Đối thoại và tỉnh lược: Những khoảng trống trong nghệ thuật tự sự của Ernest Miller Hemingway

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chương I: Tóm lược cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn E. Hemingway và nguyên lý tảng băng trôi 1.1. Cuộc đời, sự nghiệp của E. Hemingway Ernest Miller Hemingway là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo. Cuộc sống của ông đã trải qua được các nhà viết tiểu sử gọi là “cuộc nổi loạn không ngừng” để chống lại thành phần xuất thân và cách giáo dục tiểu tư sản của gia đình. Ông là con trai của một bác sĩ và lớn lên ở vùng ngoại ô Chicago trong môi trường mà phụ nữ phần đông là chiếm ưu thế. Đến năm 15 tuổi ông bỏ chốn khỏi nhà nhưng rồi lại phải quay về để học nốt trung học. Sau thế chiến thứ nhất, mà ông đã đảm nhận vai trò một lái xe cấp cứu, ông đã sang Paris với tư cách là một nhà báo. Và chính ở kinh đô ánh sáng E. Hemingway đã rèn giũa phong cách sáng tạo độc đáo của mình và giành được những thành công đầu tiên trên con đường văn học. Trên con đường sự nghiệp văn học của mình ông đã giành được những giải thưởng danh giá, trong đó ta có thể kể đến là Giải Nobel Văn học năm 1954 và giải Pulitzer năm 1953… Và đến tháng 7 năm 1961, ông tự sát tại nhà riêng của mình. E. Hemingway được xem là một trong những người khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn. Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tác là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc. Câu chuyện được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lý, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước. Sự nghiệp văn học của E. Hemingway được kể đến hơn tám mươi bài thơ, năm vở kịch, mười hai tiểu thuyết và hơn một trăm truyện ngắn với những đề tài khác nhau. Đó là một gia tài không hề nhỏ của một nhà văn sau hơn 40 năm cầm bút và lăn lội khắp các chiến trường. Và chính cuộc đời ông, những điều ông từng trải nêm nếm gọt dũa bởi trí thông minh và tài năng đã sản sinh ra những tác phẩm sống mãi với nhân loại, mang đầy những giá trị cao đẹp. Ta có thể kể đến như A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí, 1929), For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai, 1940), The Old Man and the Sea (Ông già và biển cả, 1952), The Garden of Eden (Vườn địa đàng, 1986)…Ngoài tiểu thuyết ông còn đóng góp rất nhiều những tuyển tập, truyện có thật, phóng tác… 1.2. Nguyên lý tảng băng trôi Trong một bài phỏng vấn của mình E. Hemingway đã nói rằng: Nhà văn không quan sát là hết đời. Nhưng anh ta không phải cố ra mà quan sát và không nên nghĩ là điều gì quan sát được sẽ hữu ích ra sao. Có thể là thời tập tễnh viết thì như vậy. Nhưng về sau thì mọi thứ anh ta nhìn thấy sẽ hòa vào kho dự trữ lớn những điều anh ta đang biết hoặc đã gặp. Nếu biết được điều quan sát được có chút gì lợi ích, tôi luôn luôn cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng trôi. Có bảy phần tám tảng băng trôi dưới nước để cho một phần lộ ra. Thứ gì anh ta biết có thể bỏ đi và điều đó làm cho tảng băng trôi của anh ta càng trở nên mạnh mẽ. Đó là phần không lộ ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta không biết chúng thế là có một lỗ hổng trong câu chuyện. Nguyên lý này dựa trên hiện tượng vật lý, khi một tảng băng trôi trên biển chỉ có một phần nổi trên bề mặt và bảy phần chìm khuất, cũng giống như tri thức thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm, chỉ có một phần là ta có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng và hiện hữu, còn bảy phần chìm là thông qua từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm chúng ta phải ngẫm nghĩ, suy đoán và nhận thức theo tư duy của cá nhân mỗi người đọc. Bằng cách này người đọc là một phần của tác phẩm. Tóm lại, nhà văn thực hiện nguyên lý này bằng cách ông biết tường tận cặn kĩ mọi vấn đề mình muốn viết, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp một cách logic để khi tiếp cận vấn đề độc giả có thể đoán ra được những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Chương 2: Đối thoại và tỉnh lược: Khoảng trống trong nghệ thuật tự sự của E. Hemingway 2.1. Những khái niệm liên quan Đối thoại là một kiểu giao tiếp ngôn từ nghệ thuật cơ bản. Ngôn từ đối thoại thể hiện sự giao tiếp qua lại, trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ bên này sang phía bên kia giữa những người tham gia giao tiếp, mỗi phát ngôn được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy. Theo Phạm Văn Tình, một trong những nhà ngôn ngữ học đã đưa tỉnh lược vào nghiên cứu một cách có hệ thống và bài bản trong Tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược như sau: Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp. Nó có thể sảy ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau. Và cũng theo ông, phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định. Chính sự tỉnh lược tối đa, thông minh và đầy những tính toán của E. Hemingway trong các tác phẩm của mình đã làm nên một E. Hemingway khác biêt, một xu hướng văn chương khác biệt. Và hơn hết, sự tỉnh lược trong độc thoại ở mỗi tác phẩm của ông tạo ra một khoảng trống, và chính những khoảng trống ấy lại soi sáng toàn tác phẩm với những thông điệp lẩn khuất ở đó. 2.2. Đối thoại và tỉnh lược trong tác phẩm Ông già và biển cả của E. Hemingway Trong một bài phỏng vấn của mình, E. Hemingway đã nói về ý tưởng mà ông viết nên một tiểu thuyết tuyệt vời đưa ông đến với giải Nobel Văn học, rằng: “Tôi biết người đàn ông với một con cá trong hoàn cảnh như thế. Tôi biết chuyện đã sảy ra trong một con thuyền trên biển và chuyện đánh nhau với con cá. Nên tôi đưa người đàn ông mà tôi biết đã hơn hai mươi năm ấy vào và tưởng tượng ông ta trong những tình huống ấy”. Và “Ông già và