Điện Biên Phủ - Một chiến thắng chấn động địa cầu: Phần 02: Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh

  1. Lịch sử

... [tiếp phần thứ 01]

Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, cuộc chiến tranh Đông Dương, thực dân Pháp là người biết rõ tình hình như thế nào. Chi phí cho cuộc chiến liên tục tăng lên và phải nhờ đến sự giúp đỡ của Mỹ về mặt tài chính. Tuy nhiên, thực dân Pháp vẫn muốn kết thúc chiến trang trong danh dự. Do đó khi lên làm Thủ tướng, Joseph Laniel đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại rất rõ rệt. Trong chính sách đối nội, ông đề cập đến việc thương lượng để đủ phiếu tính nhiệm trong Quốc hội, mặt khác xoa diệu nhân dân Pháp đấu tranh. Về đối ngoại, bản thân ông và chính phủ vẫn hy vọng mạnh mẽ hơn nữa việc viện trợ của Mỹ, bởi cuộc chiến tranh Đông Dương đóng một vai trò là góp phần bảo vệ “thế giới tự do” chống lại các cuộc tiến công của thế giới cộng sản(1).

dienbienphuI- Tuong Henri Nava (1898-1983)


Tướng Henri Navarre

Để thực hiện những mong muốn đó, ngay khi lên nắm quyền, Joseph Laniel đã cử tướng Henri Navarre làm tổng chỉ huy quân đội Pháp Đông Dương. Sau gần hai tháng ở Đông Dương (2), nghiên cứu, bàn kế hoạch với người tiền nhiệm Salan (3), tướng Henri Navarre đã đưa ra kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương và trình bày trước Chỉnh phủ và quân đội của Pháp vào tháng 7 năm 1953 tại điện Elysée. Nội dung báo cáo đã được trình bày như sau:

Một là yếu tố chính trị, xác định lại mục đích chính trị đó là áp đặt lại chế độ thuộc địa ở Đông Dương, xác định rõ ràng công thức “nền độc lập của các quốc gia liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp”

Hai là yếu tố quân sự, Navarre phán đoán phương hướng sắp tới đồng bằng Bắc Bộ là hướng tấn công bất ngờ, Việt Minh có thể xuất phát từ Bắc Bộ phối hợp với lực lượng ở liên khu V, tấn công Tây Nguyên và miền Nam Đông Dương, uy hiếp thượng Lào.

Từ các yêu tố trên, tướng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã đề ra phương hướng hoạt động, cụ thể 02 bước:

Bước 01: Duy trì thế phòng ngự chiến lược ở Bắc vĩ tuyến 18, giữ vùng đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ thượng Lào, xây dựng lực lượng tổng dự bị để tấn công khu vực miền Nam

Bước 02: Từ mùa thu năm 1954 thực hành tổng giao chiến trên chiến trường miền Bắc. Từ đó, buộc chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp và kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Bên cạnh việc đưa ra phương pháp hoạt động, trong đề án còn đề ra những biện pháp thực hiện. Mặc dù vẫn có những ý kiến không đồng tình hay bỏ phiếu trắng, hơn 300 đại biểu đã thông qua. Chính sách này cũng được quan chức Hoa Kỳ và Pháp đều tin tưởng, họ cũng hi vọng rằng chí ít cũng giành được thế hòa. Đây cũng là chính sách hao tốn nhiều tiền của và con người.

Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là sự ảnh hưởng từ kế hoạch của Navarre. Bởi lúc đó, lực lượng quân đội phía Tây Bắc nhiều sơ hở, do tập trung quân ở khu vực Bắc Bộ, cũng như trước đó, quân đội Việt Minh đã có nhiều thành công trong cuộc tiến công giải phóng khu vực Thượng Lào đã ít nhiều khích lệ tinh thần quân dân. Trong bối cảnh đó, vào tháng 11 năm 1953, lực lượng quân đội cnhân dân Việt Nam cử đại đoàn 316 tiến quân vào Lai Châu lần thứ II. Trước tình hình, quân đội Pháp tránh mất thể chủ động ở chiến trường, Navarre đã chủ động chỉ huy quân đội Pháp phân tán lực lượng ở Bắc Bộ, chiếm Điện Biên Phủ nhằm tạo lá chắn bảo vệ các vị trí của Pháp ở Thượng Lào, mong muốn tạo bàn đạp vững chắc ở khu vực Tây Bắc, uy hiếp Việt Minh, ngăn chặn và giảm bớt sức tiến công của quân chủ lực Việt Minh đánh vào phòng tuyến Bắc Bộ.

