Đối thoại và tỉnh lược: những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hemingway
kiến thức chung
Hemingway (1899-1961) là một trong những gương mặt xuất sắc của nền văn học nửa đầu thế kỉ XX. Ông có nhiều đóng góp to lớn khi tạo ra nhiều đổi mới trong cách viết truyện ngắn, đổi mới về hình thức và cơ cấu nghệ thuật, cùng với đó là đổi mới trong nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật. Chúng như những làn gió mới giúp ông tạo ra phong cách độc đáo cho riêng mình và những đổi mới này cũng có tác động rất lớn đến các thế hệ nhà văn kế cận tiếp sau ông.
Trifonov đã ưu ái dành cho ông những lời “có cánh”: “Hemingway là một trong những nhà văn gây nên sóng trong cái biển cả mênh mông là văn học. Hai chục năm qua, ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nỗi như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi. Trong một thời gian dài, dường như không ai thoát khỏi ảnh hưởng của ông- ít ra là ở Mĩ người ta bắt gặp vô số nhà văn bắt chước ông” [1;287]. Hemingway đã để lại cho nền văn học thế giới nhiều tác phẩm có giá trị như: “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Mặt trời vẫn mọc”, “Làng da đỏ”, “Ông già và biển cả” …
Đặc biệt hơn cả trong số đó là tác phẩm “Ông già và biển cả”. Với cuốn tiểu thuyết chỉ có 100 trang truyện thật là mỏng manh này, ông đã được vinh danh trong lễ trao giải thưởng Nobel văn học. Sức hút của nó đối với độc giả vô cùng lớn. Cuốn “Ông già và biển cả” lần đầu tiên in trên tạp chí Life bốn triệu bản và bán hết trong vòng…48 giờ.
Thoạt nhìn, ta ngỡ rằng câu chuyện của cuốn sách thật đơn giản, chỉ là chuyện ông lão câu được con cá khổng lồ. Sau ông lão chinh phục được nó và đưa nó vào bờ nhưng chỉ còn bộ xương, bởi dọc đường lão đã bị lũ cá mập tấn công bất ngờ và lão không đủ sức chống trả. Song câu chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta không hề đơn giản vậy. Vẫn còn rất nhiều lớp nghĩa ẩn chứa đằng sau nó. Một trong những lí do khiến cuốn tiểu thuyết tuy mang cốt truyện đơn giản gần như không mà lại tạo nên sức gợi lớn chính là nhờ sự “cô đặc”, tỉnh lược đối thoại đến tận cùng, để lại những khoảng trống đòi hỏi người đọc phải lấp đầy những chỗ trống đó.
Theo tác giả André Maurois: “Ở những câu chuyện hay nhất của Hemingway “tấn kịch diễn ra bên dưới đối thoại” [1;169]. Đó chính là một trong các biểu hiện của nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway. Trong công trình Phỏng vấn Hemingway do G. Plimpton thực hiện có đoạn: “Nếu không đến nỗi sai lạc quá- ông nói- tôi muốn so sánh như thế này: tôi muốn viết theo phương pháp của những “tảng băng trôi”. Bẩy phần tám khối lượng của nó chìm dưới nước, chỉ có một phần tám là nổi lên, cho mọi người thấy. Nhờ thế, tảng băng của anh sẽ tiến tới một cách chắc chắn và đáng sợ hơn” [3; p34].
Từ những lí do kể trên, tôi chọn đề tài “đối thoại và tỉnh lược: những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hemingway” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình chọn Hemingway và cuốn tiểu thuyết Ông già và biển cả làm đề tài nghiên cứu của mình. Ta có thể kể đến ở đây một số công trình nghiên cứu như cuốn Hemingway của tác giả S. Donadio xuất bản năm 1970 hay cuốn Earnest Hemingway của tác giả C. Baker xuất bản tại Mĩ năm 1972. Ngoài ra, cũng trong thời điểm năm 1972, C. Baker cùng các bạn văn khác của ông xuất bản cuốn Hemingway and his critics tại Mĩ, nghiên cứu về tác giả Hemingway cũng như những ý kiến của các nhà phê bình văn học về các sáng tác của ông. Hay tác giả J. Killinger, vị giáo sư người Mĩ chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã cho ra đời cuốn sách nghiên cứu vô cùng thú vị về tác giả Hemingway và chủ nghĩa vô thần, đó là cuốn Hemingway and the dead gods, xuất bản tại New York năm 1965.