biển cả có thể dài trên một ngàn trang và có đủ mặt các nhân vật trong làng, đủ mọi cách kiếm sống, ra đời, học hành, sinh con, đẻ cái…điều đó được hoàn tất xuất sắc bởi các nhà văn khác. Trong chuyện viết lách anh thường phải quẩn quanh trong thứ đã được thực hiện thỏa đáng. Vì thế tôi phải cố gắng học làm một vài điều khác. Trước hết tôi phải cố gắng bỏ đi tất cả những thứ không cần thiết để chuyển tải kinh nghiệm đến người đọc, nhờ vậy sau khi bạn đọc nam nữ đã đọc được điều đó thì nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm của họ và như là thực sự đã sảy ra. Điều này rất khó làm và tôi đã cật lực thực hiện…lần này tôi đã tóm được một người đàn ông đáng mặt và một đứa bé trai ngon lành và gần đây các nhà văn đã quên rằng có những thứ như thế. Cả biển cả cũng đáng được viết như người vậy. Thế là nơi đó tôi gặp may. Tôi đã từng gặp ông bạn cá đao và biết rõ điều đó. Thế là tôi bỏ đi. Tôi cũng đã chứng kiến một đàn năm mươi con cá nhà táng trong cùng một luồng nước và có lần phóng đao vào một con cá dài sáu mươi feet và để mất. Thế là tôi bỏ đi. Tất cả những chuyện biết từ làng chài tôi đều bỏ đi…”. Và tôi tin rằng tác phẩm Ông già và biển cả được ra đời từ những thứ mà tác giả cho là “bỏ đi” đó. Tất cả mọi biến chuyển xung quanh nhà văn, dường như được ông thu lượm hết vào tầm mắt vào kí ức, và trí nhớ của mình, để rồi một lúc nào đó, nó tuôn trào ra như những kinh nghiệm bản thân đã được trải qua, xâu chuỗi, tưởng tưởng, uốn nắn, thêm bớt. sửa chữa, gạch xóa, cắt bỏ câu từ và trở thành tác phẩm văn học. Như ông đã từng nói: “Tôi muốn tước lột ngôn ngữ để bóc trần nó đến tận xương”. Mặt trái của một tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn có khoảng 27000 từ là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa khác nhau. Trước hết tác giả như muốn khẳng định cuộc đời của mỗi con người là một hành trình gian lao, đầy rẫy những khó khăn, mệt nhọc, mà dường như chẳng có đích và cũng chẳng có cái kết viên mãn cho tất cả- đó là cái nhìn mang hơi thở của chủ nghĩa hiện sinh. Nếu nhìn ở một góc độ khác thì đây là một cuộc chiến đâu không ngừng nghỉ giữa con người và thiên nhiên, nó nêu bật lên được sự khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên cùng với đó là sức chiến đấu kiên cường của con người, luôn nỗ lực hết mình, chiến đấu và đương đầu với mọi điều cho dù kết quả có ra sao, vì ở đây, con người quan trọng cách mà bạn đã làm, chứ không phải là kết quả mà bạn đạt được, vì cho dù kết quả đó là thành hay bại là được hay mất thì cách bạn chiến đấu mới chứng tỏ bạn là ai. Hay cũng có người xem đây là cuộc chiến đấu giữa con người với số phận, hoặc cũng có người cho rằng “Ông già và biển cả là một bức tranh tố cáo xã hội, xem ông lão như một người lao động vất vả, cực khổ…Tôi chỉ có thể nói rằng, tác phẩm này như một tấm gương, khi bạn đứng trước gương thì hình ảnh hiện ra là chính bạn. Tất cả những giả thuyết đều có thể là đúng, là những ý nghĩa thiết thực mà E. Hemingway muốn gửi gắm, nhưng cũng có thể không là gì cả. Mọi hình ảnh, như con cá kiếm, cuộc chiến đấu, đàn cá mập, sư tử biển…hay như tên của nhân vật, tất cả đều có thể là tượng trưng cho điều gì đó. Trước khi nhắc đến đối thoại, tôi muốn nhắc đến độc thoại, chúng ta có thể nhận thấy rằng, có rất nhiều độc thoại, tác giả không hề miêu tả nhân vật, mà hầu như để cho nhân vật qua hành động qua những lời nói của mình tự nói lên tính cách cá nhân: “lão nghĩ” “lão cho rằng” “lão nói”…. Người kể chuyện tỏ ra lạnh lùng khách quan đứng phía sau quan sát mà không hề thêm thắt vào những suy nghĩ đánh giá, mà công việc đó đã được chuyển hoàn toàn đến cho người đọc. Qua chính những hành động, những khi lão nghĩ, hay lão nói một mình hoặc những hồi ức ùa về trong trí nhớ và cả những đoạn hội thoại đối đáp với mọi người, tất cả làm nên hình ảnh nhân vật Satiago, chứ không phải là qua những tính từ mà chủ quan tác giả mang đến cho chúng ta. Mật độ sự dụng độc thoại trong tác phẩm vô cùng dày đặc, trải dài từ chương 3 đến chương 9 của tác phẩm, thường là những câu nói của nhân vật chính Santiago khi ông một mình trên cuộc hành trình như: “Nó không thể đi”, “Nó chỉ lượn một vòng thôi mà”, “Một con cá ra trò”, “Nó đã đớp mồi”…và cả những suy nghĩ miên man trong đầu ông lão: “Ta đang bị con cá kéo đi và ta là cái cọc kéo thuyền. Ta có thể buộc sợi dây lại. Nhưng như thế con cá sẽ bứt rứt. Mình phải giữ sợi dây cho đến khi sức tàn lực kiệt và nới thêm dây khi nó cần. Đội ơn chúa, nó cứ bơi ngang chứ không lặn xuống”…Những độc thoại nội tâm, có thể là lời gián tiếp của người kể nhưng cũng có thể là lời thoại của nhân vật, nó thể hiện bề dày, bề sâu hay chính phần chìm của tảng băng mà tôi đã đề cập ở trên. Những độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả là vô cùng đắt giá: “Đã là người thì không bao giờ chịu thua. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể khuất phục”, “Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng,- lão nghĩ, nhưng không thể nào tránh khỏi” hay “chưa bao giờ mình gặp một con cá nào kiêu hùng và hành động quá đỗi kì lạ như nó. Có lẽ nó cũng thừa khôn ngoan để không nhảy lên. Bởi nếu cứ phóng lên hay lao chạy thì nó có thể tự hủy hoại mình. Nhưng chắc trước kia cu cậu cũng đã nhiều lần nếm mùi dây câu nên đã biết đâu là cách tốt nhất để chiến đấu. Nó không thể biết chỉ có một người duy nhất đang đương đầu với nó và cũng chẳng hay rằng đấy là một ông lão già. Nhưng cu cậu đúng là chú cá vĩ đại và sự vĩ đại ấy còn được thể hiện ở phản thịt nơi chợ nếu thịt nó vẫn còn tươi khi mang đến đó. Cu cậu đớp mồi như một trang nam tử và cái cách cu cậu kéo cũng là một đấng đào hoa, cu cậu chống cự không một chút hoảng sợ. Ta phân vân cũng chẳng biết nó có mưu đồ gì hay không hay cũng chỉ cố gỡ gạc như cái thân của ta thôi?”