Thực hiện những ý đồ trên, ngày 20 tháng 11 năm 1953, tướng Gilees chỉ huy bắt đầu cuộc hành quân Hải Ly (Castor) đánh chiếm Điện Biên Phủ, hai tiểu đoàn quân dù được thả xuống lòng chảo, tiếp theo là 04 tiểu đoàn quân dù và 01 đại đoàn công binh xuống Điện Biên Phủ. Điều động từ Trung Bộ tăng viện cho Trung Lào, quân Pháp đánh chiếm các khu vực Tây Bắc Việt Nam, xây dựng phòng tuyến sông Nâm Hu nối liền Thượng Lào với Điện Biên Phủ. Việc chọn ngày 20/11 đưa lực lượng chiếm đóng khu vực Điện Biên Phủ, được tướng Navarre giải thích như sau: “Đó là thời điểm được xem là còn đủ thời gian triển khai lực lượng một cách vững chắc trước khi binh đoàn tác chiến Việt Minh toàn diện”. Từ điều động binh, những lời giải thích của Mavarre cho thấy ý đồ bao vệ Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào của thực dân Pháp đã hiện rõ, ngăn chặn quân và dân Việt Nam Dân chủ cộng hòa giải phóng Tây Bắc và tiến quân sang Thượng Lào. Cũng trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1953, quân Pháp tiếp tục tăng cường viện binh với 09 tiểu đoàn bộ binh và 03 tiểu đoàn pháp binh. Các lực lượng nhảy dù xuống Điện Biên Phủ được đẩy lên thành binh đoàn tác chiến GONO. Đến giữa tháng 12 năm 1953, tổng số quân Pháp là 12 tiểu đoàn(4), hình thành một tập đoàn cứ điểm lớn. Sự tăng cường như vậy do ảnh hưởng từ sự thất bại nặng nề ở Lai Châu (5). Sau thất bại đó, tướng Navarre tiếp tục điều động 03 tiểu đoàn bộ binh, một đại đội xe tăng nhẹ, nâng tổng số quân Pháp lên thành 12.000 quân, sau đó tăng thành 16.000 quân, 7 đại đội (6) bộ binh, 03 đại đội pháo, 01 đại đội xe tăng nhẹ, 01 đại đội vận tải, 300 máy bay vận tải tiếp tế. Việc tiến hành xây dựng và tăng cường viện trợ cho Điện Biên Phủ đã biến nơi này trở thành nơi tập trung quân số 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ, cho thấy sự thất bại bước đầu của kế hoach Navarre được sự tín nhiệm cao của Quốc hội và chính khách Pháp - Mỹ.

150410.dien2.2.jpg.dinbienphu.01


Điện Biên Phủ giờ đây trở thành một tập đoàn cứ điểm do Pháp thực hiện và có sự viện trợ từ phía Hoa Kỳ. Các tướng Pháp bố trí thành ba phân khu, mỗi phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng. Khu vực cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành làm ba phân khu, cụ thể:

Một là phân khu trung tâm Mường Thanh. Đây là nơi tập trung phần lớn lực lượng và bố trí thành 05 trung tâm đề kháng (7): Bản Kéo, Tây sân bay, Đồi C, Nam sân bay, Đồi A. Các trung tâm này bao bọc các cơ quan chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và hậu cần, đồng thời bảo vệ lực lượng cơ động mạnh mẽ, sẵn sàng phản kích các hướng tiến công của ta. Các điểm cao phía đông A1, C1, D1, E1 là khu vực phòng ngự quan trọng nhất của phân khu trung tâm

Hai là phân khu Bắc. Phân khu gồm 02 trung tâm đề kháng là Độc lập và Him Lam (8) để bảo vệ phân khu trung tâm trên hướng từ Lai Châu, Tuần Giáo đến Điện Biên Phủ và bảo vệ phía Bắc sân bay Mường Thanh

Ba là phân khu Nam. Đó là trung tâm đề kháng Hồng Cúm (9), cách 7km về phía Nam, có nhiệm vụ ngăn chặn quân Việt Minh từ phía Nam lên và chi viện hỏa lực pháo binh cho phân khu trung tâm và giữ liên lạc giữa Điện Biên - Thượng Lào

Mỗi cứ điểm đều có hàng rào dây thép gai, dày từ 50 đến 75m bao quanh từng điểm tựa bên trọng cụm, dùng để ngăn chặn các hành lang mà đối phương có thể xâm nhập vào, chướng ngại vật được củng cố bằng những bãi mìn, bộc phá, napalm (10)