Tại Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Hemingway và tiểu thuyết Ông già và biển cả, trong đó chắc chắn phải kể đến tác giả Lê Huy Bắc. Ông là tác giả cuốn sách Hemingway- những phương trời nghệ thuật, là ấn phẩm có quy mô lớn nhất ở Việt Nam về Hemingway kể từ những năm 1960 cho đến nay. Đồng thời, ông cũng là tác giả cuốn Hemingway- Núi băng và hiệp sĩ xuất bản năm 1999. Nó là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc và những người làm nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài tác giả Lê Huy Bắc, tại Việt Nam còn có tác giả Đặng Anh Đào nghiên cứu về các phương diện như cốt truyện, điểm nhìn hiện thực và thế giới biểu tượng trong tác phẩm Ông già và biển cả. Đó là cuốn sách Ông già và biển cả- cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng, Văn học phương Tây xuất bản năm 1997.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ông già và biển cả cũng như những sáng tác khác của tác giả Hemingway khá đa dạng song vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết về nghệ thuật viết đối thoại cũng như sự lược bỏ những chi tiết không cần thiết, chắt lọc, cô lại một cách tối đa trong tác phẩm của ông, tạo nên những khoảng trống buộc người đọc phải lấp đầy các chỗ trống đó.
Do vậy, tôi chọn đề tài “đối thoại và tỉnh lược: những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “ông già và biển cả” của hemingway” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu này là giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn về những nét đặc sắc về đối thoại và tỉnh lược trong tác phẩm, đồng thời giúp mọi người tiếp nhận tác phẩm, nhất là có thể lấp đầy khoảng trống trong nghệ thuật tự sự một cách trọn vẹn nhất có thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu là:
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
4. Đóng góp của đề tài
Thông qua bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về phong cách độc đáo của tác giả Hemingway thông qua nghệ thuật viết đối thoại tài tình, xuất thần, có sự tỉnh lược nhiều chi tiết mà theo ông là bỏ càng nhiều càng tốt, tạo nên những khoảng trống đòi hỏi bạn đọc phải là người đồng sáng tạo với tác giả, có chủ kiến riêng của mình trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
1.1. Khái niệm đối thoại
Đối thoại được hiểu là hình thức giao tiếp có người nói, người nghe và có sự hồi đáp qua lại (luân phiên lượt lời). Mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy.
1.2. Đối thoại trong tiểu thuyết Ông già và biển cả
Trong các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của Hemingway, tác giả hạn chế tối đa vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm để tạo tính khách quan, phi ngã cho tác phẩm, che giấu thái độ của nhà văn và cũng để giúp độc giả tích cực vào quá trình đồng sáng tạo tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm của ông, ta nhận thấy rất ít tác phẩm có ngôn từ kể chuyện chiếm hơn 50%. Nếu trừ đi phần trăm lời nửa trực tiếp thì con số ấy còn thấp hơn nhiều. Thay vào đó, nhà văn luôn ý thức nhường lời cho nhân vật, nên đối thoại có cơ hội phát triển. Ông già và biển cả cũng không phải là một ngoại lệ. So với người kể chuyện cũng như những nhân vật khác, những lượt nói của ông lão đánh cá Santiago chiếm số lượng khá lớn.
Suốt chiều dài tác phẩm, chỉ có khoảng vài ba trang đầu và cuối là có lời dẫn truyện, miêu tả của người kể chuyện, các trang còn lại hầu hết là lời ông lão. Điều này chứng tỏ tác phẩm có rất ít nhân vật và người kể chuyện có chủ ý nhường lời cho nhân vật để tạo tính khách quan cho tác phẩm của mình. Đọc tác phẩm, ta nhận thấy phần nhiều là màn đối thoại giữa ông lão Santiago và cậu bé Manolin xuất hiện ở phần đầu, ví dụ như đoạn: “Có phải cháu thực sự nhớ chuyện ấy hay chỉ do ông kể?” “Cháu nhớ mọi thứ kể từ cái lần đầu tiên ông cháu ta đi cùng nhau” Ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy, ấm áp của mình. [2;8] Hay ở phần cuối tác phẩm, ví dụ như đoạn: “Ông hãy khoan ngồi dậy”, thằng bé nói. “Cứ uống cái này đi đã”. Nó rót một ít cà phê ra li. Ông lão cầm chỗ cà phê và uống. “Chúng đánh bại ông, Manolin à”, lão nói. “Chúng thật sự đã đánh bại ông”. “Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá” [2; 9]. Qua đó, ta thấy được được sự quý mến, quan tâm hết lòng của cậu bé dành cho ông lão và ta cũng cảm nhận được sự yêu thương của ông lão dành cho cậu bé. Khi không còn cậu bé bên cạnh, một mình ông lão đơn độc giữa biển cả mênh mông, đương đầu với biết bao thử thách, câu nói: “Giá mà có thằng bé ở đây” vang lên mười hai lần trong tác phẩm. Không chỉ là những mẩu đối thoại trực tiếp, ông lão còn có lời đối thoại một chiều- vì nó có nói đi mà không có lời đáp lại với nhiều đối tượng khác nhau như với trời mây, với biển cả, hoặc với những đối tượng “phi nhân” như cá nước, chim trời… Chính những cuộc đối thoại này đã nhân hóa chúng. “Con người bị kết án phải chết và phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khuây khỏa trong ý nghĩ mà Robert Jordan đã linh cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu được rằng không có một ai phải cô đơn ngoài biển khơi.
