Định nghĩa chữ Hán
kiến thức chung
Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.
- Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.
- Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.
- Tên gọi “Hán tự” 漢字 xuất hiện sớm nhất là trong Kim sử, một bộ sách sử được biên soạn vào thời nhà Nguyên. Tuy nhiên khi đó “Hán tự” 漢字 không phải là một tên gọi phổ biến của chữ Hán. Chỉ cho đến thời cận đại (tại Trung Quốc đại lục lịch sử Trung Quốc cận đại thường được tính là từ năm 1840 đến năm 1949) tên gọi “Hán tự” 漢字 mới dần dần được biết đến và sử dụng rộng rãi.
- Tại Việt Nam, trước thời Pháp thuộc, người Việt thường chỉ gọi chữ Hán là “chữ” hoặc “văn tự”. Từ điển Việt-Bồ-La của A Lịch Sơn Đắc Lộ (thế kỷ XVII) đã giải nghĩa từ "chữ" của tiếng Việt bằng tiếng Bồ Đào Nha và La-tinh là chữ Trung Quốc. Từ “chữ” trong tiếng Việt là âm Hán Việt cổ của chữ “tự” 字, bắt nguồn từ âm đọc trong tiếng Hán thượng cổ của chữ này.
Tùng Công Minh