Định nghĩa, phân loại, đặc trưng Đảng Chính Trị ?
kiến thức chung
(1) Đảng chính trị (ĐCT)là tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích chính trị của giai cấp, tầng lớp trong xh, liên kết những đại biểu thích cực nhất của giai cấp hay tầng lớp ấy, lãnh đạo họ đạt tới những mục đích hay lý tưởng nhất định
(2) Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp xh nhất định ( hay 1 nhóm xã hội) và thể hiện ( trong cương lĩnh và các văn bản khác ) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó
Đặc trưng cơ bản của Đảng chính trị
1. Đảng chính trị hình thành và hoạt động một cách tự giác khi sự nhận thức của con người ở trình độ cao về con đường để tới một mục đích nhất định. Đảng cính trị về cơ bản là một tổ chức tự nguyện là sự liên minh của những ngươi ưu tú cùng tư tưởng cùng nguyện vọng hoạt động chung trng một cương lĩnh, đường lối, lấy kỷ luật của Đảng để chi phối và ràng buộc
2. Đảng chính trị theo đuổi mục đích chính tị, nỗ lực gây ảnh hưởng chính trị rộng lớn trong xã hội, muốn giữ vai trò lãnh đạo trong đời sống chính trị xã hội. Mục tiêu đeo đuổi các ĐCT là giành và giữ chính quyền, sử dụng chính quyền làm công cụ để thưc hiện mục đích, mục tiêu chính trị. Vì vậy ĐCT là một tổ chức xã hội đặc biệt
3. ĐCT là bộ phận quan trọng cấu thành kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhưng ĐCT và nhà nước có sự khác nhau về cơ bản. Đảng là một tổ chức hoạt đọng bằng cách tuyên truyền, thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng của mình tập hợp những người ủng hộ đường lối của Đảng mình thành một lực lượng để giành và nắm chính quyền
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trường Tịnh Nhi