Tiếp nối ý niệm về sự cô đơn không thể tiêu diệt nổi của nhân vật, kết thúc tác phẩm này là suy tưởng về sự liên kết toàn vũ trụ; nó gắn bó tất cả mọi vật và mọi người” [4; 317]. Nhờ đối thoại với thiên nhiên, biển cả mà ông lão cảm thấy mình không còn cô độc, ông đã hòa mình vào khoảng không bao la rộng lớn của biển khơi. Thậm chí ông lão còn đối thoại một chiều với chính mình: “Lão nói to lên thành tiếng: Nhưng ông bạn ạ, ông có biết là ông chưa ngủ được tí nào không?... Nếu con cá kia nó cứ thủng thỉnh mà kéo đi như thế thì ông cũng nên kiếm cách ngủ nghê tí chút. Cứ thao láo con mắt mãi thế này thì đầu óc cũng đến mụ ra mất thôi…” Nhìn chung, ta có thể thấy rằng tác giả đã có sự kết hợp rất độc đáo giữa đối thoại trực tiếp và đối thoại một chiều, phần lớn là lời thoại của nhân vật chính- ông lão Santiago hầu như xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, lời thoại của người kể chuyện chiếm số lượng không đáng kể. Nhờ đó mà tính khách quan của tác phẩm được nâng lên một cách rõ rệt.
CHƯƠNG 2: PHÉP TỈNH LƯỢC TRONG TIỂU THUYẾT “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
2.1. Khái niệm tỉnh lược và phép tỉnh lược
trong văn bản Phạm Văn Tình, nhà ngôn ngữ học đã đưa ra khái niệm tỉnh lược: “Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp. Nó có thể xảy ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau”. Còn về khái niệm phép tỉnh lược trong văn bản, ông định nghĩa: “Phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định.
Cũng theo tác giả Phạm Văn Tình, ngoại trừ các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa giao tiếp, có thể chỉ ra một số điều kiện cho phép thực hiện phép tỉnh lược trên văn bản như:
Ngữ cảnh giao tiếp
Có mối liên hệ logic- ngữ nghĩa
Ý đồ và chiến lược giao tiếp
Sau đây là một ví dụ về tỉnh lược: “Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi.”
2.2. Phép tỉnh lược trong tiểu thuyết Ông già và biển cả
Tác giả Hemingway đã quan sát, trải nghiệm trực tiếp những trận đấu bò, những buổi câu cá, trượt tuyết, những cuộc đua ngựa, săn thú… bằng cái phẩm cách của một người nghệ sĩ bởi ông luôn tâm niệm rằng: đối với người cầm bút, “ngừng quan sát thì sự nghiệp cũng chấm dứt” [3; 34]. Bởi vậy ông thu thập được những tư liệu vô cùng quý giá. Tưởng rằng thế giới truyện ngắn và tiểu thuyết của ông sẽ trải ra đến vô cùng, với một khối lượng sự kiện đồ sộ, với một đội ngũ đông đảo các nhân vật được khắc họa tỉ mỉ. Thế nhưng, thế giới ấy lại là những mảng hiện thực rất ít biến cố, còn nhân vật thì mơ hồ và đơn điệu. Tiểu thuyết Ông già và biển cả cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù tác giả Hemingway có điều kiện thâm nhập vào làng chài, ông đã thu thập được rất nhiều tư liệu quý giá song khi viết, ông đã cố gắng lược bỏ tất cả chi tiết không cần thiết. Ông vận dụng triệt để biện pháp “nén lại” và “cô đặc”. Do vậy thay vì mở rộng dung lượng tác phẩm lên đến hàng nghìn trang sách thì tập sách Ông già và biển cả của ông chỉ vẻn vẹn có 100 trang, khổ nhỏ song thành công mà ông gặt hái được từ quyển sách này lại không hề nhỏ một chút nào. Trong bài phỏng vấn tác giả Hemingway do G. Plimpton thực hiện, Tác giả Hemingway có nói rằng: “Ông già và biển cả có thể dài hơn cả ngàn trang, có thể có rất nhiều nhân vật ở làng đó cũng như hoàn cảnh sống, sự ra đời, giáo dục và các thế hệ con cháu của họ. Điều này đã được các nhà văn khác tái hiện một cách tuyệt vời.
Trong sáng tác, bạn sẽ bị giới hạn bởi những gì đã hoàn thiện. Do đó, tôi cố gắng tìm cách viết mới. Truyền đạt ý tưởng, thoạt tiên tôi loại bỏ những gì không cần thiết để khi tiếp xúc với nó độc giả cảm nhận như là một phần trong những kinh nghiệm của mình. Và như thế với họ, điều đó dường như đã thực sự xảy ra” [3; p34]. Nhờ việc tỉnh lược và loại bỏ nhiều sự kiện, chi tiết, hình thành nên những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự mà bạn đọc có cơ hội liên tưởng, trải nghiệm để lấp đầy những khoảng trống đó, góp phần phát huy khả năng đồng sáng tạo từ phía bạn đọc. Việc loại bỏ chất liệu thu thập được cũng là một trong những biểu hiện của nguyên lý “tảng băng trôi” với công thức của nguyên lý này là: Chất liệu+Loại bỏ+Hư cấu. Do đó, muốn biết được phần chìm của tảng băng, chúng ta phải bám vào các thao tác tự sự để lần ra lớp nghĩa ẩn đằng sau.
