Đọc 100 cuốn sách/năm có giúp bạn thành công?
Ai cũng biết, đọc là một xu hướng. Dù là bạn đọc gì đi chăng nữa, sách báo hay tạp chí hay bất cứ cái gì có thể đọc được.
Và Internet chính là môi trường lý tưởng để... trau chuốt thêm xu hướng này, khiến chúng trở nên “ngầu” hơn, “cool” hơn, và hợp “mode” hơn. Hay nói cách khác là internet khiến việc đọc trở nên thời thượng hơn, chỉ cần bạn có đọc và khoe ra cho thiên hạ biết. :D
Tuy nhiên, nói thì nói vậy chứ bản thân chúng ta ai cũng biết một điều là đọc sách rất tốt, vì nó đem lại nhiều lợi ích. Càng đọc nhiều thì lợi ích càng nhiều, nếu có thể thì đọc 1 cuốn sách 1 tuần, thậm chí là 1 ngày 1 cuốn thì càng tốt. Bạn không thấy gương Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Elon Musk sao? Họ thành công rực rỡ như bây giờ là nhờ đọc sách cả đấy!
Ảnh: medium.com
Càng đọc, chúng ta càng thông minh hơn. Đó là sự thật!
Đọc nhanh mà vẫn nhớ lâu, chúng ta lại càng thông minh hơn. Đó lại là một sự thật nữa!
Người ta nói, đọc sách đã quan trọng, tốc độ đọc cũng quan trọng không kém. Thậm chí nó đã trở thành một môn thể thao cạnh tranh: một cuộc đua để xem ai có thể đọc hết một danh sách những cuốn sách "bestseller" trong vòng thời gian ngắn nhất!
Tuy nhiên, việc đọc sách cơ bản vẫn phải nên được ưu tiên xem là một thú vui. Thích thì đọc không thì thôi. Chứ một khi đã ép việc đọc đi vào một khuôn khổ với những yêu cầu như tốc độ, mục tiêu và con số… thì việc đọc đã trở nên nặng nề. Có thể chúng ta không biết, nhưng với nhiều người, một khi tốc độ đọc tăng, thì khả năng hiểu sách nói gì của họ giảm xuống đáng kể.
Thực tế, ai cũng có thể đọc 100 cuốn sách trong 1 năm, và mỗi người có tốc độ đọc và mức độ hiểu khác nhau. Có người hoàn thành nhanh, và cũng có người chậm. Nhưng, sách cũng có nhiều loại, có loại đáng đọc và loại không đáng đọc. Có những cuốn sách không có giá trị gì, thậm chí là xúc phạm các giải thưởng nếu nó đạt được, nhưng lại có khả năng khiến người khác rơi nước mắt. Cũng có những cuốn sách được nhiều người chú ý, được viết bởi ngôn từ hay, sâu sắc. Nhưng không phải vì thế mà sách nào cũng đọc được. Nếu việc đọc mà phải chịu áp lực bởi KPI, deadline hay mục tiêu hoàn thành… thì thật là khổ ải. Lúc đó, đọc không còn là thú vui nữa. Thế giới của chúng ta đã quá nhiều quy tắc và tiêu chuẩn rồi, tại sao chúng ta lại phải tạo nghiệp thêm nữa?
Đúng là có rất nhiều người thành công nhờ việc đọc nhiều. Nhưng đó là họ biết cách đọc.
Tại sao bạn đọc sách? Bạn có bao giờ tự hỏi?
- Đọc thụ động: Thấy bất cứ cái gì cũng đọc: lướt Facebook, nhìn thấy một tạp chí sức khỏe trong lúc đi khám ở bệnh viện, hay tất cả những gì có thể nhìn thấy trong tầm mắt.
- Đọc có mục đích: Đọc vì muốn đọc, hoặc cần đọc//học cái gì đó.
- Đọc vì sở thích: Vì đọc mang lại niềm vui. Đọc vì bạn muốn đọc, không phải vì bạn cảm thấy bạn nên đọc hay cần phải đọc.
Ảnh: medium.com
Cho dù là đọc vì lý do gì, thì chỉ khi đọc vì niềm vui, vì sở thích, bạn mới có thể tiếp thu được những gì sách nói. Bằng không, sẽ giống như “học xong trả thầy”, đọc chỉ là để phục vụ mục đích nào đó, và khi mục đích đã hoàn thành thì sau đó là quên sạch sành sanh.
Cuộc sống này thực sự là quá ngắn để bạn phải chịu đựng những cuốn sách bạn thực sự không thích. Tự nhiên sẽ có một số cuốn sách phù hợp với bạn và cuộc sống của bạn nhiều hơn những cuốn sách khác, mà không cần bạn phải nhọc công làm gì. Có thể, sách đối với chúng ta cũng quan trọng như hầu hết mọi thứ khác trên trái đất này, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể đo lường được giá trị của người đọc hay không đọc sách. Đọc, là tốt. Nhưng không đọc, cũng không phải là xấu.
