DNA computers có vượt trội hơn không so với quantum computers?

  1. Công nghệ thông tin

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Có phải bạn đang nói đến các giải pháp lưu trữ sử dụng DNA không? Nếu là cái này, thì nó chỉ là một cải tiến về mặt lưu trữ so với máy tính hiện tại, chứ bản chất của việc tính toán và mã hóa không khác (mặc dù người ta hứa hẹn là nó có thể lưu được 215 PB (~215 triệu GB) trong 1 gram DNA (

nguồn
)). Trong khi đó, quantum computer có cách tính toán và mã hóa hoàn toàn khác với digital computer hiện tại. Nó được hứa hẹn có thể giúp giải các bài toán mà phải mất hàng năm trời trên máy tính hiện tại, trong chỉ vài phút.

Vậy ở đây tạm thời có hai thứ: không gian lưu trữ, tốc độ tính toán.

Mình đề cập thêm một thông số nữa: tốc độ đọc/ghi dữ liệu. Với máy tính hiện tại thì tốc độ đọc/ghi dữ liệu trên HDD hay SSD là một nút thắt cổ chai, vì nó nhỏ hơn so với tốc độ tính toán của CPU (và đọc/ghi dữ liệu trên các thanh ghi của CPU). Đó cũng là lý do ra đời của RAM: với tốc độ đọc/ghi nhanh hơn HDD nhưng chậm hơn CPU, và dung lượng nhỏ hơn HDD - lớn hơn CPU, RAM đóng vai trò một bộ đệm giữa hai thứ này.

Mình có thể chắc mẻm là tốc độ đọc/ghi trên DNA còn lâu lắm mới bắt kịp với một chiếc ổ cứng. Chưa giải quyết được nút thắt đó thì có chăng DNA chỉ có thể dùng như một kho backup dữ liệu mà thôi.

Nói thêm một chút về quantum computing, mình chưa tìm hiểu kỹ nhưng mà theo nguồn

này
thì kiến trúc máy tính lượng tử không giống với kiến trúc Von Neumann của máy tính hiện tại (CPU - Memory), nên chắc tốc độ đọc/ghi cũng sẽ phải hiểu khác, và không so sánh được...

Trả lời

Có phải bạn đang nói đến các giải pháp lưu trữ sử dụng DNA không? Nếu là cái này, thì nó chỉ là một cải tiến về mặt lưu trữ so với máy tính hiện tại, chứ bản chất của việc tính toán và mã hóa không khác (mặc dù người ta hứa hẹn là nó có thể lưu được 215 PB (~215 triệu GB) trong 1 gram DNA (

nguồn
)). Trong khi đó, quantum computer có cách tính toán và mã hóa hoàn toàn khác với digital computer hiện tại. Nó được hứa hẹn có thể giúp giải các bài toán mà phải mất hàng năm trời trên máy tính hiện tại, trong chỉ vài phút.

Vậy ở đây tạm thời có hai thứ: không gian lưu trữ, tốc độ tính toán.

Mình đề cập thêm một thông số nữa: tốc độ đọc/ghi dữ liệu. Với máy tính hiện tại thì tốc độ đọc/ghi dữ liệu trên HDD hay SSD là một nút thắt cổ chai, vì nó nhỏ hơn so với tốc độ tính toán của CPU (và đọc/ghi dữ liệu trên các thanh ghi của CPU). Đó cũng là lý do ra đời của RAM: với tốc độ đọc/ghi nhanh hơn HDD nhưng chậm hơn CPU, và dung lượng nhỏ hơn HDD - lớn hơn CPU, RAM đóng vai trò một bộ đệm giữa hai thứ này.

Mình có thể chắc mẻm là tốc độ đọc/ghi trên DNA còn lâu lắm mới bắt kịp với một chiếc ổ cứng. Chưa giải quyết được nút thắt đó thì có chăng DNA chỉ có thể dùng như một kho backup dữ liệu mà thôi.

Nói thêm một chút về quantum computing, mình chưa tìm hiểu kỹ nhưng mà theo nguồn

này
thì kiến trúc máy tính lượng tử không giống với kiến trúc Von Neumann của máy tính hiện tại (CPU - Memory), nên chắc tốc độ đọc/ghi cũng sẽ phải hiểu khác, và không so sánh được...