“Lược bỏ” cũng là thành tố đầu tiên để tìm ra đầu mối “tảng băng trôi”. Muốn vậy, chúng ta phải tìm xem nhà văn chọn hình thức biểu đạt gì và xử lí chúng như thế nào. Trong tiểu thuyết Ông già và biển cả, tác giả đã vận dụng nguyên lí của mình qua các bình diện như: đối thoại, độc thoại nội tâm, nhân vật, không- thời gian, cốt truyện… Trong phạm vi đề tài này, chúng ta tập trung tìm hiểu phép tỉnh lược thông qua đối thoại giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hemingway thường súc tích, ngắn gọn như ngôn ngữ điện tín. Ví dụ như đoạn đối thoại giữa cậu bé Manolin và ông Santiago: “Ai cho cháu mấy món này?” “Bác Martin. Chủ quán”. “Ông phải cảm ơn bác ấy”. “Cháu đã cảm ơn rồi”, thằng bé nói. “Ông không phải cảm ơn bác ấy nữa”. Nhiều khi ý nghĩa sâu kín đầy ẩn ý của nhân vận ẩn sau bề ngoài của câu chữ khiến ta khó nắm bắt. Đúng như câu nói của André Maurois “Tấn kịch diễn ra ở bên dưới đối thoại”.
Qua câu chuyện ông lão đánh cá, nhà văn như muốn bày tỏ nỗi niềm riêng của mình: những tác phẩm của ông chỉ giống như bộ xương kia thôi, song mấy ai hiểu được để mang được bộ xương ấy trở về đất liền, nhà văn đã phải lao tâm khổ tứ biết chừng nào.
Đối thoại trong tác phẩm Ông già và biển cả không chỉ ngắn về nội dung mà còn bị lược bỏ lời thuyết minh của thoại. Về chủ thể: lão nói, thằng bé đáp…. Ví dụ như mẩu đối thoại sau: “Món nước hầm thịt của cháu tuyệt lắm”, ông lão nói. “Kể cho cháu nghe về trận bóng đi”, thằng bé giục ông lão. “Như ông đã nói, trong Liên đoàn Mĩ, đấy là đội Yankee”, ông lão hạnh phúc nói. “Hôm nay họ thua rồi”, thằng bé nói với lão. [2; 15]. Không chỉ có vậy, Hemingway còn loại bỏ các yếu tố ngôn từ biểu lộ sắc thái tình cảm. Chẳng hạn khi miêu tả lời nói của ông lão: “Ông nhớ cháu”, những nhà văn khác thường thêm “Lão nói âu yếm” … thì đây, với Hemingway chỉ độc câu nói “Ông nhớ cháu”. Thậm chí có đoạn tác giả Hemingway còn loại bỏ cả chủ thể đối thoại. Ví dụ như đoạn: Nó đi vào Terrace và hỏi mua một lon cà phê. “Thật nóng và cho nhiều sữa, đường vào” “Cần gì nữa không?” Thưa không. Để lát nữa cháu xem ông có thể ăn được gì”. [2; 94]. Tất cả những điều Hemingway lược bỏ ở trên đều dựa trên nguyên tắc: loại bỏ cái đã biết. Nhờ đó mà sức gợi ngôn từ nghệ thuật của Hemingway rất lớn, mở ra nhiều hướng tiếp cận cho người đọc. Đây cũng là cách mà các nhà hậu hiện đại thường xuyên thực hiện trong tác phẩm của mình.
KẾT LUẬN
Ernest Hemingway với sự cách tân của mình đã tạo ra được làn gió mới cho thể loại văn xuôi thế kỉ XX, với sự tiết giảm tối đa vai trò của người kể chuyện tạo giọng điệu khách quan, phi ngã cho tác phẩm, đặc biệt là với sự tỉnh lược những chi tiết đối thoại đến mức tối đa khiến lời lẽ của nhân vật giống như ẩn số, ngôn từ giống như mã số mà không phải ai cũng có khả năng giải được bài toán khó nhằn này. Đồng thời, với sự tỉnh lược chi tiết đối thoại, tác giả đã tạo ra nhiều khoảng trống buộc người đọc phải lấp đầy các chỗ trống đó. Đó là một trong những biểu hiện của nguyên lý tảng băng trôi mà tác giả phát triển từ ý tưởng cách tân văn học đầy táo bạo của Gertrude Stein.
Với tác phẩm Ông già và biển cả, Hemingway đã gặt hái được những thành công vang dội với giải thưởng Nobel văn học năm 1954. Chỉ với gần 100 trang truyện nhưng nhiều nhà nghiên cứu văn học đã dễ dàng công nhận đây là cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc thế kỉ XX. Cho đến nay bài học “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” rút ra từ tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị.
