấn công Syria có giới hạn là một hành động hợp lý khi đã tránh được nguy cơ đối đầu trực diện với Nga, điều mà cả hai bên đều không muốn. Trước khi cuộc không kích diễn ra, cả Nga và liên quân Mỹ – Anh – Pháp đều có những hành động phô trương lực lượng khác nhau. Cuộc tấn công ngày 09/04 mà Nga cáo buộc do Israel thực hiện cũng đã phần nào giúp Mỹ và đồng minh có thể ước đoán được mức độ phản ứng của Nga đối với cuộc không kích đã được lên kế hoạch thực hiện vào rạng sáng 14/04. Việc Mỹ và đồng minh giảm số mục tiêu từ 22 còn 9, trong đó bao gồm một số sân bay không được sử dụng của Syria, các địa điểm bị nghi là trung tâm nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học nhưng đã bị bỏ hoang, đã thực sự không làm ảnh hưởng tới cán cân lực lượng giữa các bên tham chiến. Điều này dẫn tới việc Nga chỉ có thể phản ứng về mặt ngoại giao. Về góc độ chính trị nội bộ, hành động tấn công Syria đã giúp chính quyền Anh, Pháp và Mỹ hướng sự chú ý của công luận ra khỏi những rắc rối mà họ đang gặp phải. Đối với Mỹ, cuộc tấn công này đã giúp Tổng thống Trump thể hiện mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đặc biệt là giúp ông đương đầu với những cáo buộc thân Nga. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm sử dụng sức mạnh để duy trì hòa bình do Tổng thống Trump đề xướng. Đối với Pháp, công luận đã chuyển hướng từ các chính sách xã hội đang gây tranh cãi của Tổng thống Macron, các cuộc đình công của giới công chức, vấn đề người nhập cư hay cuộc điều tra về cáo buộc cựu Tổng thống Sarkozy nhận tiền tài trợ của cố lãnh đạo Lybia Gaddafi sang các vấn đề liên quan đến diễn biến và hệ quả của cuộc không kích. Tình hình nội bộ của Anh có thể nói là phức tạp hơn nhiều nếu so với Mỹ và Pháp. Những tranh cãi về Brexit, khả năng Scotland đòi độc lập, duy trì sự đoàn kết trong Đảng Bảo thủ hay việc đối phó với chủ nghĩa dân túy và cản trở sự trở lại của Đảng Lao động đang là những thách thức đối với Thủ tướng Theresa May. Đặc biệt, bà May còn gặp thách thức lớn trong việc chứng minh Nga có liên quan tới vụ đầu độc cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal sau khi đã huy động một chiến dịch truyền thông và đối ngoại khổng lồ để bài Nga không chỉ ở Anh mà cả trong Liên minh châu Âu. Việc chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng đang không chỉ ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của Thủ tướng May mà còn làm xấu đi nghiêm trọng hình ảnh quốc tế của Anh. Hoạt động phối hợp quân sự của liên minh Mỹ – Anh – Pháp trong chiến dịch không kích Syria vừa qua còn cho thấy Mỹ vẫn là người đứng đầu, đóng vai trò chi phối trong liên minh, Anh và Pháp hay cả Liên minh châu Âu đều chưa thể thay thế được Mỹ trong các hoạt động vũ trang cấp độ khu vực và châu lục. Điều này cũng sẽ có tác động nhất định đến kế hoạch thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu. Có thể nhận thấy, trong tương lai gần, dù quân đội riêng của Liên minh châu Âu có trở thành hiện thực thì nó vẫn phải phụ thuộc vào NATO với sự dẫn đầu của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc không kích này mặc dù nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao nhưng việc thiếu sự tham gia của các đồng minh khác của Mỹ như Đức, Canada,…có thể cho thấy các nước này thực sự không muốn gia tăng căng thẳng với Nga. Đồng thời, việc Anh huy động phương Tây có các hành động cô lập Nga trong vụ Skripal trong khi chưa có bằng chứng xác đáng cũng khiến các nước này dè dặt hơn trong hành động quân sự lần này.