. Qua những lời độc thoại nội tâm này mà người đọc nhận ra được thông điệp, chân lý của câu chuyện. Trong tiểu thuyết, ta thấy có nhiều sự xuất hiện của độc thoại nội tâm, có độ dài ngắn khác nhau và phân bố dày khi Santiago rơi vào tình trạng căng thẳng, gay go khi đối đầu với con cá kiếm và thưa thớt dần cùng với sự căng thẳng đã giảm bớt. Song song với hành trình chiến đấu với con cá khổng lồ, là sự chiến đấu của ý chí, nghị lực trong sâu thẳm con người ông lão. 2.2.1. Các đặc điểm trong đối thoại của E. Hemingway Sức mạnh của đối thoại chính là ở chỗ thể hiện được sinh động và sâu sắc tâm lý, tình cảm của nhân vật trong mối quan hệ giữa con người với đời sống. Như Mác đã từng nói: “Trong tính hiện thực của nó bản chất của mỗi con người là toàn bộ những quan hệ xã hội” và Bakhtin nhấn mạnh vai trò của đối thoại: “Đối thoại là bản chất của ý thức bản chất của cuộc sống con người, sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý…con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người của mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần và hành vi…”. Banlzac rất quan tâm đến từng lời nói của nhân vật, ông cho rằng “lời nói của nhân vật là mâm cây hay quả chín của hành động” vậy nên ông rất kì công trong việc chọn lọc lời thoại cho nhân vật của mình. E.Hemingway cũng là một nhà văn như thế. 2.2.1.1. Trong tác phẩm Ông già và biển cả, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy được một đặc trưng trong tiểu thuyết của E. Hemingway là những cuộc đối thoại rất kiệm lời: - Để cháu đi kiếm bốn con cá tươi. - Một thôi.- Ông lão nói. Niềm hy vọng và lòng tin của ông lão chưa bao giờ nguội lạnh. Còn bây giờ thì chúng đang cuộn lên như khi gió đang nổi. - Hai, - thằng bé nói. - Hai, - ông lão đồng ý. – Cháu không ăn cắp đấy chứ? - Cháu không, - thằng bé đáp. – Cháu mua. - Cảm ơn cháu, - ông lão nói. Lão quá giản dị để không tự hỏi tính nhún nhường của mình có tự bao giờ. Nhưng lão biết lão đã có nó và lão biết nó chẳng có gì xấu hổ và cũng chẳng mảy may phương hại đến niềm kiêu hãnh thực sự. .... Những câu thoại mà tác gì sử dụng, không có một từ nào thừa thãi, tất cả đều ngắn gọn, cô đọng và xúc tích. Nếu như để ý tất cả các đoạn hội thoại trong tác phẩm chúng ta nhận thấy một điều là những câu thoại chủ yếu tồn tại dưới dạng danh, động từ- là hai thành phần không thể thiếu để câu có nghĩa, ngoài ra đều bị lược bỏ hoàn toàn. 2.2.1.2. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn hội thoại tự nhiên, chân thực, gần với ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống hàng ngày của ông lão với cậu bé- như một hiện thân cho hình ảnh của thế hệ tương lai và của chính ông lão cách đây nhiều năm về trước diễn ra thật quá đơn sơ, mộc mạc, nhưng lại luôn tràn đầy năng lượng, niềm tin, và khao khát chiến đấu. - Ông sẽ đi đến đâu? – thằng bé hỏi - Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về. Ông muốn đến đấy trước khi trời sáng. - Cháu sẽ tìm cách để ông ấy ra câu xa, - thằng bé nói , - Rồi khi ông câu được một con gì đấy thật sự lớn, cháu sẽ có thể đến giúp. - Ông ấy không thích ra khơi xa đâu. - Vâng – thằng bé nói – nhưng cháu sẽ thấy cái gì đó, một con chim săn mồi chẳng hạn, mà ông ấy không thể thấy rồi giục ông ta bám theo bầy cá dorado. 2.2.1.3. Sau những cuộc đối thoại là những thông điệp để ta có thể hiểu hơn về nhân vật. - Đội Yankee không thể thua. - Nhưng cháu sợ đội Da Đỏ Cleveland. - Hãy tin vào đội Yankee, cháu à. Hãy tin tưởng ở DiMaggio vĩ đại. - Cháu sợ cả đội Hổ Detroit lẫn đội Da Đỏ Cleveland. .... - Kể cho cháu nghe về trận bóng đi – thằng bé giục lão. - Như ông đã nói trong Liên đoàn Mỹ, đấy là đội Yankee,- ông lão hạnh phúc nói. - Hôm nay họ thua rồi, - thằng bé nói với lão. - Điều đó chẳng hề gì. DiMaggio vĩ đại vẫn cứ là DiMaggio. - Họ còn có những cầu thủ khác trong đội. - Rõ rồi. Nhưng anh ta thì khác hẳn. Trong liên đoàn khác, nếu giữa Brooklyn và Philadelphia thì chắc ông chọn Brooklyn. Ông còn nhớ đến cả Dick Sisler và những cú vụt bóng lừng danh trên sân đấu trước đây nữa. .... 2.2.1.4. Những cuộc hội thoại làm ta phải suy ngẫm: - Giờ thì ông nên ngủ đi để sáng mai khỏe khoắn. Cháu mang mấy thứ trả Terrace. - Vậy thì tạm biệt. Sáng mai ông sẽ đến đánh thức cháu. - Ông là cái đồng hồ của cháu – thằng bé nói - Tuổi tác là đồng hồ của ông – ông lão nói – tại sao người già lại thức giấc quá sớm? Phải chăng là muốn có một ngày dài hơn? - Cháu không biết, - thằng bé nói – những gì cháu biết là người trẻ ngủ dậy muộn và ngủ rất say. 2.2.2. Khoảng trống trong đối thoại. 2.2.2.1. Đối thoại một chiều tạo nên khoảng trống Đối thoại một chiều – chỉ có lời nói đi mà không có lời nói đáp lại. Ông Santiago đang đối thoại với chính mình, với sự vật xung quanh: “Nhưng ông bạn ạ, ông có biết là ông chưa ngủ được tí nào không?...Nếu con cá kia nó cứ thủng thỉnh mà kéo đi như thế thì ông cũng nên kiếm cách ngủ nghê tí chụt. Cứ thao láo con mắt mãi thế này thì đầu óc cũng đến mụ ra mất thôi...". "Mày đã bao nhiêu tuổi hở chim? Phải chăng đây là chuyến bay vượt biển đầu tiên của mày?" Lão tâm tình đầy yêu thương với cá: "Nào, ăn thêm một miếng nữa đi, ăn cho no vào " "Cá ơi, tao rất yêu thương và trọng mày, tao trọng mày lắm nhưng tao cũng xẻ thịt mày".Rồi lão tự phân thân để nối chuyện với cánh tay tê bại của mình: "Tay với chân gì mà lại thế này! Mày có muốn tê bại gì thì cứ việc. Trông mày có khác gì một bộ gọng cua kia chứ. Như thế thì phỏng còn được cái tích sự gì?" và "Nào tay ơi! Bây giờ mày ra sao rồi? hay là vẫn đang còn chưa lại hồn hở mày? "… Đây là những đoạn đối thoại một chiều của nhân vật, khoảng trống được tạo ra là cái lặng thinh của mọi vật, lời nói của ông lão như tuột