Định vị trong marketing là gì?
Định vị là gì? Cần nó để làm gì ?
marketing
Xin được trả lời cho câu hỏi này như sau:
Nhiều người thường suy nghĩ và hiểu đơn giản rằng định vị là một quá trình tác động lên sản phẩm, để sản phẩm xuất hiện trong tiềm thức của khách hàng theo cách doanh nghiệp mong muốn. Nên ngoài định vị, người ta còn đặt cho quá trình này là "định vị sản phẩm" (product positioning), nhưng định nghĩa và tên gọi như vậy là không đúng, vì thực chất người làm định vị không đụng gì tới sản phẩm cả.
Định vị thực tế có tạo ra thay đổi, nhưng không phải thay đổi bên trong nội tại sản phẩm. Cái mà định vị thay đổi chỉ là những yếu tố bên ngoài, bao bì, nhãn mác, giá cả, nhằm phục vụ mục đích chiếm được một vị trí đáng giá trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Phương thức định vị, về thực tế không tạo ra điều gì mới mẻ hay khác biệt, mà là tác động, tận dụng những cái đã tồn tại có sẵn trong tâm trí khách hàng để tiếp thị hiệu quả.
Vì sao marketing lại cần có định vị với khái niệm như trên?
Vì hiện tại con người đang sống ở một thời đại quá tải truyền thông, khi mà thông tin trở nên quá nhiều, nhưng bộ não của khách hàng thì cũng chỉ có thể tiếp thu thông tin có giới hạn như cũ. Họ rất khó khăn để tiếp thu những cái mới, và họ bám vào những lối mòn suy nghĩ đã có trong nhận thức để tin tưởng.
Như vậy, đối với marketing, việc khiến khách hàng thay đổi, làm mới suy nghĩ của họ về một đối tượng nào đó (như mục đích của quảng cáo, truyền thông thông thường) là cực kì khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả thực sự không cao. Do vậy, với khái niệm "định vị", bám vào cái cũ, cái sẵn có trong tâm trí khách hàng để tận dụng nó và phát triển nó theo hướng các marketer mong muốn là một giải pháp, hay điểm sáng trong thời đại hiện nay. Các thông điệp sẽ được tối giản lại, chỉ thêm thắt chút sáng tạo, chọn đúng phân khúc thị trường, tập trung vào các mục tiêu hẹp là hiệu quả marketing sẽ cao hơn hẳn so với các giải pháp khác.
Tống Hồ Trà Linh
Xin được trả lời cho câu hỏi này như sau:
Nhiều người thường suy nghĩ và hiểu đơn giản rằng định vị là một quá trình tác động lên sản phẩm, để sản phẩm xuất hiện trong tiềm thức của khách hàng theo cách doanh nghiệp mong muốn. Nên ngoài định vị, người ta còn đặt cho quá trình này là "định vị sản phẩm" (product positioning), nhưng định nghĩa và tên gọi như vậy là không đúng, vì thực chất người làm định vị không đụng gì tới sản phẩm cả.
Định vị thực tế có tạo ra thay đổi, nhưng không phải thay đổi bên trong nội tại sản phẩm. Cái mà định vị thay đổi chỉ là những yếu tố bên ngoài, bao bì, nhãn mác, giá cả, nhằm phục vụ mục đích chiếm được một vị trí đáng giá trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Phương thức định vị, về thực tế không tạo ra điều gì mới mẻ hay khác biệt, mà là tác động, tận dụng những cái đã tồn tại có sẵn trong tâm trí khách hàng để tiếp thị hiệu quả.
Vì sao marketing lại cần có định vị với khái niệm như trên?
Vì hiện tại con người đang sống ở một thời đại quá tải truyền thông, khi mà thông tin trở nên quá nhiều, nhưng bộ não của khách hàng thì cũng chỉ có thể tiếp thu thông tin có giới hạn như cũ. Họ rất khó khăn để tiếp thu những cái mới, và họ bám vào những lối mòn suy nghĩ đã có trong nhận thức để tin tưởng.
