Đối tượng nghiên cứu lưu trữu học
kiến thức chung
Trước hết là những vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ như: phân loại tài liệu lưu trữ, xác định giá trị và bổ sung tài liệu lưu trữ, kỹ thuậ bảo quản, tổ chức hệ thống công cụ tra cứu khoa học và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ vào các mục đích bảo quản nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học lịch sử và các nhu cầu chính đáng của công dân
Những vấn đề về pháp chế lưu trữ : tài liệu lưu trữ là tài sản của mỗi quốc gia, trong đó chứa đựng những thông tin quý hiếm và cơ mật, bởi thế bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ban hành các quy định mang tính chất pháp lý cao về bảo quản, bảo mật, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ, thẩm quyền và trách nhiệm công bố tài liệu lưu trữ. Ở nước ta, từ sau khi thành lập nước đến nay Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng chục văm bản quan trọng về công tác lưu trữ
Ví dụ:
+ Quyết định số 168 HĐBT ngày 26/ 12/ 1981 của Hộ đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập phòng lưu trữ quốc gia nước CHXHCN Việt Nam
+ Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 11/ 12/ 1992
Vấn đề về thuật ngữ lưu trữ
Vấn đề thuộc về lịch sử và tổ chức công tác lưu trữ: từ xưa đến nay, bất kỳ một môn khoa học nào cũng trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, chính quá trình phát triển lâu dài đó là quá trình tích lũy nhiều kinh nghiệm nhiều quý báu kể cả thành công hay không thành công, những vấn đề về lý luận và phương pháp của môn học được khái quát lên từng những kinh nghiệm đó, bởi thế lịch sử của công tác lưu trữ là đối tượng nghiên cứu mà môn khoa học này không thể bỏ qua
Nội dung liên quan
Lê Ngọc Trúc