vào hư vô, vào tâm khảm người đọc để ngẫm nghĩ để thấm thía chứ hoàn toàn không có sự đáp trả nào trong tác phẩm. 2.2.2.2. Khoảng trống trong các cuộc đối thoại Trong tác phẩm của Hemingway, luôn tồn tại rất nhiều những khoảng trống – cái mà tác giả chủ đích tạo ra, đòi hỏi người đọc phải tự nghiền ngâm, sâu chuỗi và chi nhận được. Nếu như không chú tâm, không đọc kĩ thì khó lòng mà khôi phục được những mảnh thiếu vắng mà tác giả cố tình tạo ra. Những ý nghĩ trong các đoạn hội thoại có vẻ như không liền mạch, hoặc cuộc đối thoại như giả để che dấu đi những gì đang suy nghĩ, nói mà lại như không nói, dường như đoạn hội thoại chỉ là tầng sương phủ bên ngoài che đi cái ý nghĩ tiềm ẩn bên trong. - Ông có gì ăn không? – thằng bé hỏi. - Một niêu cơm gạo vàng với cá. Cháu có muốn ăn không? - Thưa không. Cháu sẽ ăn ở nhà. Ông có cần cháu nhóm lửa không? - Không. Để lát nữa ông nhóm. Hoặc có lẽ ông sẽ ăn cơm nguội. - Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ? - Dĩ nhiên. Không có cái lưới quăng nào cả, thằng bé nhớ rõ cái lúc họ bán nó. Nhưng ngày nào hai ông cháu cũng vờ tưởng tượng như thế. Và thằng bé cũng biết sẽ chẳng có niêu cơm gạo vàng và cá nào cả. Hay như trong đoạn hội thoại: - Cháu sẽ chuẩn bị sẵn mọi thứ, - thằng bé nói – ông nhớ chăm sóc hai bàn tay cho lành. - Ông biết cách chữa trị. Hồi đêm ông khạc ra cái gì đó thật là và cảm thấy cái gì đó trong ngực bị vỡ ra. - Cũng để cái đó bình phục luôn, - thằng bé nói, - ông hãy nằm nghỉ đi, ông ạ, cháu sẽ mang chiếc áo sơ mi sạch của ông đến cho ông. Thêm cái gì đó để ăn. … Hay như chính trong tác phẩm “Giã từ vũ khí” của E. Hemingway kiểu độc thoại như thế cũng được sử dụng rất nhiều: - Hoặc thắng, hoặc bụi chỉ có hai con đường đó thôi. - Tôi không còn tin tưởng noi sự thắng trận nữa. KẾT LUẬN Đối thoại của Hemingway đầy rẫy những câu đơn, tuy rõ về cú pháp nhưng nghĩa của nó thì vô cùng tận. Ông không làm xiếc ngôn từ mà với ông ngôn ngữ của những đoạn đối thoại là những lời nói rất tự nhiên. Có điều nhà văn khi tái hiện đã biết chọn một góc độ nào đó, nghe theo cách nào đó để thể hiện trong tác phẩm tính nguyên sơ của dạng ngôn ngữ thường nhật. Đây chính là công cụ phục vụ đắc lực cho việc khảo sát cảm xúc sâu xa và trạng thái phức tạp tâm lý con người Đã có người từng nói rằng: những đoạn hội thoại của E. Hemingway như một vũ nữ nhảy những vũ điệu biến ảo, như một đấu sĩ đang vờn sự nguy hiển bằng một tấm áo đỏ, mà chỉ trong gang tấc, tất cả các cuộc đối thoại sẽ sụp đổ, thất bại hoặc ngược lại sẽ lung linh, huyền bí. Chỉ những nhà văn dám đối diện với hiểm nguy, với thất bại với cái chết mới đủ can đảm viết đối thoại kiểu đó. Pautôpxki tôn Hemingway là bậc thầy của "Loại đối thoại mang tính cách một thứ dòng chảy ngầm". Ông xứng đáng là người "Đã làm sống lại nghệ thuật đối thoại". Ông- một nhà văn đã nếm trải tận cùng của cuộc đời này, từ những khoảnh khắc huy hoàng nhất đến những khi nguy nan nhất. E. Hemingway đã sống thực những gì mà ông viết ra. Qua những đối thoại bí ẩn của nhà văn, chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự từng trải, tài năng bậc thầy của E. Hemingway. Với kiểu đối thoại tối giản, gần như câu nói thường ngoài đời. Cô đọng nhưng sinh động. Không hề khô cứng, ẩn rất nhiều suy tư, triết lí về nhân sinh, nhưng không bao giờ để lộ ra. Không mang tính chất thuyết giáo mà lại khiến người đọc bị lôi cuốn, tin tưởng. - KẾT LUẬN Đối thoại của Hemingway đầy rẫy những câu đơn, tuy rõ về cú pháp nhưng nghĩa của nó thì vô cùng tận. Ông không làm xiếc ngôn từ mà với ông ngôn ngữ của những đoạn đối thoại là những lời nói rất tự nhiên. Có điều nhà văn khi tái hiện đã biết chọn một góc độ nào đó, nghe theo cách nào đó để thể hiện trong tác phẩm tính nguyên sơ của dạng ngôn ngữ thường nhật. Đây chính là công cụ phục vụ đắc lực cho việc khảo sát cảm xúc sâu xa và trạng thái phức tạp tâm lý con người Đã có người từng nói rằng: những đoạn hội thoại của E. Hemingway như một vũ nữ nhảy những vũ điệu biến ảo, như một đấu sĩ đang vờn sự nguy hiển bằng một tấm áo đỏ, mà chỉ trong gang tấc, tất cả các cuộc đối thoại sẽ sụp đổ, thất bại hoặc ngược lại sẽ lung linh, huyền bí. Chỉ những nhà văn dám đối diện với hiểm nguy, với thất bại với cái chết mới đủ can đảm viết đối thoại kiểu đó. Pautôpxki tôn Hemingway là bậc thầy của "Loại đối thoại mang tính cách một thứ dòng chảy ngầm". Ông xứng đáng là người "Đã làm sống lại nghệ thuật đối thoại". Ông- một nhà văn đã nếm trải tận cùng của cuộc đời này, từ những khoảnh khắc huy hoàng nhất đến những khi nguy nan nhất. E. Hemingway đã sống thực những gì mà ông viết ra. Qua những đối thoại bí ẩn của nhà văn, chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự từng trải, tài năng bậc thầy của E. Hemingway. Với kiểu đối thoại tối giản, gần như câu nói thường ngoài đời. Cô đọng nhưng sinh động. Không hề khô cứng, ẩn rất nhiều suy tư, triết lí về nhân sinh, nhưng không bao giờ để lộ ra. Không mang tính chất thuyết giáo mà lại khiến người đọc bị lôi cuốn, tin tưởng. Tôi cũng thế, nhưng mà tôi không thấy ta sẽ bại, song sự bại trận có lẽ dễ chịu hơn. Còn anh anh mong gì? - Mong được đánh một giấc ngon lành. Tôi đáp, Đến đây cha tuyên úy đứng dậy rồi nói: - Tôi làm phiền anh vì ở đây rất lâu Đọc những dòng hội thoại như thế này chợt tôi nhớ đến một cuộc hội thoại trong cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain. - Nghe này, Jim, con mèo có nói giống chúng ta không? - Không, không giống - Ừ, thế còn con bò? - Không, cũng không giống nốt - Thế mèo có nói giống bò hoặc bò có nói giống mèo không? - Không, chúng không giống nhau. - Vậy thì mỗi quốc gia trên hành tinh này nói khác nhau là điều hoàn toàn tự nhiên và họ có quyền như thế. - Dĩ nhiên. Đoạn hội thoại trên, mọi thông tin truyền đạt đều đã bị cắt bỏ hết, chỉ còn lại duy nhất và vỏ bọc ngôn ngữ.