Phương Hạ
Hemingway (1899-1961) là một trong những gương mặt xuất sắc của nền văn học nửa đầu thế kỉ XX. Ông có nhiều đóng góp to lớn khi tạo ra nhiều đổi mới trong cách viết truyện ngắn, đổi mới về hình thức và cơ cấu nghệ thuật, cùng với đó là đổi mới trong nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật. Chúng như những làn gió mới giúp ông tạo ra phong cách độc đáo cho riêng mình và những đổi mới này cũng có tác động rất lớn đến các thế hệ nhà văn kế cận tiếp sau ông.
Trifonov đã ưu ái dành cho ông những lời “có cánh”: “Hemingway là một trong những nhà văn gây nên sóng trong cái biển cả mênh mông là văn học. Hai chục năm qua, ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nỗi như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi. Trong một thời gian dài, dường như không ai thoát khỏi ảnh hưởng của ông- ít ra là ở Mĩ người ta bắt gặp vô số nhà văn bắt chước ông” [1;287]. Hemingway đã để lại cho nền văn học thế giới nhiều tác phẩm có giá trị như: “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Mặt trời vẫn mọc”, “Làng da đỏ”, “Ông già và biển cả” …
Đặc biệt hơn cả trong số đó là tác phẩm “Ông già và biển cả”. Với cuốn tiểu thuyết chỉ có 100 trang truyện thật là mỏng manh này, ông đã được vinh danh trong lễ trao giải thưởng Nobel văn học. Sức hút của nó đối với độc giả vô cùng lớn. Cuốn “Ông già và biển cả” lần đầu tiên in trên tạp chí Life bốn triệu bản và bán hết trong vòng…48 giờ.
Thoạt nhìn, ta ngỡ rằng câu chuyện của cuốn sách thật đơn giản, chỉ là chuyện ông lão câu được con cá khổng lồ. Sau ông lão chinh phục được nó và đưa nó vào bờ nhưng chỉ còn bộ xương, bởi dọc đường lão đã bị lũ cá mập tấn công bất ngờ và lão không đủ sức chống trả. Song câu chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta không hề đơn giản vậy. Vẫn còn rất nhiều lớp nghĩa ẩn chứa đằng sau nó. Một trong những lí do khiến cuốn tiểu thuyết tuy mang cốt truyện đơn giản gần như không mà lại tạo nên sức gợi lớn chính là nhờ sự “cô đặc”, tỉnh lược đối thoại đến tận cùng, để lại những khoảng trống đòi hỏi người đọc phải lấp đầy những chỗ trống đó.
Theo tác giả André Maurois: “Ở những câu chuyện hay nhất của Hemingway “tấn kịch diễn ra bên dưới đối thoại” [1;169]. Đó chính là một trong các biểu hiện của nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway. Trong công trình Phỏng vấn Hemingway do G. Plimpton thực hiện có đoạn: “Nếu không đến nỗi sai lạc quá- ông nói- tôi muốn so sánh như thế này: tôi muốn viết theo phương pháp của những “tảng băng trôi”. Bẩy phần tám khối lượng của nó chìm dưới nước, chỉ có một phần tám là nổi lên, cho mọi người thấy. Nhờ thế, tảng băng của anh sẽ tiến tới một cách chắc chắn và đáng sợ hơn” [3; p34].
Từ những lí do kể trên, tôi chọn đề tài “đối thoại và tỉnh lược: những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hemingway” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình chọn Hemingway và cuốn tiểu thuyết Ông già và biển cả làm đề tài nghiên cứu của mình. Ta có thể kể đến ở đây một số công trình nghiên cứu như cuốn Hemingway của tác giả S. Donadio xuất bản năm 1970 hay cuốn Earnest Hemingway của tác giả C. Baker xuất bản tại Mĩ năm 1972. Ngoài ra, cũng trong thời điểm năm 1972, C. Baker cùng các bạn văn khác của ông xuất bản cuốn Hemingway and his critics tại Mĩ, nghiên cứu về tác giả Hemingway cũng như những ý kiến của các nhà phê bình văn học về các sáng tác của ông. Hay tác giả J. Killinger, vị giáo sư người Mĩ chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã cho ra đời cuốn sách nghiên cứu vô cùng thú vị về tác giả Hemingway và chủ nghĩa vô thần, đó là cuốn Hemingway and the dead gods, xuất bản tại New York năm 1965.
