Đôi nét so sánh giữa Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ và Thâm tai Lê Thái sư?
Lâu nay, khi xem các tài liệu lịch sử, các cuốn sách sử danh nhân Việt Nam, các bài viết trên facebooks, tôi hay thấy người ta đem so sánh những người như Thái sư Trần Thủ Độ và Lê Quý Ly là chung cho biểu tượng của những người thay đổi triều đại, là như nhau… Tôi trộm nghĩ, mỗi người bình thường cùng sinh ra một thời cùng quê hương đã rất khác nhau rồi, huống chi đây là 2 con người ở hai thời đại khác nhau, cách nhau cả trăm năm. Bản thân tôi xem Lê Quý Ly không thể sánh được với Thống quốc thái sư Trần Thủ Độ.Vì sao ư? Tôi sẽ giải thích cho các bạn thấy
Khác biệt thứ nhất là về sự ồn ảo của việc soán đoạt. Thái sư Trần Thủ Độ mưu sự cướp ngôi hay tàn sát tôn thất cựu triều nhưng làm rất khéo, trong khi trưởng chi Long Hưng sắp xếp đến để nữ chúa nhường ngôi cho chồng cũng mỹ mãn không một chút sơ suất. Việc vợ nhường ngôi cho chồng là hợp với nguyên lý thiên địa càn khôn, dương phải ở trên, âm ở dưới làm sáng tỏ muôn nhà. Cũng là cướp nhưng lại thể hiện là “nhường”. Lê Quý Ly thì sao? Hắn ta ép con rể đi tu, và con rể ông vẫn là một thanh niên khỏe mạnh, một ông vua hiền thấm nhuần Khổng giáo chứ không phải một ông vua điên khùng như Lý Huệ Tông, lập rồi truất cháu ngoại mình mà đăng cơ, kẻ ngắn nghĩ cũng thấy rõ sự cưỡng đoạt ở đây rồi. Trung Vũ Vương cũng tàn sát tôn thất cựu triều nhưng làm rất khéo. Giết gọn gàng sạch sẽ hơn trăm người tôn thất nhà Lý, có vài thanh niên chạy thoát với tình trang thần không biết quỷ không hay, dư luận không một chấn động nhỏ, các cựu thần cựu triều vẫn thu dụng cho làm việc đầy đủ và hậu đãi thì Lê Quý Ly làm một cuộc đại khai sát giới hơn 370 người gồm cả tôn thất và đại thần cùng hàng vạn người thân, bạn bè, những người có mối liên hệ, khiến cảnh tang tóc kéo từ Đông Đô vào tận Tây Đô, kẻ đi đường không dám nhìn mặt ai, khách điếm không dám mở hàng, cảnh tượng như thế, kẻ thức giả tự biết đã đến hồi mạt vong .
Khác biệt thứ hai đó là vấn đề trị nước an dân. Thái sư Trần Thủ Độ và Loạn thần tặc tử Lê Quý Ly đều là những người đánh đổ cựu triều để lập nên Hoàng triều cho dòng họ mình. Tuy nhiên, Thái sư tự nhận mình ít sự học hành, không lên ngôi Hoàng đế dù ông có thừa điều kiện cả về chính trị và quân sự mà chọn trong đám hậu bối một người tài đức làm vua chính là Thái Tông hoàng đế, bản thân cũng không tiến xưng Thái Thượng Hoàng mà vẫn làm một thần tử để trước là tập trung cáng đáng công việc nội chính, quân sự cả nước, sau là để anh em trong họ yên ấm, không sự tranh giành, cũng nhau góp sức cho Tân triều giúp nên cảnh thái bình thịnh trị. Về sau mặc dù có xung đột ngầm giữa các chi Tức Mặc và Van Kiếp nhưng đò sự không mong muốn và dù xung đột các vua Trần vẫn điều hòa khéo léo để khi giặc sang các Chi đều chung sức chung lòng chống địch. Xem trong sử sách xưa nay, đâu hiếm các vị Đế Vương khai quốc đâu thiếu những người xuất thân bần hàn, ít đươc học hành cẩn thận vẫn lên ngôi cửu ngũ chí tôn, bên Tàu có Hán Cao Tổ Lưu Bang, nước ta có Mạc Thái Tổ ấy vậy mà vẫn lãnh đạo quốc gia thịnh vượng phồn vinh, Trung Vũ đại vương là người như vậy. Ở vị trí nhất tể Triều đình, dưới hai người mà trên cả vạn người, quyền lực bao trùm có lúc còn hơn cả vua, ông tiếp tục duy trì chính lệnh của cựu triều, nhân đó tranh thủ nhân sư từ đám cựu thần, thi hành đãi chính, trọng dụng hiền tài, giảm nhẹ thuế khóa, thiết lập hệ thống các đại điền trang vừa là nơi tập hợp dân lưu tán giải quyết nạn đói và các vấn đề trước mắt vừa là nơi tập kết và dự trữ nhân lực, vật lực trên cả nước để hữu dụng khi cần. Chẳng thế mà ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên đều có thể dành được chiến thắng …