Trả lời
Chương I: Tóm lược cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn E. Hemingway và nguyên lý tảng băng trôi 1.1. Cuộc đời, sự nghiệp của E. Hemingway Ernest Miller Hemingway là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo. Cuộc sống của ông đã trải qua được các nhà viết tiểu sử gọi là “cuộc nổi loạn không ngừng” để chống lại thành phần xuất thân và cách giáo dục tiểu tư sản của gia đình. Ông là con trai của một bác sĩ và lớn lên ở vùng ngoại ô Chicago trong môi trường mà phụ nữ phần đông là chiếm ưu thế. Đến năm 15 tuổi ông bỏ chốn khỏi nhà nhưng rồi lại phải quay về để học nốt trung học. Sau thế chiến thứ nhất, mà ông đã đảm nhận vai trò một lái xe cấp cứu, ông đã sang Paris với tư cách là một nhà báo. Và chính ở kinh đô ánh sáng E. Hemingway đã rèn giũa phong cách sáng tạo độc đáo của mình và giành được những thành công đầu tiên trên con đường văn học. Trên con đường sự nghiệp văn học của mình ông đã giành được những giải thưởng danh giá, trong đó ta có thể kể đến là Giải Nobel Văn học năm 1954 và giải Pulitzer năm 1953… Và đến tháng 7 năm 1961, ông tự sát tại nhà riêng của mình. E. Hemingway được xem là một trong những người khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn. Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tác là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc. Câu chuyện được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lý, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước. Sự nghiệp văn học của E. Hemingway được kể đến hơn tám mươi bài thơ, năm vở kịch, mười hai tiểu thuyết và hơn một trăm truyện ngắn với những đề tài khác nhau. Đó là một gia tài không hề nhỏ của một nhà văn sau hơn 40 năm cầm bút và lăn lội khắp các chiến trường. Và chính cuộc đời ông, những điều ông từng trải nêm nếm gọt dũa bởi trí thông minh và tài năng đã sản sinh ra những tác phẩm sống mãi với nhân loại, mang đầy những giá trị cao đẹp. Ta có thể kể đến như A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí, 1929), For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai, 1940), The Old Man and the Sea (Ông già và biển cả, 1952), The Garden of Eden (Vườn địa đàng, 1986)…Ngoài tiểu thuyết ông còn đóng góp rất nhiều những tuyển tập, truyện có thật, phóng tác… 1.2. Nguyên lý tảng băng trôi Trong một bài phỏng vấn của mình E. Hemingway đã nói rằng: Nhà văn không quan sát là hết đời. Nhưng anh ta không phải cố ra mà quan sát và không nên nghĩ là điều gì quan sát được sẽ hữu ích ra sao. Có thể là thời tập tễnh viết thì như vậy. Nhưng về sau thì mọi thứ anh ta nhìn thấy sẽ hòa vào kho dự trữ lớn những điều anh ta đang biết hoặc đã gặp. Nếu biết được điều quan sát được có chút gì lợi ích, tôi luôn luôn cố gắng viết theo nguyên lý tảng băng trôi. Có bảy phần tám tảng băng trôi dưới nước để cho một phần lộ ra. Thứ gì anh ta biết có thể bỏ đi và điều đó làm cho tảng băng trôi của anh ta càng trở nên mạnh mẽ. Đó là phần không lộ ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta không biết chúng thế là có một lỗ hổng trong câu chuyện. Nguyên lý này dựa trên hiện tượng vật lý, khi một tảng băng trôi trên biển chỉ có một phần nổi trên bề mặt và bảy phần chìm khuất, cũng giống như tri thức thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm, chỉ có một phần là ta có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng và hiện hữu, còn bảy phần chìm là thông qua từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm chúng ta phải ngẫm nghĩ, suy đoán và nhận thức theo tư duy của cá nhân mỗi người đọc. Bằng cách này người đọc là một phần của tác phẩm. Tóm lại, nhà văn thực hiện nguyên lý này bằng cách ông biết tường tận cặn kĩ mọi vấn đề mình muốn viết, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp một cách logic để khi tiếp cận vấn đề độc giả có thể đoán ra được những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Chương 2: Đối thoại và tỉnh lược: Khoảng trống trong nghệ thuật tự sự của E. Hemingway 2.1. Những khái niệm liên quan Đối thoại là một kiểu giao tiếp ngôn từ nghệ thuật cơ bản. Ngôn từ đối thoại thể hiện sự giao tiếp qua lại, trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ bên này sang phía bên kia giữa những người tham gia giao tiếp, mỗi phát ngôn được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy. Theo Phạm Văn Tình, một trong những nhà ngôn ngữ học đã đưa tỉnh lược vào nghiên cứu một cách có hệ thống và bài bản trong Tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược như sau: Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp. Nó có thể sảy ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau. Và cũng theo ông, phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định. Chính sự tỉnh lược tối đa, thông minh và đầy những tính toán của E. Hemingway trong các tác phẩm của mình đã làm nên một E. Hemingway khác biêt, một xu hướng văn chương khác biệt. Và hơn hết, sự tỉnh lược trong độc thoại ở mỗi tác phẩm của ông tạo ra một khoảng trống, và chính những khoảng trống ấy lại soi sáng toàn tác phẩm với những thông điệp lẩn khuất ở đó. 2.2. Đối thoại và tỉnh lược trong tác phẩm Ông già và biển cả của E. Hemingway Trong một bài phỏng vấn của mình, E. Hemingway đã nói về ý tưởng mà ông viết nên một tiểu thuyết tuyệt vời đưa ông đến với giải Nobel Văn học, rằng: “Tôi biết người đàn ông với một con cá trong hoàn cảnh như thế. Tôi biết chuyện đã sảy ra trong một con thuyền trên biển và chuyện đánh nhau với con cá. Nên tôi đưa người đàn ông mà tôi biết đã hơn hai mươi năm ấy vào và tưởng tượng ông ta trong những tình huống ấy”. Và “Ông già và biển cả có thể dài trên một ngàn trang và có đủ mặt các nhân vật trong