Đón nhận sự thay đổi!
Từ đầu năm 2020 nhà mình chuyển sang nơi ở mới, bạn Cải vì thế cũng phải chuyển trường theo bố mẹ, mọi thứ tưởng như bỡ ngỡ nhưng hoá ra đơn giản hơn so với mình tưởng tượng.
Trước khi chuyển trường cho con, mình cũng tự suy nghĩ rồi đi tìm hiểu quanh khu về một số vấn đề:
- Phương pháp đào tạo của các trường: do Cải đã học Montessori trước đó nên mình vẫn muốn con tiếp tục theo cách dạy này, tránh sự khập khiễng cho con.
- Cơ sở vật chất của các trường: độ rộng rãi, phân bổ các khu vực trong trường, bếp ăn, nhà vệ sinh cũng cần quan sát kĩ
- Đội ngũ giáo viên: gặp gỡ các cô giáo sẽ dạy trẻ hằng ngày, hiệu trưởng và cô quản lý để cảm nhận được môi trường thế nào
- Sự thuận tiện: quãng đường đi từ nhà tới trường, thời gian đưa đón sao cho phù hợp với việc bà đi bộ đến đưa Cải về mỗi ngày
- Học phí: bao gồm phí đóng theo năm và theo tháng, các lớp bổ sung như vẽ, múa hát kèm theo
- Chương trình học tiếng Anh: thực sự nhà mình không đặt nặng học tiếng Anh ở trường lắm, theo mình vẫn phải là đầu tư nghiêm túc và dành nhiều thời gian cho ngoại ngữ nên bố mẹ chấp nhận học tiếng Anh ở mức độ vui vẻ, có môi trường là được
Sau đó mình cũng đã đi tới 3 trường khác nhau để quan sát, thăm quan và đưa ra quyết định cho Cải chọn một trường có cơ sở vật chất tốt nhất, học phí vừa tầm, rất gần nhà và theo đúng phương pháp Montessori mà mình vừa nhắc phía trên.
Trộm vía sau 1 ngày đi học, bạn đã về nhà và khoe với bố là thích trường lắm và hoà nhập nhanh lắm.
Qua câu chuyện này để thấy rằng trẻ con có mức độ hoà nhập nhanh hơn, khả năng thích ứng tốt hơn và chấp nhận sự thay đổi vượt trội hơn so với bố mẹ, theo mình có thể đến từ các khả năng sau đây:
- Tâm lí không sợ sai, sai thì lại làm lại, không vấn đề gì hết
- Thích thú với cái mới, luôn tìm ra thứ mới hơn, sáng tạo hơn là cứ tập trung vào thứ cũ như đồ chơi cũ, hoạt động cũ
- Nhanh quên và không có khái niệm tự trách móc bản thân quá lâu: thường bố mẹ hay bị ám ảnh bởi sai lầm lâu hơn con nên bố mẹ cần học con điều này
- Trẻ nhiều năng lượng, luôn tìm cách giải phóng năng lượng ra bên ngoài, không tự ém lại bên trong dẫn đến stress như cha mẹ
- Trẻ là trang giấy trắng, còn khoảng trống để tiếp nhận tô vẽ mới, cha mẹ thì hay bị tự kỉ ám thị là mình thế là full rồi không thể thay đổi được nữa
Chốt lại, cha mẹ và trẻ cứ phải học qua học lại nhau nhiều đấy nhỉ, cha mẹ cùng con xây dựng tính cách, trải nghiệm cuộc sống, con cho cha mẹ sự tươi mới, lạc quan và vui sống. Các cụ có câu "Có con thì mới có cha, có cháu thì mới có bà có ông" chẳng sai chút nào.
thay đổi
,đổi mới
,giáo dục trẻ
,thích ứng
,trí tuệ nhân tạo
Nhân câu chuyện của bạn, mình cũng muốn chia sẻ câu chuyện đi học của cháu mình.
Bạn đó hiện tại đang học lớp 2 ở một trường tiểu học của quận. Trường đó chị gái của bạn cũng đã học, lại trùng hợp là cô giáo chủ nhiệm cũ của chị nên bố mẹ rất yên tâm gửi gắm con. Vì bạn đó là con trai nên cô giáo thường xuyên gọi điện về cho mẹ phàn nàn, thậm chí còn bị mời lên phòng hiệu trưởng về tội đánh bạn. Về nhà bố mẹ cũng có giáo dục con nhưng vẫn bị cô phàn nàn. Một hôm, mẹ bất chợt đến trường để xem con học thế nào thì phát hiện ra con bị kê 1 bàn cá biệt ở trước lớp, quay mặt lại với bảng và hướng về phía các bạn. Cô giáo lấy lí do là vì cháu hay trêu các bạn nên phạt như thế. Về hỏi lại con, thằng bé lại chia sẻ rằng khi con bị ngồi đối diện lại các bạn, các bạn hay trêu con nên con có đánh bạn. Rồi việc ngồi quay lưng lại bảng cũng làm cháu không tiếp thu được bài và bị nhiều các thầy cô giáo khác cười đùa.
Do bố mẹ không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ cô giáo và ban giám hiệu nên đã làm thủ tục cho con chuyển trường. Sang trường mới, cháu có bạn mới, hòa nhập rất nhanh, có thêm nhiều bạn mới và tiếp thu bài hiệu quả hơn.
Mình cũng mong bố mẹ hãy sát sao hơn đến các con của mình, nhất là trong độ tuổi các con còn thiếu nhận thức về hành vi của mình. Chỉ cần một định hướng không đúng đắn cũng có thể làm cho các con phát triển theo chiều hướng không tốt.
Tracy Vu
Nhân câu chuyện của bạn, mình cũng muốn chia sẻ câu chuyện đi học của cháu mình.
Bạn đó hiện tại đang học lớp 2 ở một trường tiểu học của quận. Trường đó chị gái của bạn cũng đã học, lại trùng hợp là cô giáo chủ nhiệm cũ của chị nên bố mẹ rất yên tâm gửi gắm con. Vì bạn đó là con trai nên cô giáo thường xuyên gọi điện về cho mẹ phàn nàn, thậm chí còn bị mời lên phòng hiệu trưởng về tội đánh bạn. Về nhà bố mẹ cũng có giáo dục con nhưng vẫn bị cô phàn nàn. Một hôm, mẹ bất chợt đến trường để xem con học thế nào thì phát hiện ra con bị kê 1 bàn cá biệt ở trước lớp, quay mặt lại với bảng và hướng về phía các bạn. Cô giáo lấy lí do là vì cháu hay trêu các bạn nên phạt như thế. Về hỏi lại con, thằng bé lại chia sẻ rằng khi con bị ngồi đối diện lại các bạn, các bạn hay trêu con nên con có đánh bạn. Rồi việc ngồi quay lưng lại bảng cũng làm cháu không tiếp thu được bài và bị nhiều các thầy cô giáo khác cười đùa.
Do bố mẹ không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ cô giáo và ban giám hiệu nên đã làm thủ tục cho con chuyển trường. Sang trường mới, cháu có bạn mới, hòa nhập rất nhanh, có thêm nhiều bạn mới và tiếp thu bài hiệu quả hơn.
Mình cũng mong bố mẹ hãy sát sao hơn đến các con của mình, nhất là trong độ tuổi các con còn thiếu nhận thức về hành vi của mình. Chỉ cần một định hướng không đúng đắn cũng có thể làm cho các con phát triển theo chiều hướng không tốt.