Điều Gì Diễn Ra Trong Hệ Thần Kinh Khi Chúng Ta Thiền?
Khi bắt đầu vào thiền định với trạng thái tĩnh lự, thì não bộ và hệ thần kinh của chúng ta vận hành theo một hướng khác. Trong trạng thái này, cơ thể chúng ta tiết ra chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter) là Dopamin; đây là chất dẫn truyền quan trọng trong quá trình chúng ta khao khát, vui sướng, hạnh phúc.
Dopamin gây khao khát sâu sắc, như khi chúng ta sử dụng rượu hay ma tuý thì cơn lũ Dopamin được giải thoát ngay lập tức, và chính khao khát “ tôi muốn tiếp tục duy trì trạng thái này” hay “tôi muốn thêm chất này” thường dẫn đến việc nghiện ngập; nên sâu xa đằng sau chứng nghiện rượu hay ma tuý là việc khao khát duy trì trạng thái hoan lạc không đau khổ.
Nhưng còn kì lạ hơn, khi các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng, Dopamin cũng xuất hiện khi chúng ta thiền định. Năm 2002, các nhà thần kinh học và bác sĩ Đan Mạch (Kjaer và đồng sự, 2002) đã tiến hành thực nghiệm với những người đang hành thiền khi xem xét việc Dopamin xuất hiện và phân bố thông qua phương pháp phương pháp chụp cắt lớp bức xạ positron (PET – Positron Emission Tomography) đối với não bộ người đang thiền (Yoga Nidra Meditation). Kết quả thu được, là lượng Dopamin khoảng 65% mức chuẩn.
Ở mức độ này, thường chỉ xuất hiện ở những mức độ tâm thần phân liệt sâu sắc rõ rệt, song, các nhà khoa học lại chỉ ra rằng sức khoẻ của người thực hành thiền hoàn toàn khoẻ mạnh và không bị nghiện như dưới tác động ma tuý. Kết quả nghiên cứu này, không khỏi khiến chúng ta có liên tưởng đến trạng thái hỉ lạc đạt được trong khi thực hành thiền định khi được trải nghiệm.
[1]
“Increased dopamine tone during meditation-induced change of consciousness” Troels W Kjaer, Camilla Bertelsen, Paola Piccini, David Brooks, Jørgen Alving, Hans C Lou (2002)
Kha Nguyen
Tuyết Liên
Ích lợi của thiền dưới ánh sáng khoa học. Hoan hỷ với bài chia sẻ của bạn _()_