làng, đủ mọi cách kiếm sống, ra đời, học hành, sinh con, đẻ cái…điều đó được hoàn tất xuất sắc bởi các nhà văn khác. Trong chuyện viết lách anh thường phải quẩn quanh trong thứ đã được thực hiện thỏa đáng. Vì thế tôi phải cố gắng học làm một vài điều khác. Trước hết tôi phải cố gắng bỏ đi tất cả những thứ không cần thiết để chuyển tải kinh nghiệm đến người đọc, nhờ vậy sau khi bạn đọc nam nữ đã đọc được điều đó thì nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm của họ và như là thực sự đã sảy ra. Điều này rất khó làm và tôi đã cật lực thực hiện…lần này tôi đã tóm được một người đàn ông đáng mặt và một đứa bé trai ngon lành và gần đây các nhà văn đã quên rằng có những thứ như thế. Cả biển cả cũng đáng được viết như người vậy. Thế là nơi đó tôi gặp may. Tôi đã từng gặp ông bạn cá đao và biết rõ điều đó. Thế là tôi bỏ đi. Tôi cũng đã chứng kiến một đàn năm mươi con cá nhà táng trong cùng một luồng nước và có lần phóng đao vào một con cá dài sáu mươi feet và để mất. Thế là tôi bỏ đi. Tất cả những chuyện biết từ làng chài tôi đều bỏ đi…”. Và tôi tin rằng tác phẩm Ông già và biển cả được ra đời từ những thứ mà tác giả cho là “bỏ đi” đó. Tất cả mọi biến chuyển xung quanh nhà văn, dường như được ông thu lượm hết vào tầm mắt vào kí ức, và trí nhớ của mình, để rồi một lúc nào đó, nó tuôn trào ra như những kinh nghiệm bản thân đã được trải qua, xâu chuỗi, tưởng tưởng, uốn nắn, thêm bớt. sửa chữa, gạch xóa, cắt bỏ câu từ và trở thành tác phẩm văn học. Như ông đã từng nói: “Tôi muốn tước lột ngôn ngữ để bóc trần nó đến tận xương”. Mặt trái của một tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn có khoảng 27000 từ là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa khác nhau. Trước hết tác giả như muốn khẳng định cuộc đời của mỗi con người là một hành trình gian lao, đầy rẫy những khó khăn, mệt nhọc, mà dường như chẳng có đích và cũng chẳng có cái kết viên mãn cho tất cả- đó là cái nhìn mang hơi thở của chủ nghĩa hiện sinh. Nếu nhìn ở một góc độ khác thì đây là một cuộc chiến đâu không ngừng nghỉ giữa con người và thiên nhiên, nó nêu bật lên được sự khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên cùng với đó là sức chiến đấu kiên cường của con người, luôn nỗ lực hết mình, chiến đấu và đương đầu với mọi điều cho dù kết quả có ra sao, vì ở đây, con người quan trọng cách mà bạn đã làm, chứ không phải là kết quả mà bạn đạt được, vì cho dù kết quả đó là thành hay bại là được hay mất thì cách bạn chiến đấu mới chứng tỏ bạn là ai. Hay cũng có người xem đây là cuộc chiến đấu giữa con người với số phận, hoặc cũng có người cho rằng “Ông già và biển cả là một bức tranh tố cáo xã hội, xem ông lão như một người lao động vất vả, cực khổ…Tôi chỉ có thể nói rằng, tác phẩm này như một tấm gương, khi bạn đứng trước gương thì hình ảnh hiện ra là chính bạn. Tất cả những giả thuyết đều có thể là đúng, là những ý nghĩa thiết thực mà E. Hemingway muốn gửi gắm, nhưng cũng có thể không là gì cả. Mọi hình ảnh, như con cá kiếm, cuộc chiến đấu, đàn cá mập, sư tử biển…hay như tên của nhân vật, tất cả đều có thể là tượng trưng cho điều gì đó. Trước khi nhắc đến đối thoại, tôi muốn nhắc đến độc thoại, chúng ta có thể nhận thấy rằng, có rất nhiều độc thoại, tác giả không hề miêu tả nhân vật, mà hầu như để cho nhân vật qua hành động qua những lời nói của mình tự nói lên tính cách cá nhân: “lão nghĩ” “lão cho rằng” “lão nói”…. Người kể chuyện tỏ ra lạnh lùng khách quan đứng phía sau quan sát mà không hề thêm thắt vào những suy nghĩ đánh giá, mà công việc đó đã được chuyển hoàn toàn đến cho người đọc. Qua chính những hành động, những khi lão nghĩ, hay lão nói một mình hoặc những hồi ức ùa về trong trí nhớ và cả những đoạn hội thoại đối đáp với mọi người, tất cả làm nên hình ảnh nhân vật Satiago, chứ không phải là qua những tính từ mà chủ quan tác giả mang đến cho chúng ta. Mật độ sự dụng độc thoại trong tác phẩm vô cùng dày đặc, trải dài từ chương 3 đến chương 9 của tác phẩm, thường là những câu nói của nhân vật chính Santiago khi ông một mình trên cuộc hành trình như: “Nó không thể đi”, “Nó chỉ lượn một vòng thôi mà”, “Một con cá ra trò”, “Nó đã đớp mồi”…và cả những suy nghĩ miên man trong đầu ông lão: “Ta đang bị con cá kéo đi và ta là cái cọc kéo thuyền. Ta có thể buộc sợi dây lại. Nhưng như thế con cá sẽ bứt rứt. Mình phải giữ sợi dây cho đến khi sức tàn lực kiệt và nới thêm dây khi nó cần. Đội ơn chúa, nó cứ bơi ngang chứ không lặn xuống”…Những độc thoại nội tâm, có thể là lời gián tiếp của người kể nhưng cũng có thể là lời thoại của nhân vật, nó thể hiện bề dày, bề sâu hay chính phần chìm của tảng băng mà tôi đã đề cập ở trên. Những độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả là vô cùng đắt giá: “Đã là người thì không bao giờ chịu thua. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể khuất phục”, “Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng,- lão nghĩ, nhưng không thể nào tránh khỏi” hay “chưa bao giờ mình gặp một con cá nào kiêu hùng và hành động quá đỗi kì lạ như nó. Có lẽ nó cũng thừa khôn ngoan để không nhảy lên. Bởi nếu cứ phóng lên hay lao chạy thì nó có thể tự hủy hoại mình. Nhưng chắc trước kia cu cậu cũng đã nhiều lần nếm mùi dây câu nên đã biết đâu là cách tốt nhất để chiến đấu. Nó không thể biết chỉ có một người duy nhất đang đương đầu với nó và cũng chẳng hay rằng đấy là một ông lão già. Nhưng cu cậu đúng là chú cá vĩ đại và sự vĩ đại ấy còn được thể hiện ở phản thịt nơi chợ nếu thịt nó vẫn còn tươi khi mang đến đó. Cu cậu đớp mồi như một trang nam tử và cái cách cu cậu kéo cũng là một đấng đào hoa, cu cậu chống cự không một chút hoảng sợ. Ta phân vân cũng chẳng biết nó có mưu đồ gì hay không hay cũng chỉ cố gỡ gạc như cái thân của ta thôi?”