Bên cạnh những người ít học nhưng lại hữu dụng khi làm việc, cũng không thiếu những ông vua được giáo dục cẩn thận, xuất thân cao quý, thông kim bác cổ, nhưng lại dẫn đến sự đổ nát, nước Tàu có Tùy Dạng Đế, Tống Huy Tông, nước ta có Lý Cao Tông, bên Phú “Đỹ” có Louis XVI…Lê Quý Ly cũng là một kẻ như thế, hắn từng là một trí sĩ thân tín của Nghệ Tông từ hồi còn chưa lên ngôi, từng bước từng bước lợi dụng sự tin tưởng của Nghệ Tông mà leo lên ngôi vi thái sư. Trong hành trạng của mình, hắn từng không ít lần dâng những cái được gọi là sáng kiến hay kiểu như là “cải sang tiền giấy, hạn điền, hạn nô, ép sư sãi hoàn tục…” liên tiếp giáng những đòn đánh nghiêm trọng vào nền kinh tế Đại Việt buổi cuối mùa nhà Trần. Không còn dáng vẻ của những năm Trùng Hưng thịnh vượng, Đại Việt lúc này đã tiêu điều hoang sơ sau những năm chiến tranh với Chiêm Thành và những cuộc khởi nghĩa nông dân, cái chính của người cầm quyền lúc này lẽ ra vẫn là nên duy trì nếp cũ, tập trung dân chạy nạn khai hoang lập ấp, giải quyết nạn đói, giảm nhẹ sưu thuế hình phạt để “khoan thư sức dân” như Đức Ông Trần Hưng Đạo từng nói, đằng này lại bày ra ba cái trò vô bổ, với cái thứ suy nghĩ ngây thơ và rất đỗi viển vông kiểu : “Thiếu đồng thì ta vét đồng, thiếu tiền thì ta in giấy” chẳng cần theo một quy tắc quy chế gì cả hay giải phóng nông nô thì “quên” cấp phát ruộng đất cho họ dẫn đến họ bần cùng hóa, xin về làm nô thì không được, ở nhà thì chết đói, số ít những người được cấp ruộng thì cũng chẳng có sự giáo hóa phù hợp, hắn ta đã quên rằng những người nông dân truyền đời nhau ở trong các đại điền trang, mở mắt ra cho đến khi đóng mắt đều ở đây cả, sao biết tự mình làm chủ, lên kế hoạch cày bữa, sản xuất… Tất thảy như ngoáy thêm vào cái nồi cháo thập cẩm đang nhão nhoét, sống sượng và sôi sùng sục những lời oán thán của dân quân kiến tạo nên những cuộc nổi loạn nông dân cuối triều Trần mà tác giả không ai hết chính là ông Thái sư đương triều Lê Quý Ly. Nói thêm một chút về sự “trọng dụng hiền tài” của Lê Quý Ly, kẻ thủ túc của tên đứng đầu Yêu Đảng tất nhiên là nhiều, từ những kẻ lắm mưu nhiều kế như Nguyễn Cẩn, Phạm Cự Luận đứng đầu đội ngũ mật thám Liêm phóng sứ mà tài năng và thủ đoạn chẳng kém gì các lực lượng Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng của nhà Minh chuyên giám sát, theo dõi, đặt điều hãm hại nhưng ai chống đối Lê Thái sư đến những viên mãnh tướng như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất có tài cầm quân từng nhiều phen chống nhau với quân Chiêm. Tuy nhiên hắn thiếu hẳn một viên đại tướng có khả năng phòng ngự mặt bắc, có đầy đủ kinh nghiệm để kháng cự với quân Minh khi mà cuộc xâm lược sẽ là tất yếu khi hắn chọn con đường cướp ngôi. Bản thân Lê Quý Ly cũng chẳng phải là 1 mãnh tướng như Trung Vũ Vương lại chót giết chết một mãnh tướng là Nguyễn Đa Phương vốn là nghĩa đệ của hắn mà tài năng được hun đúc bởi người cha là thầy dạy võ nổi danh Thăng Long Nguyễn Sư Tề và đã nhiều lần thể hiện được tài cầm quân lấy ít thắng mạnh, nên về mặt này hắn yếu hơn hẳn so với vị Thống quốc Thái sư.
