Điều gì quyết định giá trị và tính nghệ thuật của các bức tranh trừu tượng?
Giả sử chúng được vẽ bởi một đứa trẻ thì liệu có còn ai khen chúng đẹp nữa không?
Tranh trừu tượng Interchange của họa sĩ Willem de Kooning có giá 300 triệu USD.
tranh
,tranh trừu tượng
,giá trị nghệ thuật
,nghệ thuật
Tất nhiên tôi không có ý chê bai gì câu hỏi đâu. Nhưng bất kì chủ đề hay giả thuyết nào xoay quanh câu hỏi: “điều gì quyết định giá trị của nghệ thuật” cũng tạo cảm giác hợm hĩnh (nghệ thuật không tồn tại giá trị nội tại, nên nếu ta đặt mức giá cho một tác phẩm thì nó không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa), hoặc ngả qua hơi hướng của chủ nghĩa hư vô (mọi thứ đều vô nghĩa, mọi thứ đều không có giá trị)
Ừ thì nghệ thuật không có giá trị nội tại, nhưng mà có cái gì có đâu? Suy cho cùng, tiền cũng chỉ là một khái niệm nhân tạo xuất phát từ xã hội con người, kiểu một dạng cấu trúc xã hội ấy? Và khi chính giá trị của tiền còn thay đổi liên tục, thì làm sao ta có thể xác định được giá trị của nghệ thuật?
Nhưng câu trả lời không nằm ở tiền, thưa mọi người! Nó nằm ở chúng ta.
Với tư cách là một tập thể, một xã hội, chúng ta quyết định tác phẩm nào sẽ được nhớ mãi và tác phẩm nào sẽ trôi vào lãng quên.
Nhưng đấy là chưa cân nhắc vị thế kinh tế/xã hội của người nghệ sĩ. Vì hiển nhiên, một nghệ thuật gia được đào tạo bài bản có thể giới thiệu tác phẩm của họ đến các đối tượng khách hàng giàu có và quyền lực hơn, từ đó, có khả năng sẽ được nhớ đến hơn những người đồng nghiệp cùng trang lứa, vốn dĩ cũng tài năng và giỏi giang như họ, nhưng không nhận được cơ hội tương tự vì nghèo khó hoặc do hoàn cảnh khó khăn khác!
Hoặc, ta cũng có thể cho rằng, giá trị của tác phẩm nằm ở tác động xã hội mà nó mang lại. Nếu nó có tầm ảnh hưởng lớn hơn, thì có lẽ, nó có giá trị hơn.
Nhưng nếu tính như vậy thì những bức tranh chân dung, tranh phong cảnh hay mấy cái bình hoa Hy Lạp cổ thì sao? Không phải khi đó mấy cái bình này cũng chỉ là những đồ gia dụng bình thường sao? Thế mà 3000 năm sau bỗng chốc chúng trở nên vô giá và được trưng bày ở viện bảo tàng! Vậy lúc mấy cái bình ấy vẫn còn là bình hoa, thì chúng không phải tác phẩm nghệ thuật, nhưng 3000 năm sau, đùng phát chúng trở thành nghệ thuật. Cái gì thay đổi? Cái bình thì vẫn là cái bình đó, bộ nó có ảnh hưởng xã hội nào đặc biệt lên xã hội đương đại sao? Không. Nhưng rồi nó vẫn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.
Vậy còn các phòng tranh và thị trường mỹ thuật đương đại thì sao? Ai là người ra giá cho tác phẩm này hoặc tác phẩm kia? Ai là người quyết định bức tranh nào sẽ được treo ở phòng trưng bày? Việc “được trưng bày ở phòng triễn lãm” có làm nên “nghệ thuật” không?
Nguyễn Thu Huyền
Tất nhiên tôi không có ý chê bai gì câu hỏi đâu. Nhưng bất kì chủ đề hay giả thuyết nào xoay quanh câu hỏi: “điều gì quyết định giá trị của nghệ thuật” cũng tạo cảm giác hợm hĩnh (nghệ thuật không tồn tại giá trị nội tại, nên nếu ta đặt mức giá cho một tác phẩm thì nó không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa), hoặc ngả qua hơi hướng của chủ nghĩa hư vô (mọi thứ đều vô nghĩa, mọi thứ đều không có giá trị)
Ừ thì nghệ thuật không có giá trị nội tại, nhưng mà có cái gì có đâu? Suy cho cùng, tiền cũng chỉ là một khái niệm nhân tạo xuất phát từ xã hội con người, kiểu một dạng cấu trúc xã hội ấy? Và khi chính giá trị của tiền còn thay đổi liên tục, thì làm sao ta có thể xác định được giá trị của nghệ thuật?
Nhưng câu trả lời không nằm ở tiền, thưa mọi người! Nó nằm ở chúng ta.
Với tư cách là một tập thể, một xã hội, chúng ta quyết định tác phẩm nào sẽ được nhớ mãi và tác phẩm nào sẽ trôi vào lãng quên.
Nhưng đấy là chưa cân nhắc vị thế kinh tế/xã hội của người nghệ sĩ. Vì hiển nhiên, một nghệ thuật gia được đào tạo bài bản có thể giới thiệu tác phẩm của họ đến các đối tượng khách hàng giàu có và quyền lực hơn, từ đó, có khả năng sẽ được nhớ đến hơn những người đồng nghiệp cùng trang lứa, vốn dĩ cũng tài năng và giỏi giang như họ, nhưng không nhận được cơ hội tương tự vì nghèo khó hoặc do hoàn cảnh khó khăn khác!
Hoặc, ta cũng có thể cho rằng, giá trị của tác phẩm nằm ở tác động xã hội mà nó mang lại. Nếu nó có tầm ảnh hưởng lớn hơn, thì có lẽ, nó có giá trị hơn.
Nhưng nếu tính như vậy thì những bức tranh chân dung, tranh phong cảnh hay mấy cái bình hoa Hy Lạp cổ thì sao? Không phải khi đó mấy cái bình này cũng chỉ là những đồ gia dụng bình thường sao? Thế mà 3000 năm sau bỗng chốc chúng trở nên vô giá và được trưng bày ở viện bảo tàng! Vậy lúc mấy cái bình ấy vẫn còn là bình hoa, thì chúng không phải tác phẩm nghệ thuật, nhưng 3000 năm sau, đùng phát chúng trở thành nghệ thuật. Cái gì thay đổi? Cái bình thì vẫn là cái bình đó, bộ nó có ảnh hưởng xã hội nào đặc biệt lên xã hội đương đại sao? Không. Nhưng rồi nó vẫn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.
Vậy còn các phòng tranh và thị trường mỹ thuật đương đại thì sao? Ai là người ra giá cho tác phẩm này hoặc tác phẩm kia? Ai là người quyết định bức tranh nào sẽ được treo ở phòng trưng bày? Việc “được trưng bày ở phòng triễn lãm” có làm nên “nghệ thuật” không?
Quang Anh
Đồ này cũng giống chơi cây, chim hay lan,.. thôi. Giá của nó khá ảo, và không hoàn toàn phải tương ứng với giá trị nghệ thuật của nó. Dù sao thì tìm hiểu về chúng cần thật sự nhiều thời gian và công sức cũng như sự rèn luyện giác quan đến mức tinh tế, bén nhạy! Một bức tranh trừu tượng rất khác một bức vẽ vớ vẩn, tuỳ tiện và vô nội dung, dù hình thức hệt nhau.
Lê Đức