. Qua những lời độc thoại nội tâm này mà người đọc nhận ra được thông điệp, chân lý của câu chuyện. Trong tiểu thuyết, ta thấy có nhiều sự xuất hiện của độc thoại nội tâm, có độ dài ngắn khác nhau và phân bố dày khi Santiago rơi vào tình trạng căng thẳng, gay go khi đối đầu với con cá kiếm và thưa thớt dần cùng với sự căng thẳng đã giảm bớt. Song song với hành trình chiến đấu với con cá khổng lồ, là sự chiến đấu của ý chí, nghị lực trong sâu thẳm con người ông lão. 2.2.1. Các đặc điểm trong đối thoại của E. Hemingway Sức mạnh của đối thoại chính là ở chỗ thể hiện được sinh động và sâu sắc tâm lý, tình cảm của nhân vật trong mối quan hệ giữa con người với đời sống. Như Mác đã từng nói: “Trong tính hiện thực của nó bản chất của mỗi con người là toàn bộ những quan hệ xã hội” và Bakhtin nhấn mạnh vai trò của đối thoại: “Đối thoại là bản chất của ý thức bản chất của cuộc sống con người, sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý…con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người của mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần và hành vi…”. Banlzac rất quan tâm đến từng lời nói của nhân vật, ông cho rằng “lời nói của nhân vật là mâm cây hay quả chín của hành động” vậy nên ông rất kì công trong việc chọn lọc lời thoại cho nhân vật của mình. E.Hemingway cũng là một nhà văn như thế. 2.2.1.1. Trong tác phẩm Ông già và biển cả, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy được một đặc trưng trong tiểu thuyết của E. Hemingway là những cuộc đối thoại rất kiệm lời: - Để cháu đi kiếm bốn con cá tươi. - Một thôi.- Ông lão nói. Niềm hy vọng và lòng tin của ông lão chưa bao giờ nguội lạnh. Còn bây giờ thì chúng đang cuộn lên như khi gió đang nổi. - Hai, - thằng bé nói. - Hai, - ông lão đồng ý. – Cháu không ăn cắp đấy chứ? - Cháu không, - thằng bé đáp. – Cháu mua. - Cảm ơn cháu, - ông lão nói. Lão quá giản dị để không tự hỏi tính nhún nhường của mình có tự bao giờ. Nhưng lão biết lão đã có nó và lão biết nó chẳng có gì xấu hổ và cũng chẳng mảy may phương hại đến niềm kiêu hãnh thực sự. .... Những câu thoại mà tác gì sử dụng, không có một từ nào thừa thãi, tất cả đều ngắn gọn, cô đọng và xúc tích. Nếu như để ý tất cả các đoạn hội thoại trong tác phẩm chúng ta nhận thấy một điều là những câu thoại chủ yếu tồn tại dưới dạng danh, động từ- là hai thành phần không thể thiếu để câu có nghĩa, ngoài ra đều bị lược bỏ hoàn toàn. 2.2.1.2. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn hội thoại tự nhiên, chân thực, gần với ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống hàng ngày của ông lão với cậu bé- như một hiện thân cho hình ảnh của thế hệ tương lai và của chính ông lão cách đây nhiều năm về trước diễn ra thật quá đơn sơ, mộc mạc, nhưng lại luôn tràn đầy năng lượng, niềm tin, và khao khát chiến đấu. - Ông sẽ đi đến đâu? – thằng bé hỏi - Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về. Ông muốn đến đấy trước khi trời sáng. - Cháu sẽ tìm cách để ông ấy ra câu xa, - thằng bé nói , - Rồi khi ông câu được một con gì đấy thật sự lớn, cháu sẽ có thể đến giúp. - Ông ấy không thích ra khơi xa đâu. - Vâng – thằng bé nói – nhưng cháu sẽ thấy cái gì đó, một con chim săn mồi chẳng hạn, mà ông ấy không thể thấy rồi giục ông ta bám theo bầy cá dorado. 2.2.1.3. Sau những cuộc đối thoại là những thông điệp để ta có thể hiểu hơn về nhân vật. - Đội Yankee không thể thua. - Nhưng cháu sợ đội Da Đỏ Cleveland. - Hãy tin vào đội Yankee, cháu à. Hãy tin tưởng ở DiMaggio vĩ đại. - Cháu sợ cả đội Hổ Detroit lẫn đội Da Đỏ Cleveland. .... - Kể cho cháu nghe về trận bóng đi – thằng bé giục lão. - Như ông đã nói trong Liên đoàn Mỹ, đấy là đội Yankee,- ông lão hạnh phúc nói. - Hôm nay họ thua rồi, - thằng bé nói với lão. - Điều đó chẳng hề gì. DiMaggio vĩ đại vẫn cứ là DiMaggio. - Họ còn có những cầu thủ khác trong đội. - Rõ rồi. Nhưng anh ta thì khác hẳn. Trong liên đoàn khác, nếu giữa Brooklyn và Philadelphia thì chắc ông chọn Brooklyn. Ông còn nhớ đến cả Dick Sisler và những cú vụt bóng lừng danh trên sân đấu trước đây nữa. .... 2.2.1.4. Những cuộc hội thoại làm ta phải suy ngẫm: - Giờ thì ông nên ngủ đi để sáng mai khỏe khoắn. Cháu mang mấy thứ trả Terrace. - Vậy thì tạm biệt. Sáng mai ông sẽ đến đánh thức cháu. - Ông là cái đồng hồ của cháu – thằng bé nói - Tuổi tác là đồng hồ của ông – ông lão nói – tại sao người già lại thức giấc quá sớm? Phải chăng là muốn có một ngày dài hơn? - Cháu không biết, - thằng bé nói – những gì cháu biết là người trẻ ngủ dậy muộn và ngủ rất say. 2.2.2. Khoảng trống trong đối thoại. 2.2.2.1. Đối thoại một chiều tạo nên khoảng trống Đối thoại một chiều – chỉ có lời nói đi mà không có lời nói đáp lại. Ông Santiago đang đối thoại với chính mình, với sự vật xung quanh: “Nhưng ông bạn ạ, ông có biết là ông chưa ngủ được tí nào không?...Nếu con cá kia nó cứ thủng thỉnh mà kéo đi như thế thì ông cũng nên kiếm cách ngủ nghê tí chụt. Cứ thao láo con mắt mãi thế này thì đầu óc cũng đến mụ ra mất thôi...". "Mày đã bao nhiêu tuổi hở chim? Phải chăng đây là chuyến bay vượt biển đầu tiên của mày?" Lão tâm tình đầy yêu thương với cá: "Nào, ăn thêm một miếng nữa đi, ăn cho no vào " "Cá ơi, tao rất yêu thương và trọng mày, tao trọng mày lắm nhưng tao cũng xẻ thịt mày".Rồi lão tự phân thân để nối chuyện với cánh tay tê bại của mình: "Tay với chân gì mà lại thế này! Mày có muốn tê bại gì thì cứ việc. Trông mày có khác gì một bộ gọng cua kia chứ. Như thế thì phỏng còn được cái tích sự gì?" và "Nào tay ơi! Bây giờ mày ra sao rồi? hay là vẫn đang còn chưa lại hồn hở mày? "… Đây là những đoạn đối thoại một chiều của nhân vật, khoảng trống được tạo ra là cái lặng thinh của mọi vật, lời nói của ông lão như tuột vào hư vô, vào tâm khảm người đọc để ngẫm nghĩ để thấm thía chứ hoàn toàn