Khác biệt thứ ba của Loạn thần tặc tử Lê Quý Ly so với vị Trưởng chi Long Hưng nhà Trần chính là ở việc lựa chọn thời điểm tiến thoái một cách phù hợp. Cả hai người, đều thực hiện sự thoán đoạt khi ở ngôi vi nhất tể Triều đình, vây cánh từ địa phương đến các đai thần trong triều nhiều vô kể xiết, khi mà Yêu Đảng hoàn toàn lấn át Cần Vương Đảng, đều phục vụ triều trước ở giai đoạn đã suy tàn nát be bét và sự trung hưng có lẽ rất khó khăn, các vị vua thì đều là những kẻ ngu xuẩn , tin lời nịnh thần hoặc yếu ớt vô năng. Tóm lại rất có điều kiện để thoán đoạt. Tuy nhiên còn một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn vong của tân triều. Đó là tình hình của Bắc Quốc. Lịch sử Việt Nam xưa nay, vì cái địa thế ở sát một siêu cường của khu vực và thế giới trong thời kỳ cổ trung đại mà giữa hai nước luôn gắn bó “thân thiết” với nhau về sự bang giao và chiến tranh. Lịch sử quan hệ bang giao giữa hai nước thì cả sự bang giao triều cống và chiến tranh dường như ngang bằng nhau, khác hẳn với một vương quốc khác cùng nằm sát ngay cạnh Trung Hoa là Cao Ly, điều này theo tôi đó là bởi sự đối đáp của Trung Hoa với các “đệ tử” chư hầu của mình, Đại Việt và Cao Ly đều xưng thần với Trung Hoa nhưng chỉ có Cao Ly là ngoài Đại Đô sao, ở Hán Thành cũng vậy, Vua Cao Ly vẫn chỉ xưng Vương, phẩm phục màu đỏ trông chẳng khác gì quan nhất phẩm của Bắc Triều có chăng chỉ khác ở họa tiết Rồng trang trí ở tay áo và ngực áo mà thôi và còn nhiều điển lễ điển chế khác mang tính quy phục Bắc Quốc, chẳng thế mà Cao Ly được xem như “đệ tử chân truyền”, mỗi khi bị địch họa đều được Thiên Triều cử đại quân đến giúp một cách vô tư lự. Trái lại Đại Việt, trước mặt Thiên tử Bắc Triều thì xưng thần, nhưng ở Thăng Long thì luôn xem mình như Thiên tử Đại Việt là Thiên Triều của các tiểu quốc phương Nam như Chiêm Thành, Ai Lao… thật sự trong mắt Bắc Triều thì “ phiên vương An Nam” chẳng coi Thiên tử ra gì. Chính vì lẽ đó, cũng như triều đại Bắc quốc nào cũng có tham vọng nam tiến để mở rộng biên cương, thể hiện uy vũ của Thiên triều (cơ bản bắc tiến ít tài nguyên mà đụng bọn du mục nó lại vả cho thì sml).