Tại Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Hemingway và tiểu thuyết Ông già và biển cả, trong đó chắc chắn phải kể đến tác giả Lê Huy Bắc. Ông là tác giả cuốn sách Hemingway- những phương trời nghệ thuật, là ấn phẩm có quy mô lớn nhất ở Việt Nam về Hemingway kể từ những năm 1960 cho đến nay. Đồng thời, ông cũng là tác giả cuốn Hemingway- Núi băng và hiệp sĩ xuất bản năm 1999. Nó là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc và những người làm nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài tác giả Lê Huy Bắc, tại Việt Nam còn có tác giả Đặng Anh Đào nghiên cứu về các phương diện như cốt truyện, điểm nhìn hiện thực và thế giới biểu tượng trong tác phẩm Ông già và biển cả. Đó là cuốn sách Ông già và biển cả- cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng, Văn học phương Tây xuất bản năm 1997.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ông già và biển cả cũng như những sáng tác khác của tác giả Hemingway khá đa dạng song vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết về nghệ thuật viết đối thoại cũng như sự lược bỏ những chi tiết không cần thiết, chắt lọc, cô lại một cách tối đa trong tác phẩm của ông, tạo nên những khoảng trống buộc người đọc phải lấp đầy các chỗ trống đó.
Do vậy, tôi chọn đề tài “đối thoại và tỉnh lược: những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “ông già và biển cả” của hemingway” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu này là giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn về những nét đặc sắc về đối thoại và tỉnh lược trong tác phẩm, đồng thời giúp mọi người tiếp nhận tác phẩm, nhất là có thể lấp đầy khoảng trống trong nghệ thuật tự sự một cách trọn vẹn nhất có thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu là:
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
4. Đóng góp của đề tài
Thông qua bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về phong cách độc đáo của tác giả Hemingway thông qua nghệ thuật viết đối thoại tài tình, xuất thần, có sự tỉnh lược nhiều chi tiết mà theo ông là bỏ càng nhiều càng tốt, tạo nên những khoảng trống đòi hỏi bạn đọc phải là người đồng sáng tạo với tác giả, có chủ kiến riêng của mình trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
1.1. Khái niệm đối thoại
Đối thoại được hiểu là hình thức giao tiếp có người nói, người nghe và có sự hồi đáp qua lại (luân phiên lượt lời). Mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy.
1.2. Đối thoại trong tiểu thuyết Ông già và biển cả
Trong các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của Hemingway, tác giả hạn chế tối đa vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm để tạo tính khách quan, phi ngã cho tác phẩm, che giấu thái độ của nhà văn và cũng để giúp độc giả tích cực vào quá trình đồng sáng tạo tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm của ông, ta nhận thấy rất ít tác phẩm có ngôn từ kể chuyện chiếm hơn 50%. Nếu trừ đi phần trăm lời nửa trực tiếp thì con số ấy còn thấp hơn nhiều. Thay vào đó, nhà văn luôn ý thức nhường lời cho nhân vật, nên đối thoại có cơ hội phát triển. Ông già và biển cả cũng không phải là một ngoại lệ. So với người kể chuyện cũng như những nhân vật khác, những lượt nói của ông lão đánh cá Santiago chiếm số lượng khá lớn.
Suốt chiều dài tác phẩm, chỉ có khoảng vài ba trang đầu và cuối là có lời dẫn truyện, miêu tả của người kể chuyện, các trang còn lại hầu hết là lời ông lão. Điều này chứng tỏ tác phẩm có rất ít nhân vật và người kể chuyện có chủ ý nhường lời cho nhân vật để tạo tính khách quan cho tác phẩm của mình. Đọc tác phẩm, ta nhận thấy phần nhiều là màn đối thoại giữa ông lão Santiago và cậu bé Manolin xuất hiện ở phần đầu, ví dụ như đoạn: “Có phải cháu thực sự nhớ chuyện ấy hay chỉ do ông kể?” “Cháu nhớ mọi thứ kể từ cái lần đầu tiên ông cháu ta đi cùng nhau” Ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy, ấm áp của mình. [2;8] Hay ở phần cuối tác phẩm, ví dụ như đoạn: “Ông hãy khoan ngồi dậy”, thằng bé nói. “Cứ uống cái này đi đã”. Nó rót một ít cà phê ra li. Ông lão cầm chỗ cà phê và uống. “Chúng đánh bại ông, Manolin à”, lão nói. “Chúng thật sự đã đánh bại ông”. “Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá” [2; 9]. Qua đó, ta thấy được được sự quý mến, quan tâm hết lòng của cậu bé dành cho ông lão và ta cũng cảm nhận được sự yêu thương của ông lão dành cho cậu bé. Khi không còn cậu bé bên cạnh, một mình ông lão đơn độc giữa biển cả mênh mông, đương đầu với biết bao thử thách, câu nói: “Giá mà có thằng bé ở đây” vang lên mười hai lần trong tác phẩm. Không chỉ là những mẩu đối thoại trực tiếp, ông lão còn có lời đối thoại một chiều- vì nó có nói đi mà không có lời đáp lại với nhiều đối tượng khác nhau như với trời mây, với biển cả, hoặc với những đối tượng “phi nhân” như cá nước, chim trời… Chính những cuộc đối thoại này đã nhân hóa chúng. “Con người bị kết án phải chết và phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khuây khỏa trong ý nghĩ mà Robert Jordan đã linh cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu được rằng không có một ai phải cô đơn ngoài biển khơi.
