Định kiến xã hội có đáng sợ hay không?

  1. Tâm lý học

Gần đây mình có được nghe kể về một câu chuyện rằng, hôm đó là ngày cưới của chị gái đó và anh này, chị có mặc váy cưới hở lưng vô tình làm lộ ra hình xăm con mèo nhỏ xíu. Khi nhìn thấy hình xăm đấy, mẹ chồng chị đã bỏ về giữa đám cưới mặc cho họ hàng và quan viên 2 họ ở đó. Đến tối khi tiệc xong anh chị về nhà, mẹ chồng chị đã đuổi chị ra khỏi nhà vì không chấp nhận một người con dâu xăm trổ và chửi chị ấy ra khỏi nhà. Mặc dù chị đã hết lời giải thích và xin lỗi nhưng mẹ chồng chị vẫn không nghe và đóng sầm cửa lại.

Mọi người nghĩ sao định kiến xã hội vẫn còn đặt nặng như vậy?

Từ khóa: 

xã hội

,

tâm lý học

Một trong những kẻ thù lớn nhất của con người chính là “định kiến”. Nó là thứ cản trở hành trình đến thành công và hạnh phúc của bao người.“Định kiến” chính là những suy nghĩ, những đánh giá một cách cảm tính về cuộc sống và con người đã hằn thành ‘nếp’, đã trở nên mặc định bên trong não bộ trước khi ta kịp nhận thêm thông tin gì liên quan đến sự vật, sự việc ấy. Một con người có định kiến sẽ luôn nhìn đời dưới góc độ hạ thấp, tiêu cực, chủ quan, khô cứng, như đóng đinh chắc nịch chẳng thể đổi thay. Dưới cặp mắt định kiến tất cả những quan điểm mới mẻ khác với mình hay đối lập với mình đều không thể chấp nhận được.Định kiến là thứ tiêu cực nhưng lại có sức tồn tại lâu dài bởi nó thường bám rễ vào đám đông, lại có sức lây lan. Chúng ta cần tháo bỏ những “Định kiến bên trong mình”, vượt qua định kiến bản thân, ta sẽ nỗ lực kiện toàn cuộc sống. Cuộc sống tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ, đời sống hạnh phúc, tất cả tùy vào nỗ lực vượt rào của bạn.
https://cdn.noron.vn/2022/05/26/88613196704979609-1653534200.jpg
Cá nhân mình rất ghét định kiến, cực kì luôn! Bởi định kiến rất đáng sợ, nó có thể giết chết một con người, hoặc khiến họ dằn vặt mãi không thể buông bỏ. Có một tác phẩm văn học phản ánh rất rõ điều này, đó là "Chí Phèo" - Nam Cao. Thứ giết chết Chí là định kiến xã hội - thứ giết người không dao nhưng nó là tận cùng của đau khổ, bi thương. Chí Phèo không chỉ là một tác phẩm văn học nằm đơ trên trang giấy, không phải một sản phẩm hư cấu, mà Chí Phèo là đại diện cho một xã hội từ xa xưa cho tới tận ngày nay. Tha thiết mong rằng mỗi chúng ta hãy xóa bỏ định kiến, cái nhìn sai lệch của cá nhân lên người khác, nó là con dao vô hình gây tổn thương bất kì ai. Và mình cũng tha thiết mong mọi người hãy cố gắng vượt lên mọi định kiến ấy, để sống một cuộc đời an yên.
==
Trả lời
Một trong những kẻ thù lớn nhất của con người chính là “định kiến”. Nó là thứ cản trở hành trình đến thành công và hạnh phúc của bao người.“Định kiến” chính là những suy nghĩ, những đánh giá một cách cảm tính về cuộc sống và con người đã hằn thành ‘nếp’, đã trở nên mặc định bên trong não bộ trước khi ta kịp nhận thêm thông tin gì liên quan đến sự vật, sự việc ấy. Một con người có định kiến sẽ luôn nhìn đời dưới góc độ hạ thấp, tiêu cực, chủ quan, khô cứng, như đóng đinh chắc nịch chẳng thể đổi thay. Dưới cặp mắt định kiến tất cả những quan điểm mới mẻ khác với mình hay đối lập với mình đều không thể chấp nhận được.Định kiến là thứ tiêu cực nhưng lại có sức tồn tại lâu dài bởi nó thường bám rễ vào đám đông, lại có sức lây lan. Chúng ta cần tháo bỏ những “Định kiến bên trong mình”, vượt qua định kiến bản thân, ta sẽ nỗ lực kiện toàn cuộc sống. Cuộc sống tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ, đời sống hạnh phúc, tất cả tùy vào nỗ lực vượt rào của bạn.
https://cdn.noron.vn/2022/05/26/88613196704979609-1653534200.jpg
Cá nhân mình rất ghét định kiến, cực kì luôn! Bởi định kiến rất đáng sợ, nó có thể giết chết một con người, hoặc khiến họ dằn vặt mãi không thể buông bỏ. Có một tác phẩm văn học phản ánh rất rõ điều này, đó là "Chí Phèo" - Nam Cao. Thứ giết chết Chí là định kiến xã hội - thứ giết người không dao nhưng nó là tận cùng của đau khổ, bi thương. Chí Phèo không chỉ là một tác phẩm văn học nằm đơ trên trang giấy, không phải một sản phẩm hư cấu, mà Chí Phèo là đại diện cho một xã hội từ xa xưa cho tới tận ngày nay. Tha thiết mong rằng mỗi chúng ta hãy xóa bỏ định kiến, cái nhìn sai lệch của cá nhân lên người khác, nó là con dao vô hình gây tổn thương bất kì ai. Và mình cũng tha thiết mong mọi người hãy cố gắng vượt lên mọi định kiến ấy, để sống một cuộc đời an yên.
==
Thực ra định kiến được hình thành qua một quá trình lâu dài và có thể được truyền lại cho thế hệ sau thông qua các tập tục của cộng đồng. Lúc đầu có thể muốn giữ vị thế có lợi cho mình nên người ta đặt ra các luật lệ, quy tắc và có thái độ cảnh giác với một nhóm hoặc cộng đồng khác. Ví dụ, đàn ông luôn muốn giữ vị thế thống trị trong gia đình và xã hội nên đặt ra các quy tắc khắt khe với phụ nữ và tạo ra thái độ không tôn trọng phụ nữ. Từ đó hình thành định kiến giới và cứ thế định kiến giới tồn tại cho đến bây giờ thông qua các tục lệ và các quy tắc xã hội. Đôi khi, người ta thấy nó vô lý nhưng do nó tồn tại quá lâu đời nên đã ăn vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn vào tiềm thức của chính người bị định kiến. Mình thấy hiện nay suy nghĩ của mọi người đã thay đổi nhiều rồi, có nhiều người đã không còn hà khắc như vậy nữa, còn những người bị định kiến thì lại luôn lên tiếng khi thấy bị đối xử bất công. Tóm lại, định kiến không thể một sớm một chiều là có thể xoá bỏ được, mọi thứ đều cần có thời gian để thay đổi vậy nên hãy cố xử lý một cách thông minh nhất khi gặp phải tình huống như thế bạn nhé ^^

1 Câu đơn giản:
Không phải ai xăm mình cũng là giang hồ nhưng 100% giang hồ đều xăm mình.
Việc mẹ chồng nổi nóng cũng là chuyện bình thường.
Đây cũng là vấn đề về khoảng cách thế hệ khiến cho thế hệ ông bà cha mẹ ta không thích ứng kịp bởi lượng thông tin kiến thức trong 4 thập kỷ hòa bình qua còn nhiều hơn 200 năm trước đó cộng lại.
Khoa học càng phát triển đời sống càng nâng cao thì khoảng cách thế hệ càng xa và cũng từ đây định kiến xã hội giữa người trẻ và người già lại càng nhiều nên xảy ra nhiều mâu thuẩn.



Chuyện này làm mình nhớ đến một người chị họ của mình, chị ấy là người rất giỏi, mặc dù không học đại học, thế nhưng chị ấy đã rất chăm chỉ làm việc, hiện tại đang là giám đốc của một công ty lớn. Hồi chị ấy 23 tuổi, mình lúc đó vẫn đang học cấp 2. Mỗi lần về quê ăn Tết, cả nhà đều xúm lại giục chị ấy kết hôn: “Sang năm nữa đã là 25 tuổi rồi, đã đến độ tuổi chẳng ai muốn lấy nữa rồi!" " Lấy chồng muộn thế này, sẽ chẳng lấy được người tốt đâu." " Mọi người còn nghĩ là cháu phải có vấn đề gì mới muộn như vậy mà vẫn chưa kết hôn?". " Đừng kén chọn nữa, sao mà ai cháu cũng không ưng thế?".
Dưới dự thúc giục của gia đình, chị ấy đã vài lần định kết hôn, có một vài lần là do mẹ mình giới thiệu đối tượng. Mãi sau này, cuối cùng chị ấy cũng đã kết hôn... Những cô gái xung quanh mình cũng vậy. Mình cũng không dám bình luận về họ, mỗi người đều có những cách sống khác nhau. Chỉ có điều mình cảm thấy sợ nhất là, tất cả những định kiến về nữ giới, phần nhiều là đến từ chính những người thân trong gia đình. Đó là những cô gái đã kiên cường đối mặt với thế giới, nhưng lại không nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Mặc dù xã hội hiện đại dường như đã có cái nhìn bình đẳng hơn, nhưng những quan niệm hàng ngàn năm ở Trung Quốc có lẽ rất khó để nói bỏ là bỏ ngay lập tức. Cho đến bây giờ, vấn đề về bình đẳng giới, nữ quyền lẫn luôn là một chủ đề hot.
Con gái từ khi sinh ra đã phải đối mặt với rất nhiều định kiến, cái suy nghĩ con gái thì không nên chủ động. Nhưng mình cảm thấy, chỉ cần là điều mà trái tim cậu kiên định lựa chọn, hiểu được những gì cậu thân muốn làm, đã là một điều rất đáng tự hào, cậu muốn làm gì thì hãy cứ chủ động, đôi bên đều bình đẳng mà.
Hãy luôn có một mục tiêu kiên định, và kiên trì nỗ lực vì nó. Tất cả những điều này là do mình không muốn trở thành một người tầm thường, mình muốn đặc biệt giữa đám đông, không muốn vì tương lai khó đoán mà hoang mang. Mình cũng không muốn ở mãi trong vòng tròn an toàn của gia đình, không muốn giống như anh chị em của mình.
Có thể sau này mình sẽ không còn nhiều nhiệt huyết và can đảm như bây giờ, thế nhưng bây giờ mình chẳng có chút sợ hãi và e ngại nào, muốn làm gì đều cố gắng nỗ lực vì nó.
Mình mong các cậu đều chăm chỉ nỗ lực, mong thế giới sẽ đối xử dịu dàng với chúng ta.
Như cảm nhận của mình thì mình thường có xu hướng phòng thủ, co mình lại khi đối mặt với định kiến xã hội. Có thể bạn nói mình không đủ dũng cảm, hay trốn tránh. Nhưng khi mình đối mặt thì 1 cái áp lực to đùng khi mọi người đều nhìn vào mình. Lúc đó mình thật sự không biết làm sao cả. Theo ý mọi người hay theo ý mình đều khó cả. Dần dần mình chết lặng trước những lời chỉ trích. Ai nói xấu hay tốt vs mình thì mình cũng bơ ngoài tai. Không nghe , không nói, không nhìn, không so sánh. Đặt ra mục tiêu cố định rồi cứ bước đi . Đến lúc ngoảnh lại thì bạn bè, ae chẳng còn ai thân thiết. Lúc đó mình chỉ nc chia sẻ với đứa em gái. Thật may là có nó luôn lắng nghe và chia sẻ với mình. Có lúc mình ảo tưởng nếu như có ai đó luôn lắng nghe các chia sẻ của mình thì tốt biết bao. 

Văn hóa hình xăm đã tồn tại trong lịch sử của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi các nền văn hóa xích lại và hòa nhập cùng nhau, sự lan tỏa của nghệ thuật xăm hình đang ngày càng phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, văn hóa xăm mình đã có một lịch sử tồn tại lâu đời. Vào những thời kỳ lịch sử trước, xăm hình là tập tục văn hóa người Việt Nam, thể hiện sự hòa hợp của con người với thiên nhiên và là một hình thức làm đẹp của người đương thời. Còn ngày nay, do định kiến xã hội mà việc để lộ hình xăm khiến người ta không có mấy thiện cảm. Dù vậy, dáng vẻ bên ngoài chưa bao giờ là đủ và là yếu tố để nhận định, đánh giá con người.

Người ta hay nghĩ người đi xăm mình nếu không phải dân giang hồ thì cũng là “dân chơi mát trời” hoặc đang có tư tưởng “nổi loạn”. Nhưng có đi vào thế giới xăm trổ mới biết có... 1.001 nguyên nhân khác nhau khiến một người quyết định đi xăm mình. Tất nhiên, không thể loại trừ những động cơ không trong sáng. Như giới giang hồ thường dùng những hình xăm trổ để chứng minh cho “số má” của mình, hù dọa người khác. Hay có những thanh niên muốn trốn nghĩa vụ quân sự cũng đi xăm mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều người quyết định đi xăm mình vì những nguyên nhân rất ý nghĩa: như dùng hình xăm đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời, lưu lại một kỷ niệm về người thân yêu đã khuất... Và cũng không thể bỏ qua những người đi xăm đơn giản chỉ vì thật sự bị quyến rũ bởi loại hình nghệ thuật trang trí cơ thể này. Xét cho cùng, đó cũng là một sở thích hoàn toàn chính đáng.

Xăm hình không xấu nhưng định kiến xã hội có từ trước đây và do một số thành phần nên xăm hình trở nên xấu xí trong mắt mọi người. Mình không tán thành việc định kiến xã hội về việc xăm mình nhưng hãy xăm mình một cách văn minh, đừng hành động theo đua đòi, thích thì làm, văn hóa đó sẽ trở nên xấu hơn.

Nó đáng sợ vô cùng ví như giáo viên tự dưng k đc phép nổi nóng nơi đông người, k đc mặc bikini, váy ren đăng facebooks và lực lượng vũ trang ko được làm cơ số điều mà người bình thường ai cũng đc làm