Trở về với Trung Vũ vương và Thái sư Lê Quý Ly, họ đều là những quyền thần đang làm nghiêng ngả triều chính ở trong hoàn cảnh của riêng mình và đều đã lựa chọn cướp đoạt ngôi báu để mang lại hoàng quyền cho dòng họ mình và thiết lập một tân triều tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, vị Trưởng chi Long Hưng của nhà Trần đã lựa chọn được thời điểm hoàn hảo để gạt nhà Lý, khi đó bên Bắc Quốc đang bước vào thời kỳ Mạt Tống. Nhà Nam Tống đã ở trong giai đoạn thoi thóp sống lay lắt qua ngày, trong thì triều đình hủ bại, vua thì toàn ấu chúa tài kém hay hôn quân giỏi nghệ thuật và điều này thường tỷ lệ thuận với khả năng điều hành chính sự; thần thì toàn lũ hủ nhọ, tướng tá cao cấp thì toàn những tên hoạn quan chỉ biết thu vén cho bản thân hoặc văn thần có lòng thì thiếu năng lực quân sự. Ngoài thì dân đói khổ, khởi nghĩa nông dân liên minh, ngoại bang là Mông Cổ sau khi giải quyết nhà Kim và Tây Hạ đã dần dần đem quân chinh phạt các vùng đất trong yếu của nhà Tống, cơ hồ chẳng còn mấy nả nữa là cáo chung cho cái triều đại đã từng khiến Trung Hoa có Tổng giá trị hàng hóa chiếm 80% của toàn thế giới thời đoạn này đi đến sự kết thúc. Với bối cảnh đó, thực sự nhà Tống lo thân mình chưa xong huống chi là lo chuyện bao đồng bên ngoài, các nước “phiên vương” lâu nay bỏ cống còn chẳng dám nói chi nữa là điều binh xâm lược nước khác. Thế nên, việc soán đoạt của Trung Vũ Vương thực tế không găp phải sức éo nước ngoài, đến khi Hốt Tất Liệt thôn tính Trung Hoa lập ra nhà Nguyên và kéo quân xâm chiếm nước ta, lúc này lòng dân nhờ sự chăm lo của Tân triều qua những năm Nguyên Phong đã dần “quên” nhà Lý và nhân tâm quy thuận nhà Trần, trên dưới đồng lòng đánh bại 3 cuộc xâm lăng của nhà Nguyên lập nên chiến công hiển hách buổi Nguyên Phong-Trùng Hưng…
Nói về vị Thái sư tài hoa Lê Quý Ly thì sao, ông ta cho rằng bên Bắc quốc đang lao vào một cuộc tranh chấp quyền lực trong nước, huynh đệ tương tàn, khó có thể bao đồng chuyện bên ngoài nữa. Số là những năm cuối triều Minh Thái Tổ, Thái tử Chu Tiêu bệnh mất, Chu Nguyên Chương không hiểu vì lý do gì đã chọn con trai của Chu Tiêu làm Hoàng thái tôn thay vì để một trong số các hoàng tử đều đã trưởng thành của mình làm thái tử thay thế, điều này đã dấy lên sự bất mãn của các hoàng tử với hoàng tôn Chu Doãn Văn cũng như Minh Huệ đế về sau. Sau khi lên ngôi, Minh Huệ Đế lại thi hành sách lược triệt phiên quá mạnh mẽ và nóng vội, khiến ông chú mình- Tứ hoàng tử Yên Vương Chu Đệ cảm thấy nguy hiểm và điều động binh mã về kinh thành tạo nên binh biến. Với tình thế đó qua các sứ thần và qua sự báo cáo không chính xác của các liêm phóng sứ ở Nam Kinh đã khiến Lê Quý Ly nghĩ rằng Bắc Quốc sẽ còn rối loạn dài dài do Yên Vương là một viên tướng hiệt kiệt có trong tay những đạo quân dũng mãnh nhưng Huệ Đế lại là một ông vua rất được lòng dân ( hướng xái từ đời ông thôi) nắm giữ kinh đô, có quân đội đông đảo hơn. Khả năng sẽ là một kèo ngập tràn máu tanh từ Nam Kinh đến Yên Kinh. Nói tóm lại là Trung Hoa sẽ đại loạn kéo dài không hơi đâu lo chuyện bên ngoài, mà nếu có lo thì sau nội chiến dù ai thắng cũng phải khôi phục khí lực dài dài chứ không thể nào chơi ngay trận mới được.