Việc huy động binh lực mạnh và hình thức phòng ngự theo kiểu tập đoàn, ta thấy được kế hoạch xây dựng tập đoàn cứ điểm của tướng Navarre nhằm bảo vệ những vùng Tây Bắc và thu hút lực lượng của quân đội nhân dân Việt Nam vào trận chiến này. Với cách phân bổ binh lực và bảo vệ vững chắc, một lần nữa, các chính khách của Pháp và Hoa Kỳ đều đánh giá cao về tập đoàn cứ điểm, bên cạnh đó, họ còn tự tin khẳng định đó là “một pháo đài bất khả xâm phạm”. Trước binh lực mạnh và cách bố trí kín, quy củ, điều đặt ra cho Đảng và Bộ Chi huy quân sự lúc bấy giờ đề ra chiến lược phù hợp để có thể giải quyết tập đoàn cứ điểm này.

[còn tiếp]

Linh CK

-----------------

(1) Sđd. Trần Ngọc Long, 2014. Từ tư tưởng “đánh chắc thắng” đến quyết định thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Điện Biên Phủ (Những vấn đề lịch sử), tập 1. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - Trang 356.

(2) Lưu ý Navarre đã qua Đông Dương trước khi Pháp thay đổi chính phủ

(3) Raoul Albin Louis Salan người việt thường gọi Xalăng (10 tháng 6 năm 1899 - 3 tháng 7 năm 1984) là một Đại tướng quân đội Pháp, từng là tổng tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc. Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Chiến tranh Đông Dương vào (1952-1953). Salan là một trong bốn vị tướng trong Chiến tranh Algérie, tổng tư lệnh tại Algeria. Ông tham gia trong cuộc đảo chính Algérie năm 1961 (Putsch d'Alger ) và sau đó thành lập Organisation de l'armée secrète (Tổ chức quân đội mật).

(4) Tiểu đoàn (thuật ngữ tiếng Anh: Battalion) là đơn vị nhỏ của tổ chức đơn vị quân đội, gồm 600-1500 lính, phân ra nhiều đại đội. Chỉ huy tiểu đoàn là trung tá. Nhiều tiểu đoàn kết hợp thành một trung đoàn hay lữ đoàn.

(5) Chiến dịch Tây Bắc (từ 14 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1952) là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) trên hướng Tây Bắc Việt Nam nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng một bộ phận đất đai, làm thất bại ý đồ của thực dân Pháp lập "Xứ Thái tự trị". Trận Nà Sản, 11 tiểu đoàn QĐNDVN ồ ạt tấn công vào hai đồn chính bảo vệ Nà Sản. Từ 9 giờ đêm đến 7 giờ sáng, nhờ thời tiết tốt nên máy bay Pháp thả pháo sáng khắp trận địa, liên tiếp ném bom và bắn pháo liên thanh xuống vị trí QĐNDVN, đồng thời các giàn đại bác nhả đạn xung quanh đồn, ở trong đồn thì lính cố sức cầm cự, QĐNDVN thiệt hại nhiều mà không chiếm được đồn. Trung đoàn 209 đánh Bản Vây cũng không kết quả. Trời sáng, Pháp dùng máy bay oanh tạc và bắn trên 5.000 quả đạn pháo để cứu nguy cho các cứ điểm. Đến sáng, QĐNDVN rút lui. Ngày 02 tháng 12 năm 1953, không quân Pháp thả dù tăng cường thêm cho Nà Sản hai tiểu đoàn, quyết giữ tập đoàn cứ điểm này. Những ngày sau, QĐNDVN biết là vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ, nếu tiếp tục tấn công thì bất lợi. Trước những khó khăn mới nảy sinh, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch Tây Bắc, QĐNDVN rút lui khỏi Nà Sản không trở lại nữa.

(6) Đại đội (Tiếng Anh:Company) là đơn vị của tổ chức đơn vị quân đội, gồm khoảng 50-100 lính, chia thành 3 đến 5 trung đội. Chỉ huy đại đội là đại úy với hạ sĩ quan phụ tá. Hai ba đại đội kết hợp thành một tiểu đoàn.

(7) Tên tiếng Pháp của 05 trung tâm này: Anne-Meria, Claudien, Huguette, Dominique, Elliane.

(8) Tên tiếng Pháp của 02 trung tâm: Gabrielle và Beatrice

(9) Tên Tiếng Pháp của Trung tâm Hồng Cúm: Isabelle

(10) Napan (tiếng Anh: Napalm) là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, napan là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy.

Từ khóa: 

lịch sử

,

chiến thắng điện biên phủ

,

khoa lịch sử hcmue

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử