Độ ta là gì mà hot quá?
hot
,âm nhạc
Câu hỏi được gộp với Độ ta không độ nàng?
E cứ thắc mắc ko hiểu vụ "Độ ta không độ nàng?" gây bão ầm ầm mấy bữa nay là sao. Giờ thì đã hiểu bối cảnh câu chuyện! Cảm ơn a đã chia sẻ! Một câu chuyện cảm động, tuy hơi buồn. :-)
Buồn ở đây vừa là buồn cho quận chúa nọ, vừa là buồn cho tiểu hòa thượng, đã lỡ mất một kiếp/cơ hội tu hành. Duyên tu thì hiếm có, kiếp này bỏ lỡ ko biết đến bao giờ nó mới trở lại.
Hôm nay e tình cờ lướt feed Facebook và đọc đc bài post này từ bạn The Golden Ages, cũng về chủ đề "Độ ta không độ nàng" này nhưng với góc nhìn khác, xin đc chia sẻ lại ở đây cho bạn đọc Noron!:
---------------------------------------------------
ĐỘ TA CHỨ KHÔNG ĐỘ NÀNG.
Tác giả bài này một là chả hiểu gì về đạo Phật, hai là hiểu quá rõ về đạo Phật nên viết một bài hát nói xéo những hạn chế trong cách tu hành thời buổi này .
Chuyện tu sĩ dính mắc vào chuyện tình yêu thế gian đã trở thành cảm hứng cho không biết bao nhiêu bộ phim bi và hài. Có 1 bộ phim mà mình thích nhất đó là Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại xuân. 1 chú tiểu tu ở chùa xa lánh cách biệt thế gian, từ bé chỉ có dọn chùa với đọc kinh thành ra cứ lớ ngớ như 1 tờ giấy trắng. Vào thời niên thiếu thấy 1 cô gái vào chùa, thế là bị cám dỗ đến mức bỏ chùa ra ngoài để lấy bằng được cô này. Sau đó lại giết cô ấy vì bị phản bội, rồi chạy về chùa trốn lệnh truy nã. Đến khi mãn hạn tù, lại tìm về ngôi chùa năm xưa để tu…. và nghiệm ra có lẽ đời tu hành mới thực sự bắt đầu từ khoảnh khắc này.
Tu là chuyển hóa, mà không có sai lầm thì lấy đâu ra chuyển hóa. Nhìn chung, đâu phải ở trường học truyền thống chúng ta mới bị kìm kẹp về sự cho phép được sai lầm, ngay ở nơi thanh tịnh nhiều người cũng được chỉ dạy là cấm không được tạp niệm, không được phép phạm sai lầm.
Đức Phật Gautama trước khi giác ngộ cũng nếm trải hết mùi đời rồi, sống sung sướng ở trong cung điện, lấy vợ… đầy đủ đến mức ông thèm khát một cuộc sống thiếu thốn, nên phải bỏ cung điện ra đi để trải nghiệm xem thế giới bên ngoài thực sự có gì… từ đó mới tìm được sự giác ngộ. Vậy ai đã đề ra các giới luật để kìm hãm trải nghiệm, sáng tạo, ai đã phủ nhận, bóp méo tình yêu đại chúng để phần đông người tu bị ám ảnh bởi tình yêu thế gian….…. chắc chắn không phải Đức Phật Gautama rồi.
Chỉ có sự độc đoán ở tâm thức cấp thấp mang đầy tính bản ngã mới nuôi dạy nhau dựa trên sự cấm đoán, trong khi “ càng cấm thì người ta càng tò mò, muốn biết”. Sự độc đoán chỉ giỏi cấm chứ không dạy người ta nhìn thẳng vào cám dỗ, hiểu cám dỗ, thậm chí thử cám dỗ để biết nó thực sự có hại hay không. Ngay cả 1 con cá ươn nếu biết nó ươn chỗ nào thì có thể vẫn chế biến được để nó còn có thể trở thành 1 đĩa đồ ăn ngon, chứ cứ để nguyên vậy, thì nó vẫn mãi là 1 con cá ươn. Từ cái “biết” bản chất rồi mới ra cái luận về cách chuyển hóa nó sao cho thành có lợi nhất.
Có nhiều bậc giác ngộ ở trên khi giáng trần họ không chọn chỗ thanh sạch, vì sạch quá nên chẳng có gì để chuyển hóa, mà thế thì cũng không thể kéo nhân loại ngoi lên từ đám bùn. Thế nên, cũng chẳng có phải ngạc nhiên nếu biết 1 bậc giác ngộ đang tái kiếp mà chọn làm 1 kỹ nữ, 1 bợm nhậu, hay 1 người ăn xin…. rồi mới đi thuyết pháp cả.
Người tu đúng đạo sẽ đến một mức nào đó không sợ cám dỗ nữa, không phải vì họ bị cấm để không bị thu hút bởi cám dỗ, mà họ có thể đã trải qua nó hoặc đơn giản là đã ở 1 trạng thái tâm thức hiểu nó quá rồi, để không thể bị hấp dẫn bởi nó nữa.
_((**))_
(The Golden Ages).