Nhưng ông Thái sư đã nhầm, tên loạn thần tặc tử đã nhầm nặng, Chu Doãn Văn dù được lòng dân nhưng chủ yếu chỉ ở khu vực mạn Nam, lại thiếu tài năng quân sự, bên cạnh chẳng có người giúp rập ra hồn, các tướng lĩnh chẳng ai đủ sức đấu lại Yên Vương lại thường xuyên bị ngược đãi nên đã cùng hoạn quan bán thông tin cho Yên Vương, Chu Đệ lại là 1 võ tướng hiệt kiệt dễ dàng đánh bại quân Triều đình chỉ trong vài năm, giành được hoàng vị, mở ra một triều đại mới và rực rỡ hơn cả thời cha mình, đó là cái sai thứ nhất của Lê Quý Ly. Cái sai thứ hai đó là dù bị chiến tranh tàn phá, nhưng quốc lưc của Trung Hoa hầu như không bị ảnh hưởng gì nhờ các chính sách khoan thư sức dân từ đời Thái Tổ và bản thân Thành Tổ cũng là một ông vua giỏi về cai trị nên nhanh chóng phục hồi, lại là một người hiệt kiệt, ông đã nhanh chóng mở cuộc xâm lăng Đại Ngu với quân đội khổng lồ và tinh nhuệ của mình và những viên tướng dũng mãnh nhờ đó dễ dàngtiêu diệt nhà Đại Ngu vốn nhân tâm còn đang rúng động, lòng người nghiêng ngả, dân chưa quên nhà Trần, vẫn vang lên “Thâm tai thay Lê Thái sư”. Đó là sai lầm chết người của ông Thái sư và đó là lý do quan trọng nhất vì sao Trung Vũ Vương là người khai quốc thành công, còn ông chỉ là một kẻ thất bại.
Tóm cái lược lại, Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ và Ngài Thâm tai Thái sư Lê Quý Ly đều là những kẻ hiệt kiệt, nắm ngôi nhất tể triều đình, họ đều đã làm sự đổi ngôi kinh thiên động địa, tuy nhiên nếu dựa vào tài năng và con mắt phán đoán thời cuộc phù hợp đã khiến Trung Vũ Vương mở ra một triều Trần hào hùng khí thế Đông A 3 lần đánh bại Nguyên Mông, còn với sự nóng vội, thiển cận, hám danh, Hưng Liệt đại vương đã mở ra một triều đại nát be bét với những ngôi thành kiên cố vững trãi bằng đá nhưng lại không bao giờ xây dựng được một ngôi thành kiên cố trong lòng người. Đem hai người so sánh với nhau, thực là hạ thấp ông Trưởng chi Long Hưng lắm ru…
Tài liệu tham khảo:
1. Việt Nam sử lược- Trần Trọng Kim
2. Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần ( Tập 1-6) –Hoàng Quốc Hải
3. Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly- Nguyễn Xuân Khánh
4. Quân vương- Niccolo Manchiavelli
Hà Nội, ngày 24/05/2018
Bùi Thái Sơn Hùng
hE�/2G
lịch sử
Bạn xem lại bài viết
thứ nhất là lịch sử Đại Việt có một nhân vật là Hồ Quý Ly chứ không có nhân vật Lê Quý Ly
thứ hai ít ai khổng giáo người Việt dùng Nho giáo cơ
Nam Cung Minh Hồng
Bạn xem lại bài viết
thứ nhất là lịch sử Đại Việt có một nhân vật là Hồ Quý Ly chứ không có nhân vật Lê Quý Ly
thứ hai ít ai khổng giáo người Việt dùng Nho giáo cơ