Đơn vị từ vựng tương đương với từ trong tiếng Việt là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hóa của loài người là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng chéo, phức tạp với sự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa dạng của tư tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ, con người thông báo cảm xúc tri thức và số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số lượng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị đó được gọi là ngữ, có giá trị tương đương với từ. Ngữ bao gồm 4 loại: Ngữ định danh: là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hoặc các khái niệm nào đó của thực tế (bao gồm những cụm từ được gọi là từ ghép và ngữ cố định). Ngữ định danh bao gồm ngữ định danh hòa kết và ngữ định danh hợp kết. Thành ngữ: là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định: hoặc kính trọng, tán thành; hoặc chê bai, khinh rẻ; hoặc ái ngại, xót thương;… Có 2 loại thành ngữ: thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết. Ngữ láy âm: là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả. Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng.
Trả lời
Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hóa của loài người là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng chéo, phức tạp với sự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa dạng của tư tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ, con người thông báo cảm xúc tri thức và số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số lượng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị đó được gọi là ngữ, có giá trị tương đương với từ. Ngữ bao gồm 4 loại: Ngữ định danh: là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hoặc các khái niệm nào đó của thực tế (bao gồm những cụm từ được gọi là từ ghép và ngữ cố định). Ngữ định danh bao gồm ngữ định danh hòa kết và ngữ định danh hợp kết. Thành ngữ: là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định: hoặc kính trọng, tán thành; hoặc chê bai, khinh rẻ; hoặc ái ngại, xót thương;… Có 2 loại thành ngữ: thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết. Ngữ láy âm: là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả. Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng.