Đội Hồng Kỳ của cướp biển Trịnh Nhất
Đội Hồng Kỳ của Trịnh Nhất
Chắc mọi người đã quá quen với thủy quân Tây Sơn và sự tích "hạm đội mạnh sánh ngang các cường quốc phương Tây thời đó". Ờ thì đúng là thời đó Tây Sơn có thủy quân mạnh thật, nhưng đó là đội cướp biển của Trịnh Nhất cơ. Ông này vốn là con của Trịnh Liên Xương, cũng là anh họ của tướng Trịnh Diệu Hoàng vốn là một cướp biển dưới triều Tây Sơn. Khi Quang Trung chạy quân lên Bắc Hà đã chiêu dụ các nhóm cướp này nằm đánh lại thủy quân nhà Thanh. Sau khi nhà Tây Sơn suy yếu vào năm 1801 thì Trịnh Nhất cùng Ô Thạch Nhị tách khỏi quân quyền về Trung Quốc và trở thành tướng cướp biển mạnh nhất khu vực Đông Á. Cùng năm đó ông cưới Thạch Dương (sau là Trịnh Nhất Tẩu) và đôi vợ chồng này đã chính thức làm bố đời mẹ thiên hạ ở cả vùng biển từ Trung Quốc đến các quần đảo Philipines.
Nói về đội tàu của Trịnh Nhất và sau này là của Trịnh Nhất Tẩu, ở thời đỉnh cao đội Hồng Kỳ có tận 40.000 đến 50.000 quân, số thuyền chiến lên đến hơn 200 chiếc tàu biển và hàng trăm tàu nhỏ đi gần bờ hoặc ven sông. Mặc dù chiếc soái hạm lớn nhất của cả đội chỉ là 1 chiếc junk cỡ 18x90ft (khoảng 9x30m) nhưng số lượng đông đảo cũng như sự thiện chiến của team này liên tục khiến thủy quân nhà Thanh bị đập cho vỡ mồm bằng những pha úp sọt tập thể đỉnh cao không đỡ nổi. Sau khi Trịnh Nhất chết, các tướng thủy của triều đình và quan tổng đốc Chiết Giang với Quảng Đông đã nỗ lực đập nhóm hải tặc nhưng Trịnh Nhất Tẩu cùng con trai nuôi của Trịnh Nhất là Trương Bao Tử vẫn làm mưa làm gió khắp vùng biển. Nhóm Hồng Kỳ ngoài tấn công tàu của triều đình Mãn Thanh còn tiện đập luôn cả tàu chiến và tàu hàng phương Tây. Vụ việc leo thang khi triều đình nhà Thanh phải yêu cầu phương Tây cứu giúp. Bồ Đào Nha lúc đó đang nắm cảng Ma Cao đồng ý can thiệp và tập hợp 1 đội tàu chiến gồm 1 chiếc frigate và 5 chiếc brig để phong tỏa Trịnh Nhất Tẩu tại vịnh Tung Chung. 93 tàu của hạm đội triều đình dưới quyền Tôn Tuyền Mưu tham gia vào trận phong tỏa. Ông này đã có một pha tự hủy huyền thoại khi chuyển khoảng 43 tàu chiến của mình thành thuyền cháy để tấn công vào hạm đội Trịnh Nhất Tẩu. Tuy nhiên đội cướp biển dày kinh nghiệm đã lai dắt các tàu của triều đình vào bờ dập lửa rồi lấy thân làm gỗ đốt. Sau một lúc nữa thì gió đổi chiều và 2 tàu cháy của Tôn Tuyền Mưu chạy ngược về phía hạm đội đang vây vịnh và cho hai tàu chiến của ông này cháy rụi tại chỗ.