Và trên hết, không đọc không có nghĩa là bạn không cũng thành công trong cuộc sống này.
Đọc chậm. Đọc kỹ.
Nhưng đừng đọc vì mục đích để làm cho bản thân thành công. Đọc để làm cho mình hạnh phúc. Ấy mới là đọc!
Bạn nghĩ sao về điều này? Theo bạn, mức độ thành công của một người có được đánh giá qua việc họ đọc được bao nhiêu cuốn sách trong 1 năm không?
(Tham khảo từ bài Why reading 100 books a year won’t make you successful của Aytekin Tank, đăng trên Medium.com)
thành công nhờ đọc sách
,đọc sách
,cách đọc sách
,nghệ thuật đọc sách
,sách
Đọc sách nhiều tất nhiên bạn có kiến thức nhiều nhưng nó chỉ đồng nghĩa với việc bạn có nền tảng tốt hơn kiểu như 1 kỹ sư ra trường và một thợ nề học việc vậy. Cái quan trọng là dùng cái nền tảng đó để làm bàn đạp tiến lên như thế nào. Kỹ sư thì có lý thuyết rồi vào thực tế vẫn hơn đứa chưa biết gì chứ. Vận dụng - phải là vận dụng, ko phải là áp dụng - kiến thức ra sao cho phù hợp hoàn cảnh, công tác thì mới có thể thành công được.
Tóm lại, đọc cả trăm cả nghìn quyển sách không quan trọng. Quan trọng là bạn có hiểu được sách mình đã, đang đọc không, bạn có quên được giáo điều trong sách không để vận dụng vào trong cuộc sống không. Hiểu được, quên được, vận dụng được thành mới thành công. Đọc nhiều rồi cứ bo bo sách vở không thuận theo thế thời thì có thể thành công được vài lần nhưng sau rốt cũng chỉ là cái máy mà đối thủ có thể hoàn toàn nắm bắt được thôi. 😁
Nguyễn Quang Vinh
Đọc sách nhiều tất nhiên bạn có kiến thức nhiều nhưng nó chỉ đồng nghĩa với việc bạn có nền tảng tốt hơn kiểu như 1 kỹ sư ra trường và một thợ nề học việc vậy. Cái quan trọng là dùng cái nền tảng đó để làm bàn đạp tiến lên như thế nào. Kỹ sư thì có lý thuyết rồi vào thực tế vẫn hơn đứa chưa biết gì chứ. Vận dụng - phải là vận dụng, ko phải là áp dụng - kiến thức ra sao cho phù hợp hoàn cảnh, công tác thì mới có thể thành công được.
Tóm lại, đọc cả trăm cả nghìn quyển sách không quan trọng. Quan trọng là bạn có hiểu được sách mình đã, đang đọc không, bạn có quên được giáo điều trong sách không để vận dụng vào trong cuộc sống không. Hiểu được, quên được, vận dụng được thành mới thành công. Đọc nhiều rồi cứ bo bo sách vở không thuận theo thế thời thì có thể thành công được vài lần nhưng sau rốt cũng chỉ là cái máy mà đối thủ có thể hoàn toàn nắm bắt được thôi. 😁
Hoangmn311
Huỳnh Nguyễn Tố Anh
Đọc nhiều thì thêm nhiều kiến thức là đúng, nhưng mình nghĩ đọc sách sẽ tốt hơn nếu nó giúp giải quyết vấn đề hay câu hỏi bạn đang gặp phải thì kiến thức từ sách được bạn áp dụng vào thực tế sẽ được lưu trữ lâu hơn. Nếu được lặp lại nhiều lần thì sẽ biến thành kiến thức và trải nghiệm riêng của mỗi người.
Mình thường đọc sách, truyện theo sở thích. Chỉ những lúc đang gặp vướng mắc gì thì mới đọc sách self-help, chuyên ngành, tuy nhiên vì chúng khá khô khan nên mình chỉ chọn đọc 1 số chương chứ chưa quyển nào đọc hết cả quyển.
Nhung Đinh
Đọc bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là thật sự đọc rồi hiểu là được. Từ đó, sống một cuộc đời vui hơn và bản thân tự nhận biết rằng mình “phát triển” hơn mỗi ngày từ việc đọc đó là đủ rồi.
Hường Hoàng
Nói về đọc bao nhiêu cuốn sách nó thiên về số lượng; em nghĩ với sách & kiến thức mình phải tập trung vào chất lượng tiếp thu được như thế nào chứ không phải số lượng.
Số lượng giúp giải quyết chuyện biết; còn chuyện Hiểu và đi sâu vào việc ứng dụng được nó cần sự nghiên cứu, cần bối cảnh cụ thể.
Đọc sách là cách để có được kiến thức & góc nhìn từ người khác; em nghĩ quan trọng hơn phải biến nó thành thứ kiến thức của mình, ứng dụng được thì mới thành công
Linh Đa