Đối với những sinh viên, học sinh có dấu hiệu của bệnh tâm lý, ví dụ như trầm cảm, giáo viên nên/không nên làm gì?
kiến thức chung
Trước hết, đừng biến nó như một căn bệnh nan y kinh khủng và cần nhận được sự thương hại của cả thế giới. Hãy quan tâm đến người bệnh ở một mức độ vừa phải, không khoa trương. Đừng để người bệnh cảm thấy mình giống như một vật thể lạ trong tập thể lớp, hoặc một gánh nặng hay điều gì tương tự.
Học cách giao tiếp với họ, thẳng thắn và bình tĩnh. Vì người trầm cảm có 1001 những điều không muốn nghe, nên tốt nhất hãy chọn cách lắng nghe thật chân thành. Đừng nói “Hãy cố lên”, “Mọi chuyện sẽ ổn thôi” mà thay vào đó hãy để họ biết bạn tin ở họ, và họ có bạn ở bên.
Không nhất thiết phải luôn luôn nhún nhường họ, là một người đồng hành, một người bạn, một người giáo viên, hãy thẳng thắn nếu họ có những hành vi sai lầm ở mức độ khó chấp nhận. Trầm cảm khiến họ gặp rất nhiều trở ngại, dễ dàng cảm thấy quá tải, tuy nhiên điều đó không khiến bạn buộc phải luôn cố gắng thận trọng và e dè trước họ.
Và một điều quan trọng đó là cần phải kiên trì. Sẽ mất rất lâu để người bệnh để người bệnh học cách làm quen, tin tưởng và hợp tác. Nếu như không thể làm được tất cả những điều trên, tốt nhất đừng để ý đến người bệnh, biện pháp không quan tâm này hoàn toàn không phải là vô tâm hay thiếu đạo đức nghề nghiệp, có bệnh trầm cảm không đồng nghĩa với việc họ vô cùng yếu đuối cần giúp đỡ hay thiếu năng lực.
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phượng Ca