Sau khi đã quật tung cả khu vực, gây thù chuốc oán với cả nhà Thanh, nhà Nguyễn, Anh Quốc, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì đội cướp biển càng ngày càng xuống dốc. Với việc các nước đã quyết tâm dẹp bỏ cướp biển thì đội tàu của Trịnh Nhất Tẩu tiêu tán dần. Hoàng đế Gia Khánh vì không muốn đổ máu đã viết thư chiêu hàng để cả lũ có cơ hội hoàn lương. Sau đó cướp biển dần biến mất khỏi Đông Á
Chắc mọi người đã quá quen với thủy quân Tây Sơn và sự tích "hạm đội mạnh sánh ngang các cường quốc phương Tây thời đó". Ờ thì đúng là thời đó Tây Sơn có thủy quân mạnh thật, nhưng đó là đội cướp biển của Trịnh Nhất cơ. Ông này vốn là con của Trịnh Liên Xương, cũng là anh họ của tướng Trịnh Diệu Hoàng vốn là một cướp biển dưới triều Tây Sơn. Khi Quang Trung chạy quân lên Bắc Hà đã chiêu dụ các nhóm cướp này nằm đánh lại thủy quân nhà Thanh. Sau khi nhà Tây Sơn suy yếu vào năm 1801 thì Trịnh Nhất cùng Ô Thạch Nhị tách khỏi quân quyền về Trung Quốc và trở thành tướng cướp biển mạnh nhất khu vực Đông Á. Cùng năm đó ông cưới Thạch Dương (sau là Trịnh Nhất Tẩu) và đôi vợ chồng này đã chính thức làm bố đời mẹ thiên hạ ở cả vùng biển từ Trung Quốc đến các quần đảo Philipines.
Nói về đội tàu của Trịnh Nhất và sau này là của Trịnh Nhất Tẩu, ở thời đỉnh cao đội Hồng Kỳ có tận 40.000 đến 50.000 quân, số thuyền chiến lên đến hơn 200 chiếc tàu biển và hàng trăm tàu nhỏ đi gần bờ hoặc ven sông. Mặc dù chiếc soái hạm lớn nhất của cả đội chỉ là 1 chiếc junk cỡ 18x90ft (khoảng 9x30m) nhưng số lượng đông đảo cũng như sự thiện chiến của team này liên tục khiến thủy quân nhà Thanh bị đập cho vỡ mồm bằng những pha úp sọt tập thể đỉnh cao không đỡ nổi. Sau khi Trịnh Nhất chết, các tướng thủy của triều đình và quan tổng đốc Chiết Giang với Quảng Đông đã nỗ lực đập nhóm hải tặc nhưng Trịnh Nhất Tẩu cùng con trai nuôi của Trịnh Nhất là Trương Bao Tử vẫn làm mưa làm gió khắp vùng biển. Nhóm Hồng Kỳ ngoài tấn công tàu của triều đình Mãn Thanh còn tiện đập luôn cả tàu chiến và tàu hàng phương Tây. Vụ việc leo thang khi triều đình nhà Thanh phải yêu cầu phương Tây cứu giúp. Bồ Đào Nha lúc đó đang nắm cảng Ma Cao đồng ý can thiệp và tập hợp 1 đội tàu chiến gồm 1 chiếc frigate và 5 chiếc brig để phong tỏa Trịnh Nhất Tẩu tại vịnh Tung Chung. 93 tàu của hạm đội triều đình dưới quyền Tôn Tuyền Mưu tham gia vào trận phong tỏa. Ông này đã có một pha tự hủy huyền thoại khi chuyển khoảng 43 tàu chiến của mình thành thuyền cháy để tấn công vào hạm đội Trịnh Nhất Tẩu. Tuy nhiên đội cướp biển dày kinh nghiệm đã lai dắt các tàu của triều đình vào bờ dập lửa rồi lấy thân làm gỗ đốt. Sau một lúc nữa thì gió đổi chiều và 2 tàu cháy của Tôn Tuyền Mưu chạy ngược về phía hạm đội đang vây vịnh và cho hai tàu chiến của ông này cháy rụi tại chỗ.
Sau khi đã quật tung cả khu vực, gây thù chuốc oán với cả nhà Thanh, nhà Nguyễn, Anh Quốc, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì đội cướp biển càng ngày càng xuống dốc. Với việc các nước đã quyết tâm dẹp bỏ cướp biển thì đội tàu của Trịnh Nhất Tẩu tiêu tán dần. Hoàng đế Gia Khánh vì không muốn đổ máu đã viết thư chiêu hàng để cả lũ có cơ hội hoàn lương. Sau đó cướp biển dần biến mất khỏi Đông Á
lịch sử
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian