Đọc Sử có giúp ích cho chúng ta rèn luyện đào sâu óc phán đoán?

  1. Lịch sử

Như chúng ta cũng thấy, cũng biết, và cũng hiểu, Lịch Sử là những việc đã qua, học Sử là học những bài học của quá khứ. Tuy nhiên, như cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần có nói, thì Lịch Sử được nhiều người viết lại, thuật lại, một cách không được khách quan, không hoặc chưa đúng với sự thực đã xảy ra. Cho nên nói học/đọc Lịch Sử giúp ta hiểu được những tài liệu đã qua, để từ đó hiểu hiện tại và dự bị cho tương lai là điều không khả thi. Nhất là khi những chứng cứ mà con người đưa ra thường vô cùng mỏng manh, thậm chí là các chứng cứ do các sử gia từ thế kỷ này đến thế kỷ kia để lại, nhiều khi cũng chỉ là những chứng cứ không sao tin cậy được.
Vì lẽ đó mà với những “bài học lịch sử", chúng ta lại càng phải nên thận trọng. Những sự kiện lịch sử thường chỉ có giá trị của những tài liệu lịch sử mà thôi, chứ tự nó ít có ý nghĩa để dùng làm bài học lắm. Chẳng qua, những bài học lịch sử ấy chỉ có giá trị với những học sinh đang trong giai đoạn học hành thi cử lấy điểm, buộc phải ngâm nga tụng đọc từ ngày này qua ngày khác, tháng này sang tháng nọ... mà thôi.
Ảnh minh họa: giadinhbook.com.vn
Nếu bạn đọc Sử, học Sử với tâm thế để tìm ra từ nơi đó một bài học nào đó, thì có thể nào tìm được không, khi mà thực tế những sự kiện lịch sử tự nó không thể bảo đảm rằng nó là một chân lý bất di bất dịch, mà giá trị của nó còn phụ thuộc vào các nhà viết sử?
Làm gì có những bài học lịch sử ngoài những sự kiện lịch sử được thuật lại theo ý chí chủ quan của người viết?
Làm gì có cái gọi là "Lịch sử vị lịch sử”?
Viết Sử sao cho thật đúng với thực tế, rất khó. Và những bài học của cuộc đời trong quá khứ (nếu có) cũng khó có thể nào giúp ta giải quyết được những vấn đề rất phức tạp của thời buổi hiện tại này. Thời xưa là thời của cung tên đao kiếm; còn thời nay, là thời của... bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân, tên lửa các kiểu. Áp dụng được chăng?
Có một câu thế này mà mình rất thích: "Tương lai đâu phải là quá khứ tái diễn lại." Không biết của ai. :D
Vậy đọc/học Sử có giúp ích cho chúng ta rèn luyện đào sâu óc phán đoán không? Có! Ít nhất là nó giúp ta có thể tự hỏi, tự đưa ra những nhận định:
  • Ai thuật lại chuyện đó?
  • Người thuật lại chuyện đó có thuật lại rõ ràng câu chuyện chăng? 
  • Người đó có thể tin cậy được không?
  • Người đó có phải là người hay quả quyết suông những chuyện vu vơ, và họ làm thế là để thích ra mặt, sành chuyện hơn người không?
  • Người ấy có quyền lợi gì để dối mình hay dối người chăng?
  • ... 
Thực ra, để học/đọc Sử đúng, chúng ta cần phải biết tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin. Những điều kẻ khác mang lại cho ta toàn là những điều mà họ muốn cho ta thấy như họ. Bởi vậy, ta phải phân biệt cẩn thận cái nào là “sự thực”, cái nào là “phán đoán” hay “phỏng đoán". Những câu chuyện xưa khởi đầu bằng câu: “Xưa kia, có tích rằng...” hay “Có kẻ nói rằng...” đều không thể tin là sự thực được. Những câu chuyện do thiên hạ đồn, nhưng không biết đích xác là của ai đều là những câu chuyện chúng ta không nên tin vội. Tất nhiên, là ở đời cũng có bao nhiêu chuyện có thật mà rất vô lý, lại cũng có không biết bao nhiêu chuyện rất hợp lý lại không có thật. Khoa học chưa phải đã đạt đến mục đích cuối cùng của nó và vẫn phải đang dò dẫm tìm kiếm những huyền ảo vi diệu của tạo hóa. Cho nên cũng không thể bỏ qua câu nói rất hay này của Diêm Thiết Luận: “Vì không trông thấy mà cứ không tin thì cũng như con ve sầu không biết tuyết”. :3
Ấy là rèn luyện óc phán đoán của bản thân vậy!
Cá nhân bạn thường đọc Sử như thế nào? Đọc và tin ngay? Hay đọc để nghi ngờ? Nếu tin, bạn có áp dụng những bài học từ quá khứ ấy cho hiện tại và tương lai? Và nếu nghi ngờ, bạn có tự đặt ra nghi vấn cho bản thân tự tìm kiếm tài liệu, chứng cứ để đối chiếu
Từ khóa: 

đọc lịch sử

,

học lịch sử

,

lịch sử

,

bài học lịch sử

,

sự kiện lịch sử

,

lịch sử

Ông André Gide (tác giả của tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng Bọn Làm Bạc Giả xuất bản năm 1925, và là người đoạt giải Nobel Văn học năm 1947) có nói rằng: “Bài học của lịch sử nếu có thể nói là một bài học, là nó dạy cho ta biết rằng quá khứ không thể dùng để soi sáng tương lai, và muốn đối phó với những biến cố hiện tại và mới mẻ, thà có một đầu óc không quan thiết đến quá khứ còn hơn là một đầu óc quá bị mù lòa vì những ánh hào quang của quá khứ”. Như vậy, chúng ta tốt nhất là không nên đọc Sử, hoặc đọc Sử thì phải biết hoài nghi, nghi ngờ và tự đặt ra những câu hỏi, rằng đó có đúng sự thật hay không, và nếu đúng thì nên áp dụng như thế nào, áp dụng ở mức nào. 
Trả lời
Ông André Gide (tác giả của tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng Bọn Làm Bạc Giả xuất bản năm 1925, và là người đoạt giải Nobel Văn học năm 1947) có nói rằng: “Bài học của lịch sử nếu có thể nói là một bài học, là nó dạy cho ta biết rằng quá khứ không thể dùng để soi sáng tương lai, và muốn đối phó với những biến cố hiện tại và mới mẻ, thà có một đầu óc không quan thiết đến quá khứ còn hơn là một đầu óc quá bị mù lòa vì những ánh hào quang của quá khứ”. Như vậy, chúng ta tốt nhất là không nên đọc Sử, hoặc đọc Sử thì phải biết hoài nghi, nghi ngờ và tự đặt ra những câu hỏi, rằng đó có đúng sự thật hay không, và nếu đúng thì nên áp dụng như thế nào, áp dụng ở mức nào. 
Mình đọc Sử khi muốn ngủ, chả muốn suy nghĩ phán đoán cái gì. Vì đọc chả hiểu, chả tiếp thu được chút gì. Xưa đi học ghét nhất môn Sử. Toàn là con số với sự kiện này nọ. Chắc do mình không hạp, không có hứng thú với Sử. Hoặc chưa tìm được cách đọc/học phù hợp. 
Đọc không quan trọng, quan trọng là đọc để làm gì và như thế nào. Nếu chỉ đọc để cho vui, giải sầu thì không cần suy nghĩ cho mệt não. Còn đọc để nghiên cứu hay để "trà chanh chém gió" hay tham gia các buổi trà dư tửu hậu thì cần thiết phải đào sâu thêm kiến thức bằng cách vận dụng bộ não của chính mình để mà phán đoán đúng sai nên nghe theo điều gì. như cuốn "Chuyện phiếm sử học" của Tạ Chí Đại Trường đọc theo kiểu hài hước rất vui và rất thích, nếu đọc cho vui thì cứ cầm sách lên rồi đọc, còn muốn đào sâu nghiên cứu thì cần phải kiểm chứng lại các nguồn thông tin trong đó, vì là chuyện phiếm nên không chắc đó là sự thật. 
Mình có đọc vài cuốn của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, tư tưởng của cụ quả là rất hay. Mình rất thích đoạn này ở phần mở đầu cuốn sách Tôi tự học của ông: "Tôi nhận thấy câu nói này của Bibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”." Đọc Sử cũng là cách tự giáo dục mình, vừa học từ quá khứ, vừa tự tạo tương lai cho mình theo cách của mình.
Người Thầy của mình từng dạy: chúng ta học sử Việt không phải để phục vụ các cuộc thi mà để thêm hiểu về lịch sử dân tộc, thêm yêu Tổ quốc mình.
Mình thấy dường như xu hướng bây giờ là người người đọc Sử, nhà nhà xem phim Sử, thậm chí là phê bình Sử, rồi các NXB thì liên tục xuất bản tái bản các tác phẩm Sử. Nhớ khi xưa chúng ta học Sử mà vật vã vì phải học theo cách thuộc lòng nhớ trước quên sau, không có hứng thú để mà đưa ra những nhận định cá nhân, chứ như bây giờ hầu như ai cũng có thể tranh biện, phân tích, đối chiếu. Mình nghĩ dù thông tin có loạn như thế nào, mà yêu thích tìm hiểu về Lịch Sử nước nhà như vậy vẫn là một điều nên làm. Không việc gì phải lăn tăn chuyện sai đúng. Mình có phải là chuyên gia nghiên cứu gì đâu mà phải bận tâm. Cần thiết thì cứ đọc càng nhiều ắt sẽ biết đâu là điều mà chúng ta nên tin. 
Em nghĩ không riêng gì học Sử mà tất cả các môn học, lĩnh vực khác khi đọc cái gì cũng đừng nên tin ngay mà cần tự tranh biện, tư duy phản biện và từ đó tìm tòi tài liệu tham khảo thêm
Tất nhiên rồi, học qua kinh nghiệm cha ông mà :)