Tiếp nối ý niệm về sự cô đơn không thể tiêu diệt nổi của nhân vật, kết thúc tác phẩm này là suy tưởng về sự liên kết toàn vũ trụ; nó gắn bó tất cả mọi vật và mọi người” [4; 317]. Nhờ đối thoại với thiên nhiên, biển cả mà ông lão cảm thấy mình không còn cô độc, ông đã hòa mình vào khoảng không bao la rộng lớn của biển khơi. Thậm chí ông lão còn đối thoại một chiều với chính mình: “Lão nói to lên thành tiếng: Nhưng ông bạn ạ, ông có biết là ông chưa ngủ được tí nào không?... Nếu con cá kia nó cứ thủng thỉnh mà kéo đi như thế thì ông cũng nên kiếm cách ngủ nghê tí chút. Cứ thao láo con mắt mãi thế này thì đầu óc cũng đến mụ ra mất thôi…” Nhìn chung, ta có thể thấy rằng tác giả đã có sự kết hợp rất độc đáo giữa đối thoại trực tiếp và đối thoại một chiều, phần lớn là lời thoại của nhân vật chính- ông lão Santiago hầu như xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, lời thoại của người kể chuyện chiếm số lượng không đáng kể. Nhờ đó mà tính khách quan của tác phẩm được nâng lên một cách rõ rệt.
CHƯƠNG 2: PHÉP TỈNH LƯỢC TRONG TIỂU THUYẾT “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
2.1. Khái niệm tỉnh lược và phép tỉnh lược
trong văn bản Phạm Văn Tình, nhà ngôn ngữ học đã đưa ra khái niệm tỉnh lược: “Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp. Nó có thể xảy ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau”. Còn về khái niệm phép tỉnh lược trong văn bản, ông định nghĩa: “Phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định.
Cũng theo tác giả Phạm Văn Tình, ngoại trừ các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa giao tiếp, có thể chỉ ra một số điều kiện cho phép thực hiện phép tỉnh lược trên văn bản như:
Ngữ cảnh giao tiếp
Có mối liên hệ logic- ngữ nghĩa
Ý đồ và chiến lược giao tiếp
Sau đây là một ví dụ về tỉnh lược: “Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi.”
2.2. Phép tỉnh lược trong tiểu thuyết Ông già và biển cả
Tác giả Hemingway đã quan sát, trải nghiệm trực tiếp những trận đấu bò, những buổi câu cá, trượt tuyết, những cuộc đua ngựa, săn thú… bằng cái phẩm cách của một người nghệ sĩ bởi ông luôn tâm niệm rằng: đối với người cầm bút, “ngừng quan sát thì sự nghiệp cũng chấm dứt” [3; 34]. Bởi vậy ông thu thập được những tư liệu vô cùng quý giá. Tưởng rằng thế giới truyện ngắn và tiểu thuyết của ông sẽ trải ra đến vô cùng, với một khối lượng sự kiện đồ sộ, với một đội ngũ đông đảo các nhân vật được khắc họa tỉ mỉ. Thế nhưng, thế giới ấy lại là những mảng hiện thực rất ít biến cố, còn nhân vật thì mơ hồ và đơn điệu. Tiểu thuyết Ông già và biển cả cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù tác giả Hemingway có điều kiện thâm nhập vào làng chài, ông đã thu thập được rất nhiều tư liệu quý giá song khi viết, ông đã cố gắng lược bỏ tất cả chi tiết không cần thiết. Ông vận dụng triệt để biện pháp “nén lại” và “cô đặc”. Do vậy thay vì mở rộng dung lượng tác phẩm lên đến hàng nghìn trang sách thì tập sách Ông già và biển cả của ông chỉ vẻn vẹn có 100 trang, khổ nhỏ song thành công mà ông gặt hái được từ quyển sách này lại không hề nhỏ một chút nào. Trong bài phỏng vấn tác giả Hemingway do G. Plimpton thực hiện, Tác giả Hemingway có nói rằng: “Ông già và biển cả có thể dài hơn cả ngàn trang, có thể có rất nhiều nhân vật ở làng đó cũng như hoàn cảnh sống, sự ra đời, giáo dục và các thế hệ con cháu của họ. Điều này đã được các nhà văn khác tái hiện một cách tuyệt vời.
Trong sáng tác, bạn sẽ bị giới hạn bởi những gì đã hoàn thiện. Do đó, tôi cố gắng tìm cách viết mới. Truyền đạt ý tưởng, thoạt tiên tôi loại bỏ những gì không cần thiết để khi tiếp xúc với nó độc giả cảm nhận như là một phần trong những kinh nghiệm của mình. Và như thế với họ, điều đó dường như đã thực sự xảy ra” [3; p34]. Nhờ việc tỉnh lược và loại bỏ nhiều sự kiện, chi tiết, hình thành nên những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự mà bạn đọc có cơ hội liên tưởng, trải nghiệm để lấp đầy những khoảng trống đó, góp phần phát huy khả năng đồng sáng tạo từ phía bạn đọc. Việc loại bỏ chất liệu thu thập được cũng là một trong những biểu hiện của nguyên lý “tảng băng trôi” với công thức của nguyên lý này là: Chất liệu+Loại bỏ+Hư cấu. Do đó, muốn biết được phần chìm của tảng băng, chúng ta phải bám vào các thao tác tự sự để lần ra lớp nghĩa ẩn đằng sau.