không có sự đáp trả nào trong tác phẩm. 2.2.2.2. Khoảng trống trong các cuộc đối thoại Trong tác phẩm của Hemingway, luôn tồn tại rất nhiều những khoảng trống – cái mà tác giả chủ đích tạo ra, đòi hỏi người đọc phải tự nghiền ngâm, sâu chuỗi và chi nhận được. Nếu như không chú tâm, không đọc kĩ thì khó lòng mà khôi phục được những mảnh thiếu vắng mà tác giả cố tình tạo ra. Những ý nghĩ trong các đoạn hội thoại có vẻ như không liền mạch, hoặc cuộc đối thoại như giả để che dấu đi những gì đang suy nghĩ, nói mà lại như không nói, dường như đoạn hội thoại chỉ là tầng sương phủ bên ngoài che đi cái ý nghĩ tiềm ẩn bên trong. - Ông có gì ăn không? – thằng bé hỏi. - Một niêu cơm gạo vàng với cá. Cháu có muốn ăn không? - Thưa không. Cháu sẽ ăn ở nhà. Ông có cần cháu nhóm lửa không? - Không. Để lát nữa ông nhóm. Hoặc có lẽ ông sẽ ăn cơm nguội. - Cháu có thể mang cái lưới quăng đi chứ? - Dĩ nhiên. Không có cái lưới quăng nào cả, thằng bé nhớ rõ cái lúc họ bán nó. Nhưng ngày nào hai ông cháu cũng vờ tưởng tượng như thế. Và thằng bé cũng biết sẽ chẳng có niêu cơm gạo vàng và cá nào cả. Hay như trong đoạn hội thoại: - Cháu sẽ chuẩn bị sẵn mọi thứ, - thằng bé nói – ông nhớ chăm sóc hai bàn tay cho lành. - Ông biết cách chữa trị. Hồi đêm ông khạc ra cái gì đó thật là và cảm thấy cái gì đó trong ngực bị vỡ ra. - Cũng để cái đó bình phục luôn, - thằng bé nói, - ông hãy nằm nghỉ đi, ông ạ, cháu sẽ mang chiếc áo sơ mi sạch của ông đến cho ông. Thêm cái gì đó để ăn. … Hay như chính trong tác phẩm “Giã từ vũ khí” của E. Hemingway kiểu độc thoại như thế cũng được sử dụng rất nhiều: - Hoặc thắng, hoặc bụi chỉ có hai con đường đó thôi. - Tôi không còn tin tưởng noi sự thắng trận nữa. KẾT LUẬN Đối thoại của Hemingway đầy rẫy những câu đơn, tuy rõ về cú pháp nhưng nghĩa của nó thì vô cùng tận. Ông không làm xiếc ngôn từ mà với ông ngôn ngữ của những đoạn đối thoại là những lời nói rất tự nhiên. Có điều nhà văn khi tái hiện đã biết chọn một góc độ nào đó, nghe theo cách nào đó để thể hiện trong tác phẩm tính nguyên sơ của dạng ngôn ngữ thường nhật. Đây chính là công cụ phục vụ đắc lực cho việc khảo sát cảm xúc sâu xa và trạng thái phức tạp tâm lý con người Đã có người từng nói rằng: những đoạn hội thoại của E. Hemingway như một vũ nữ nhảy những vũ điệu biến ảo, như một đấu sĩ đang vờn sự nguy hiển bằng một tấm áo đỏ, mà chỉ trong gang tấc, tất cả các cuộc đối thoại sẽ sụp đổ, thất bại hoặc ngược lại sẽ lung linh, huyền bí. Chỉ những nhà văn dám đối diện với hiểm nguy, với thất bại với cái chết mới đủ can đảm viết đối thoại kiểu đó. Pautôpxki tôn Hemingway là bậc thầy của "Loại đối thoại mang tính cách một thứ dòng chảy ngầm". Ông xứng đáng là người "Đã làm sống lại nghệ thuật đối thoại". Ông- một nhà văn đã nếm trải tận cùng của cuộc đời này, từ những khoảnh khắc huy hoàng nhất đến những khi nguy nan nhất. E. Hemingway đã sống thực những gì mà ông viết ra. Qua những đối thoại bí ẩn của nhà văn, chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự từng trải, tài năng bậc thầy của E. Hemingway. Với kiểu đối thoại tối giản, gần như câu nói thường ngoài đời. Cô đọng nhưng sinh động. Không hề khô cứng, ẩn rất nhiều suy tư, triết lí về nhân sinh, nhưng không bao giờ để lộ ra. Không mang tính chất thuyết giáo mà lại khiến người đọc bị lôi cuốn, tin tưởng. - KẾT LUẬN Đối thoại của Hemingway đầy rẫy những câu đơn, tuy rõ về cú pháp nhưng nghĩa của nó thì vô cùng tận. Ông không làm xiếc ngôn từ mà với ông ngôn ngữ của những đoạn đối thoại là những lời nói rất tự nhiên. Có điều nhà văn khi tái hiện đã biết chọn một góc độ nào đó, nghe theo cách nào đó để thể hiện trong tác phẩm tính nguyên sơ của dạng ngôn ngữ thường nhật. Đây chính là công cụ phục vụ đắc lực cho việc khảo sát cảm xúc sâu xa và trạng thái phức tạp tâm lý con người Đã có người từng nói rằng: những đoạn hội thoại của E. Hemingway như một vũ nữ nhảy những vũ điệu biến ảo, như một đấu sĩ đang vờn sự nguy hiển bằng một tấm áo đỏ, mà chỉ trong gang tấc, tất cả các cuộc đối thoại sẽ sụp đổ, thất bại hoặc ngược lại sẽ lung linh, huyền bí. Chỉ những nhà văn dám đối diện với hiểm nguy, với thất bại với cái chết mới đủ can đảm viết đối thoại kiểu đó. Pautôpxki tôn Hemingway là bậc thầy của "Loại đối thoại mang tính cách một thứ dòng chảy ngầm". Ông xứng đáng là người "Đã làm sống lại nghệ thuật đối thoại". Ông- một nhà văn đã nếm trải tận cùng của cuộc đời này, từ những khoảnh khắc huy hoàng nhất đến những khi nguy nan nhất. E. Hemingway đã sống thực những gì mà ông viết ra. Qua những đối thoại bí ẩn của nhà văn, chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự từng trải, tài năng bậc thầy của E. Hemingway. Với kiểu đối thoại tối giản, gần như câu nói thường ngoài đời. Cô đọng nhưng sinh động. Không hề khô cứng, ẩn rất nhiều suy tư, triết lí về nhân sinh, nhưng không bao giờ để lộ ra. Không mang tính chất thuyết giáo mà lại khiến người đọc bị lôi cuốn, tin tưởng. Tôi cũng thế, nhưng mà tôi không thấy ta sẽ bại, song sự bại trận có lẽ dễ chịu hơn. Còn anh anh mong gì? - Mong được đánh một giấc ngon lành. Tôi đáp, Đến đây cha tuyên úy đứng dậy rồi nói: - Tôi làm phiền anh vì ở đây rất lâu Đọc những dòng hội thoại như thế này chợt tôi nhớ đến một cuộc hội thoại trong cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain. - Nghe này, Jim, con mèo có nói giống chúng ta không? - Không, không giống - Ừ, thế còn con bò? - Không, cũng không giống nốt - Thế mèo có nói giống bò hoặc bò có nói giống mèo không? - Không, chúng không giống nhau. - Vậy thì mỗi quốc gia trên hành tinh này nói khác nhau là điều hoàn toàn tự nhiên và họ có quyền như thế. - Dĩ nhiên. Đoạn hội thoại trên, mọi thông tin truyền đạt đều đã bị cắt bỏ hết, chỉ còn lại duy nhất và vỏ bọc ngôn ngữ.