Đồ sứ triều Nguyễn (1802-1945) là "Made in China", không phải "Made by China"!?

  1. Văn hóa

Hôm qua mình tình cờ đọc được một câu hỏi khá hay và đáng suy ngẫm trên Noron!: "Chẳng lẽ triều Nguyễn chỉ dùng hàng “Made in China” mà không có nổi đặc trưng cho giai đoạn của mình sao?"

Đến đây mình nhớ về trước đó vài tuần, mình cùng team Noron! có dịp được gặp và tám chuyện với anh

Bon Trần
- là cử nhân ngành Kiến Trúc ĐH Southern California, hoàn thành chương trình Leadership Development, Business Administration and Management, General tại ĐH Harvard, con trai của sử gia nổi tiếng Trần Đình Sơn và đặc biệt, anh là một nhà sưu tầm cổ vật trẻ tuổi tâm huyết.

Hôm đó chủ đề chính của buổi nói chuyện là về Mỹ thuật đồ sứ Triều Nguyễn (đúng chủ đề của câu hỏi phía trên). Đó là một buổi trò chuyện dài, mình được nghe nhiều câu chuyện rất thú vị cả về lịch sử và văn hóa triều Nguyễn.

Mình không ngờ những câu chuyện về lịch sử đôi lúc lại hấp dẫn và gần gũi như vậy. Nội dung buổi trao đổi hôm đó đã được team Noron! tổng hợp thành video chia làm 3 phẩn, dưới đây là phần 1 và là câu trả lời cho câu hỏi phía trên:


Từ khóa: 

mỹ thuật việt nam

,

đồ sứ triều nguyễn

,

triều nguyễn

,

văn hóa

Cần phải làm rõ thế này đồ sứ ký kiểu là những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa, nhưng đưa về Việt Nam sử dụng. Những đồ sứ này tuy made in China, nhưng nó buộc phải design theo yêu cầu của khách hàng Việt Nam từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, vân vân. Đó cũng là tiêu chuẩn để nhận diện và phân biệt đồ sứ ký kiểu với đồ sứ Trung Hoa.

Hình trang trí trên ĐSKK miêu tả các địa danh Việt Nam như: chợ Thuận Hóa, chùa Thiên Mụ, đầm Hà Trung, núi Thúy Vân,...

Thơ văn trên đóviết bằng chữ Nôm,hoặc viết bằng chữ Hán nhưng tác giả là người Việt như chúa Nguyễn chẳng hạn. Hiệu đề ghi trên đồ sứ ký kiểu mang niên hiệu các vị vua Việt Nam như: Hồng Đức, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định…;

Hình trang trí trên đó không theo khuôn mẫu Tàu mà theo phong cách Việt, được thể hiện trên các chất liệu khác như đồng, vải, giấy... từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Sau cùng, những đồ sứ này được chế tác riêng cho người Việt nên sản phẩm làm ra được xuất khẩu toàn bộ sang Việt Nam, không lưu hành trên thị trường Trung Hoa đương thời.

Trả lời

Cần phải làm rõ thế này đồ sứ ký kiểu là những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa, nhưng đưa về Việt Nam sử dụng. Những đồ sứ này tuy made in China, nhưng nó buộc phải design theo yêu cầu của khách hàng Việt Nam từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, vân vân. Đó cũng là tiêu chuẩn để nhận diện và phân biệt đồ sứ ký kiểu với đồ sứ Trung Hoa.

Hình trang trí trên ĐSKK miêu tả các địa danh Việt Nam như: chợ Thuận Hóa, chùa Thiên Mụ, đầm Hà Trung, núi Thúy Vân,...

Thơ văn trên đóviết bằng chữ Nôm,hoặc viết bằng chữ Hán nhưng tác giả là người Việt như chúa Nguyễn chẳng hạn. Hiệu đề ghi trên đồ sứ ký kiểu mang niên hiệu các vị vua Việt Nam như: Hồng Đức, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định…;

Hình trang trí trên đó không theo khuôn mẫu Tàu mà theo phong cách Việt, được thể hiện trên các chất liệu khác như đồng, vải, giấy... từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Sau cùng, những đồ sứ này được chế tác riêng cho người Việt nên sản phẩm làm ra được xuất khẩu toàn bộ sang Việt Nam, không lưu hành trên thị trường Trung Hoa đương thời.