Đồng bạc Cụ Hồ ra đời từ khi nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo thòng tin của Quốc hội (www.na.gov.vn) thì trong những ngày đầu cùa chính quyền cách mạng non trẻ, khó khăn trăm bề. Cùng một lúc, Chính phủ phải dồn sức diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, ngân khố quốc gia chỉ có hơn một triệu đồng Đông Dương rách nát. Trong khi đó, quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc Việt Nam mang theo quan kim và quốc tệ, là những đồng tiền mất giá, gây nguy cơ lạm phát cao. Chính phủ ta lại chưa quốc hữu hoá được Ngân hàng Đông Dương, vẫn buộc phải sử dụng giấy bạc Đông Dương có đóng dấu của chính quyền cách mạng. Trước tình thế phải thống nhất tiền tệ, chống lạm phát và đảm bảo chi dùng, việc phát hành một loại tiền mới là rất cấp bách. Ngày 31-1-1946, nhà in Ngô Tử Hạ là nơi dược tin cậy, nhận trọng trách in những tờ giấy bạc đầu tiên của Chính phủ VNDCCH mà nhân dân thời đó thường gọi là "đồng bạc cụ Hồ”. Đồng tiền của chế độ mới có mệnh giá: 100 đồng, 50 đồng, 20 đồng, 10 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng ; tiền kim loại có 2 đồng tiền bằng nhôm loại 5 hào và 2 hào. Những đồng tiền kể trên được in tại nhà in Ngô Tử Hạ, sau đó được vận chuyển về Bộ Tài chính ký và đóng dấu, đóng số sêri rồi mới được phát hành. Những “đồng bạc cụ Hồ” được in và phát hành kịp thời không những đáp ứng nhu cầu chi dùng cho Chính phủ và nhân dân mà còn thống nhất tiền tệ, khẳng định chủ quyền độc lập của quốc gia. Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), nhà in Ngô Tử Hạ đã bị quân Pháp phun xăng đốt, cháy ròng rã suốt một tuần, Cụ Ngô Tử Hạ là đại biểu cao niên nhất của Quốc hội Khóa I và đàm nhiệm cương vị này trong 25 năm liền. Cụ mất năm 1973, hưởng thọ 92 tuổi.
Trả lời
Theo thòng tin của Quốc hội (www.na.gov.vn) thì trong những ngày đầu cùa chính quyền cách mạng non trẻ, khó khăn trăm bề. Cùng một lúc, Chính phủ phải dồn sức diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, ngân khố quốc gia chỉ có hơn một triệu đồng Đông Dương rách nát. Trong khi đó, quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc Việt Nam mang theo quan kim và quốc tệ, là những đồng tiền mất giá, gây nguy cơ lạm phát cao. Chính phủ ta lại chưa quốc hữu hoá được Ngân hàng Đông Dương, vẫn buộc phải sử dụng giấy bạc Đông Dương có đóng dấu của chính quyền cách mạng. Trước tình thế phải thống nhất tiền tệ, chống lạm phát và đảm bảo chi dùng, việc phát hành một loại tiền mới là rất cấp bách. Ngày 31-1-1946, nhà in Ngô Tử Hạ là nơi dược tin cậy, nhận trọng trách in những tờ giấy bạc đầu tiên của Chính phủ VNDCCH mà nhân dân thời đó thường gọi là "đồng bạc cụ Hồ”. Đồng tiền của chế độ mới có mệnh giá: 100 đồng, 50 đồng, 20 đồng, 10 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng ; tiền kim loại có 2 đồng tiền bằng nhôm loại 5 hào và 2 hào. Những đồng tiền kể trên được in tại nhà in Ngô Tử Hạ, sau đó được vận chuyển về Bộ Tài chính ký và đóng dấu, đóng số sêri rồi mới được phát hành. Những “đồng bạc cụ Hồ” được in và phát hành kịp thời không những đáp ứng nhu cầu chi dùng cho Chính phủ và nhân dân mà còn thống nhất tiền tệ, khẳng định chủ quyền độc lập của quốc gia. Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), nhà in Ngô Tử Hạ đã bị quân Pháp phun xăng đốt, cháy ròng rã suốt một tuần, Cụ Ngô Tử Hạ là đại biểu cao niên nhất của Quốc hội Khóa I và đàm nhiệm cương vị này trong 25 năm liền. Cụ mất năm 1973, hưởng thọ 92 tuổi.