Đổ lỗi cho người khác có khiến chúng ta thoải mái hơn?

  1. Văn hóa

Trong cuộc sống ắt sẽ luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn, sẽ xuất hiện những biến cố không mong muốn, mỗi người chúng ta sẽ đối diện với chúng như thế nào? Luôn luôn có hai sự lựa chọn đối lập nhau: nhận trách nhiệm hay đẩy trách nhiệm đó đi. Thói quen đổ lỗi không chỉ dừng lại ở một vài sự việc hay hiện tượng mà ngày càng trở nên phổ biến, dường như đã dần trở thành một phong cách ứng xử hiện đại.

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng khi một sự việc không đúng theo kế hoạch bất ngờ xảy đến, bạn sẽ xử lý tình huống đó thế nào? Bạn sẽ nhận trách nhiệm về mình hay hay chối bỏ việc mình đã làm cho một ai khác không?

Biểu hiện của văn hoá đổ lỗi

Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho ngoại cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận, v.v… – đó là những đối tượng bị đổ lỗi phổ biến mà chúng ta vẫn thường hay vịn vào nhằm giảm thiểu hoặc tránh né trách nhiệm của bản thân.
Có một sự thật là ngay từ bé việc đổ lỗi đã hình thành ngay trong chính gia đình. Lúc còn bé mỗi khi mình bị vấp ngã thì ba mẹ ông bà thường sẽ nói là: “Cái này làm con đau à, đánh nè đánh nè” vô tình đã gieo và tâm trí trẻ tính cách đổ lỗi cho hoàn cảnh. Lớn lên một chút, đứa trẻ ấy làm bài thi không tốt lại đổ lỗi cho đề thi khó, cái đó thầy cô chưa dạy. Thế mới nói “văn hoá đổ lỗi” được hình thành từ chính văn hoá gia đình, từ cách dạy dỗ trẻ của các bậc phụ huynh

https://cdn.noron.vn/2022/06/15/973744272626555-1655287098.gif
cre: internet

 

Ngày nay khi đi đường, nếu xảy ra va chạm thì trước hết người ta sẽ xem lại thân thể hay phương tiện của mình có xây xát gì không và câu cửa miệng chỉ trực phát ra là: “Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vậy? Không có mắt à?”,... Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi. 
Đổ lỗi một vòng loanh quanh cuối cùng nếu xét theo cái lý của riêng mỗi cá nhân thì mình hoàn toàn không có lỗi. Trên thực tế thì ai ai cũng có lỗi, chỉ là không ai dám nhận lỗi về mình.

Vậy nhưng dường như đa số chúng ta chỉ đang làm một việc đó là “uỷ thác” trách nhiệm cho người khác. Khi không còn là trách nhiệm của bản thân thì nếu có bất trắc xảy đến đó sẽ là vấn đề của người kia phải không? Là lỗi của họ phải không? Chúng ta có thể suy xét như vậy được không đây?

Đổ lỗi cho người khác có làm chúng ta thoải mái hơn không?

Là con người thì ai ai cũng đều mắc lỗi, đều phạm sai lầm, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Một người bị dán sau lưng họ một mảnh giấy ghi là: “tôi thật ngốc” thì tự họ không thể biết cho tới khi họ đi đâu cũng bị mọi người bịt miệng cười sau lưng. Thế nhưng nếu họ nhận ra rồi gỡ tờ giấy ấy xuống và có thể đọc to lên: “Tôi thật ngốc, điều này không sai”, có lẽ những người trước đó đã cười họ bây giờ sẽ không thể cười to được nữa. Người ta thường cười lớn trước những điều phi lý nhưng ít khi cười được chân lý. Che giấu lỗi lầm và đổ lỗi cũng chỉ như đang diễn một màn hài kịch trước mặt những người có thể thực sự nhìn ra bản chất vấn đề, chỉ khác là họ đang cười thầm trong bụng mà thôi.

https://cdn.noron.vn/2022/06/15/973744272626563-1655287143.png
cre: internet

Những người có vẻ khôn ngoan ấy, khi không ngừng đổ lỗi cho người khác lại vô tình khiến mình ngày càng trở nên lố bịch. Cũng như cách một đứa trẻ được người lớn “dạy khôn”, khi vấp ngã nếu chúng được dạy dỗ là hãy đổ lỗi cho cái giày, hay vật kia dưới đất, nếu chúng vẫn mang nguyên cái lối tư duy như thế, lâu dần thành quen, thì sẽ chẳng lạ gì nếu tương lai khi gặp bất kì việc gì ‘xấu’ chúng đều có thể đổ lỗi ngay cho thứ khác, có những lúc đến mức quả thực phi lý nực cười, thậm chí chúng có thể nói dối như thế với vẻ mặt hoàn toàn tự nhiên.

Làm sao để loại trừ văn hóa đổ lỗi?

Một cách duy nhất mình có thể đưa lời khuyên đến với bạn đó là luôn đặt ra câu hỏi “Nếu mình ở vị trí của họ thì mình sẽ cảm thấy thế nào?” vì bằng cách tiếp cận với sự đồng cảm, chúng ta mới thực sự mang lại một thế giới công bằng

 

Từ khóa: 

van_hoa_do_loi

,

văn hóa

Tâm lý nạn nhân rất phù hợp với người lương tâm không có răng 😄
Trả lời
Tâm lý nạn nhân rất phù hợp với người lương tâm không có răng 😄

Tâm lí đổ lỗi chỉ khiến bản thân thêm trì trệ hơn mà thôi, bởi vì có biết mình sai ở đâu đâu mà sửa chữa và cải thiện!