Woo Map
E cứ thắc mắc ko hiểu vụ "Độ ta không độ nàng?" gây bão ầm ầm mấy bữa nay là sao. Giờ thì đã hiểu bối cảnh câu chuyện! Cảm ơn a đã chia sẻ! Một câu chuyện cảm động, tuy hơi buồn. :-)
Buồn ở đây vừa là buồn cho quận chúa nọ, vừa là buồn cho tiểu hòa thượng, đã lỡ mất một kiếp/cơ hội tu hành. Duyên tu thì hiếm có, kiếp này bỏ lỡ ko biết đến bao giờ nó mới trở lại.
Hôm nay e tình cờ lướt feed Facebook và đọc đc bài post này từ bạn The Golden Ages, cũng về chủ đề "Độ ta không độ nàng" này nhưng với góc nhìn khác, xin đc chia sẻ lại ở đây cho bạn đọc Noron!:
---------------------------------------------------
ĐỘ TA CHỨ KHÔNG ĐỘ NÀNG.
Tác giả bài này một là chả hiểu gì về đạo Phật, hai là hiểu quá rõ về đạo Phật nên viết một bài hát nói xéo những hạn chế trong cách tu hành thời buổi này .
Chuyện tu sĩ dính mắc vào chuyện tình yêu thế gian đã trở thành cảm hứng cho không biết bao nhiêu bộ phim bi và hài. Có 1 bộ phim mà mình thích nhất đó là Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại xuân. 1 chú tiểu tu ở chùa xa lánh cách biệt thế gian, từ bé chỉ có dọn chùa với đọc kinh thành ra cứ lớ ngớ như 1 tờ giấy trắng. Vào thời niên thiếu thấy 1 cô gái vào chùa, thế là bị cám dỗ đến mức bỏ chùa ra ngoài để lấy bằng được cô này. Sau đó lại giết cô ấy vì bị phản bội, rồi chạy về chùa trốn lệnh truy nã. Đến khi mãn hạn tù, lại tìm về ngôi chùa năm xưa để tu…. và nghiệm ra có lẽ đời tu hành mới thực sự bắt đầu từ khoảnh khắc này.
Tu là chuyển hóa, mà không có sai lầm thì lấy đâu ra chuyển hóa. Nhìn chung, đâu phải ở trường học truyền thống chúng ta mới bị kìm kẹp về sự cho phép được sai lầm, ngay ở nơi thanh tịnh nhiều người cũng được chỉ dạy là cấm không được tạp niệm, không được phép phạm sai lầm.
Đức Phật Gautama trước khi giác ngộ cũng nếm trải hết mùi đời rồi, sống sung sướng ở trong cung điện, lấy vợ… đầy đủ đến mức ông thèm khát một cuộc sống thiếu thốn, nên phải bỏ cung điện ra đi để trải nghiệm xem thế giới bên ngoài thực sự có gì… từ đó mới tìm được sự giác ngộ. Vậy ai đã đề ra các giới luật để kìm hãm trải nghiệm, sáng tạo, ai đã phủ nhận, bóp méo tình yêu đại chúng để phần đông người tu bị ám ảnh bởi tình yêu thế gian….…. chắc chắn không phải Đức Phật Gautama rồi.
Chỉ có sự độc đoán ở tâm thức cấp thấp mang đầy tính bản ngã mới nuôi dạy nhau dựa trên sự cấm đoán, trong khi “ càng cấm thì người ta càng tò mò, muốn biết”. Sự độc đoán chỉ giỏi cấm chứ không dạy người ta nhìn thẳng vào cám dỗ, hiểu cám dỗ, thậm chí thử cám dỗ để biết nó thực sự có hại hay không. Ngay cả 1 con cá ươn nếu biết nó ươn chỗ nào thì có thể vẫn chế biến được để nó còn có thể trở thành 1 đĩa đồ ăn ngon, chứ cứ để nguyên vậy, thì nó vẫn mãi là 1 con cá ươn. Từ cái “biết” bản chất rồi mới ra cái luận về cách chuyển hóa nó sao cho thành có lợi nhất.
Có nhiều bậc giác ngộ ở trên khi giáng trần họ không chọn chỗ thanh sạch, vì sạch quá nên chẳng có gì để chuyển hóa, mà thế thì cũng không thể kéo nhân loại ngoi lên từ đám bùn. Thế nên, cũng chẳng có phải ngạc nhiên nếu biết 1 bậc giác ngộ đang tái kiếp mà chọn làm 1 kỹ nữ, 1 bợm nhậu, hay 1 người ăn xin…. rồi mới đi thuyết pháp cả.
Người tu đúng đạo sẽ đến một mức nào đó không sợ cám dỗ nữa, không phải vì họ bị cấm để không bị thu hút bởi cám dỗ, mà họ có thể đã trải qua nó hoặc đơn giản là đã ở 1 trạng thái tâm thức hiểu nó quá rồi, để không thể bị hấp dẫn bởi nó nữa.
_((**))_
(The Golden Ages).
The Golden Ages | Facebook
www.facebook.com
The Golden Ages
noron.vn
NunuMEtan M19
Lê Minh Hưng
Người ẩn danh