Đồi Không Tên

  1. Lịch sử

Đồi Không Tên (28-2-1967) như cái tên bình dị của mình vốn rất ít được nêu lên trong các cuốn sách về lịch sử chiến tranh nhưng ít người biết rằng đó là một trong những trận đánh tiêu biểu nhất minh chứng cho nghệ thuật lấy ít địch nhiều và ý chí bằng thép của những người lính bộ binh Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nguồn cổ vũ lớn của phong trào thi đua diệt Mỹ trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam nước ta, cuội nguồn của bài hát “Ơi con suối La La” của nhạc sĩ Huy Thục về sau. Trận đánh diễn ra từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 28-2-1967 trên một ngọn đồi dưới chân núi Cù Đinh (làng Chanh, xã Tân Kim, Cam Lộ, Quảng Trị) giữa 1 tiểu đội lính vận tải, bảo vệ kho [thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh 84] và 200 lính biệt kích thủy quân lục chiến – lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Hoa Kỳ. Tiểu đội 10 người gồm Lương Văn Tầm, Nguyễn Hồng Kinh, Đặng Văn Hạ, Lê Văn Chính, Nguyễn Văn Tía, Nguyễn Nhân Nhe, Nguyễn Văn Niên, Nguyễn Văn Nhân, (?) do trung sĩ Bùi Ngọc Đủ chỉ huy có nhiệm vụ vận chuyển, xây dựng và bảo vệ kho chứa hơn 3.000 quả đạn pháo H6, H12, ĐKB dùng cho chiến dịch tấn công vào điểm cao 241 Quán Ngang, và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở thị xã Đông Hà, Quảng Trị đầu năm 1967. Nhận được tin thám báo, rạng sáng ngày 28-2-1967, chỉ huy quân đội Mỹ bất ngờ dùng trực thăng đổ 200 lính biệt kích thủy quân lục chiến lên khu vực Đồi Không Tên thuộc vùng Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhằm phá hủy kho đạn được mà theo đánh giá của họ là cực lớn của Quân Giải phóng. Một trận đánh không cân sức đã diễn ra quanh con suối La La ngay dưới chân đồi. 10 tay súng Việt Nam được trang bị nhẹ, vũ khí cá nhân gồm 6 khẩu AK47, 4 khẩu súng trường CKC, lựu đạn quần nhau quyết liệt từng mét đất gần 1 ngày với một lực lượng trội hơn mình 20 lần, được pháo binh, không quân (2 trực thăng, 4 cường kích mặt đất) của chúng yểm trợ. Dù bị tấn công bất ngờ nhưng các chiến sĩ quân Giải phóng không hề hoảng loạn, nhanh chóng bố trí đội hình chiến đấu, kiên nhẫn chờ cho địch đến thật gần (5 – 6m) mới đồng loạt nổ súng vừa tạo ra hiệu suất tác xạ rất cao vừa gây nên nổi khiếp đảm khủng khiếp cho đối phương. Hiểu rằng mình đang bị vây chặt, tất cả mọi ưu thế về quân số, hỏa lực, bố trí binh lực, tính bất ngờ… đều thuộc về địch, quân mình chỉ có một ý chí quyết tâm cao, thông thạo địa hình, Tiểu đội trưởng Bùi Ngọc Đủ chia quân thành 3 toán, mỗi toán 3 người phụ trách các hướng khác nhau. Sau những đợt tấn công đầu tiên thất bại, quân Mỹ có lẽ cho rằng quân Giải phóng khá đông trên đồi nên gọi pháo binh và không quân cường kích chi viện, dồn dập trút pháo, bom lên các vị trí nghi ngờ có vị trí đối phương ẩn nấp. Sau mỗi đợt bắn phá ác liệt, biệt kích địch lại lần lượt tấn công lên ngọn đồi. Cứ sau mỗi đợt tấn công của địch, tiểu đội Bùi Ngọc Đủ lại hao mòn dần, các chiến sĩ lần lượt hi sinh, một số người bị thương rất nặng. Mặc dù bốn mặt bị vây chặt, đồng đội nối tiếp nhau lần lượt hi sinh, bị thương nặng nhưng những người lính Việt Nam vẫn chiến đấu cực kỳ có kỷ luật. Nhiều chiến sĩ bị thương nặng nhưng họ không hề rên la, nhiều chiến sĩ không để đồng đội băng bó mà vẫn chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Có người ở trận đầu đã bị thương đến trận sau tiếp tục dính đạn nhưng vẫn kiên cường chiến đấu cho đến giờ phút hi sinh. Các chiến sĩ không có một phút nào được nghỉ ngơi, tất cả họ đều không ăn, không uống, nhịn đi vệ sinh suốt gần 1 ngày trời quần nhau quyết liệt cùng địch trên ngọn đồi Không Tên. Đến cuối buổi chiều hai bên đã gần như kiệt sức. Lợi dụng địa hình địa vật, tận dụng các ụ đất, đá, con suối để ẩn nấp, bố trí hỏa lực một cách thông minh, tiểu đội Bùi Ngọc Đủ đã kiên cường bám trụ, bảo vệ kho đạn cho đến những người cuối cùng. Không hề có chi viện, đến 5 giờ chiều họ đã đẩy lui 15 đợt tấn công của hơn 200 lính biệt kích thủy quân lục chiến Mỹ được pháo binh và không quân chi viện. Kế hoạch tấn công chớp nhoáng bằng lực lượng biệt kích tinh nhuệ phá sản, bị tổn thất nặng, quân Mỹ buộc phải rút lui từ 5 giờ chiến sau khi đã để mất từ 131 – 200 tay súng, trước khi quân Việt Nam từ tuyến sau kịp lên hỗ trợ cho tiểu đội phòng thủ. Chiến đấu trong một tình thế cực kỳ hiểm nghèo, trang bị kém, Tiểu đội Bùi Ngọc Đủ đã bảo vệ nguyên vẹn kho đạn gồm 3.000 quả đạn pháo và tên lửa (H6 & H12) – một kho báu khi đó. Trong 10 người lính chiến đấu trên ngọn đồi Không Tên, 7 chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ, 2 chiến sĩ bị thương nặng. Chiến công 1 diệt 20, Tiểu đội 10 người của Bùi Ngọc Đủ trở thành tấm gương cho toàn thể quân dân miền Nam thi đua tiêu diệt quân Mỹ xâm lược vào thời điểm đó. [Tổng hợp từ nhiều nguồn] Chiến tranh Việt Nam tư liệu và sự thật

https://cdn.noron.vn/2021/08/06/30691858612742136-1628240251.jpg

Theo: Vietnamanhhung

Cre: Tình ca Tây Bắc

Từ khóa: 

lịch sử