Như vậy, đối với marketing, việc khiến khách hàng thay đổi, làm mới suy nghĩ của họ về một đối tượng nào đó (như mục đích của quảng cáo, truyền thông thông thường) là cực kì khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả thực sự không cao. Do vậy, với khái niệm "định vị", bám vào cái cũ, cái sẵn có trong tâm trí khách hàng để tận dụng nó và phát triển nó theo hướng các marketer mong muốn là một giải pháp, hay điểm sáng trong thời đại hiện nay. Các thông điệp sẽ được tối giản lại, chỉ thêm thắt chút sáng tạo, chọn đúng phân khúc thị trường, tập trung vào các mục tiêu hẹp là hiệu quả marketing sẽ cao hơn hẳn so với các giải pháp khác.
Hường Hoàng
Hiểu một cách cơ bản, làm content luôn gắn chặt chẽ với quá trình làm marketing . Nên từ marketing truyền thống cho tới digital marketing thì vai trò của content marketing luôn là quan trọng.
Trước tiên, hãy cố gắng phân biệt "content" là gì, "content marketing " là gì?
Theo định nghĩa tư Wikipedia thì "Content" xuất hiện nhiều trong các ngành xuất bản, truyền thông, nghệ thuật. Nó được hiểu là những thứ thông tin, trải nghiệm... trực tiếp hướng đến người dùng cuối hoặc khán giả mục tiêu. "Content" được diễn đạt thông qua các hình thức như text (bài viết, sách báo ) , image (hình ảnh), sound (nhạc), voice (bài phát biểu), video, phim ảnh ...."Content" được truyền tải thông qua các phương tiện (kênh) giúp tăng tính tương tác và trải nghiệm với khán giả bao gồm: internet, TV, audio, sách báo, tạp chí, sự kiện ...,
Content marketing chính là sự kết hợp của content được đặt trong bối cảnh phục vụ cho các mục tiêu marketing cho sản phẩm. Vì vậy, điểm khác biệt ở đây là các nội dung, các loại hình content (video , bài viết, hình ảnh, âm nhạc, phim ảnh...) ngoài việc hướng đến nhóm khán giả thông thường của nội dung, thì phải giải quyết được các mục tiêu - truyền tải thông điệp marketing - hướng tới giải quyết việc "call to action" cụ thể của sản phẩm.
Mục tiêu của việc làm content marketing khi đó phải giải quyết được nhu cầu của nhóm khán giả mục tiêu (là nhóm khán giả của nội dung & là khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng của sản phẩm) .
Với các định nghĩa đã nêu trên, thì rõ ràng việc làm content marketing không chỉ có ý nghĩa trên môi trường digital marketing & cũng không phải mới xuất hiện mới đây. Bản chất từ vài thập kỷ trước, trong quá trình làm quảng cáo (báo in, radio, TV) đã gắn liền với việc làm content (thông điệp, hình ảnh ...) Ngày nay, cùng với sự xuất hiện của nhiều phương tiện kỹ thuật số, công nghệ ngày càng phát triển thì "content" cũng trở nên đa dạng hơn với nhiều loại hình multi-media mới xuất hiện, hỗ trợ cho việc truyền tải nội dung tới khán giả mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn. Vai trò của content marketing trở nên rõ ràng hơn, các DN & nhãn hàng đầu tư cho việc làm nội dung nhiều hơn, tạo nên một xu hướng và khái niệm cụ thể là "content marketing"
Cần phân biệt giữa "content marketing" và quảng cáo:
- 1 video content marketing (hiện nay marketer đang dùng khái niệm là viral video) cần cân bằng được yếu tố nội dung (thông điệp xã hội, vấn đề, giải trí) với thông điệp sản phẩm
- Khác 1 commercial video (dạng quảng cáo) - tập trung vào nội dung quảng cáo - vào thông điệp sản phẩm là trước nhất.