“Lược bỏ” cũng là thành tố đầu tiên để tìm ra đầu mối “tảng băng trôi”. Muốn vậy, chúng ta phải tìm xem nhà văn chọn hình thức biểu đạt gì và xử lí chúng như thế nào. Trong tiểu thuyết Ông già và biển cả, tác giả đã vận dụng nguyên lí của mình qua các bình diện như: đối thoại, độc thoại nội tâm, nhân vật, không- thời gian, cốt truyện… Trong phạm vi đề tài này, chúng ta tập trung tìm hiểu phép tỉnh lược thông qua đối thoại giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hemingway thường súc tích, ngắn gọn như ngôn ngữ điện tín. Ví dụ như đoạn đối thoại giữa cậu bé Manolin và ông Santiago: “Ai cho cháu mấy món này?” “Bác Martin. Chủ quán”. “Ông phải cảm ơn bác ấy”. “Cháu đã cảm ơn rồi”, thằng bé nói. “Ông không phải cảm ơn bác ấy nữa”. Nhiều khi ý nghĩa sâu kín đầy ẩn ý của nhân vận ẩn sau bề ngoài của câu chữ khiến ta khó nắm bắt. Đúng như câu nói của André Maurois “Tấn kịch diễn ra ở bên dưới đối thoại”.
Qua câu chuyện ông lão đánh cá, nhà văn như muốn bày tỏ nỗi niềm riêng của mình: những tác phẩm của ông chỉ giống như bộ xương kia thôi, song mấy ai hiểu được để mang được bộ xương ấy trở về đất liền, nhà văn đã phải lao tâm khổ tứ biết chừng nào.
Đối thoại trong tác phẩm Ông già và biển cả không chỉ ngắn về nội dung mà còn bị lược bỏ lời thuyết minh của thoại. Về chủ thể: lão nói, thằng bé đáp…. Ví dụ như mẩu đối thoại sau: “Món nước hầm thịt của cháu tuyệt lắm”, ông lão nói. “Kể cho cháu nghe về trận bóng đi”, thằng bé giục ông lão. “Như ông đã nói, trong Liên đoàn Mĩ, đấy là đội Yankee”, ông lão hạnh phúc nói. “Hôm nay họ thua rồi”, thằng bé nói với lão. [2; 15]. Không chỉ có vậy, Hemingway còn loại bỏ các yếu tố ngôn từ biểu lộ sắc thái tình cảm. Chẳng hạn khi miêu tả lời nói của ông lão: “Ông nhớ cháu”, những nhà văn khác thường thêm “Lão nói âu yếm” … thì đây, với Hemingway chỉ độc câu nói “Ông nhớ cháu”. Thậm chí có đoạn tác giả Hemingway còn loại bỏ cả chủ thể đối thoại. Ví dụ như đoạn: Nó đi vào Terrace và hỏi mua một lon cà phê. “Thật nóng và cho nhiều sữa, đường vào” “Cần gì nữa không?” Thưa không. Để lát nữa cháu xem ông có thể ăn được gì”. [2; 94]. Tất cả những điều Hemingway lược bỏ ở trên đều dựa trên nguyên tắc: loại bỏ cái đã biết. Nhờ đó mà sức gợi ngôn từ nghệ thuật của Hemingway rất lớn, mở ra nhiều hướng tiếp cận cho người đọc. Đây cũng là cách mà các nhà hậu hiện đại thường xuyên thực hiện trong tác phẩm của mình.
KẾT LUẬN
Ernest Hemingway với sự cách tân của mình đã tạo ra được làn gió mới cho thể loại văn xuôi thế kỉ XX, với sự tiết giảm tối đa vai trò của người kể chuyện tạo giọng điệu khách quan, phi ngã cho tác phẩm, đặc biệt là với sự tỉnh lược những chi tiết đối thoại đến mức tối đa khiến lời lẽ của nhân vật giống như ẩn số, ngôn từ giống như mã số mà không phải ai cũng có khả năng giải được bài toán khó nhằn này. Đồng thời, với sự tỉnh lược chi tiết đối thoại, tác giả đã tạo ra nhiều khoảng trống buộc người đọc phải lấp đầy các chỗ trống đó. Đó là một trong những biểu hiện của nguyên lý tảng băng trôi mà tác giả phát triển từ ý tưởng cách tân văn học đầy táo bạo của Gertrude Stein.
Với tác phẩm Ông già và biển cả, Hemingway đã gặt hái được những thành công vang dội với giải thưởng Nobel văn học năm 1954. Chỉ với gần 100 trang truyện nhưng nhiều nhà nghiên cứu văn học đã dễ dàng công nhận đây là cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc thế kỉ XX. Cho đến nay bài học “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” rút ra từ tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị.